Để quá trình sinh nở và sau khi sinh diễn ra thuận lợi và an toàn, mẹ bầu nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể từ 2 đến 3 tháng trước khi sinh, gồm tất tần tật mọi thứ từ vật chất đến tinh thần, như chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, chế độ tập thể dục thích hợp, đồ dùng cho mẹ và bé đầy đủ, bệnh viện dự định sinh và cả tâm lý, tinh thần của mẹ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt những ngày gần cuối. Dưới đây thuocthang.com.vn mời các bạn cùng tham khảo danh sách những đồ cần phải chuẩn bị trước sinh dưới đây.
Để quá trình sinh nở và sau khi sinh diễn ra thuận lợi và an toàn, mẹ bầu nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể từ 2 đến 3 tháng trước khi sinh, gồm tất tần tật mọi thứ từ vật chất đến tinh thần, như chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, chế độ tập thể dục thích hợp, đồ dùng cho mẹ và bé đầy đủ, bệnh viện dự định sinh và cả tâm lý, tinh thần của mẹ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt những ngày gần cuối. Dưới đây thuocthang.com.vn mời các bạn cùng tham khảo danh sách những đồ cần phải chuẩn bị trước sinh dưới đây.
CHUẨN BỊ ĐỒ ĐI SINH CHO MẸ VÀ BÉ
Vào khoảng tháng thứ 6 - 7, mẹ bầu nên bắt đầu lên kế hoạch sắm sửa đồ dùng cho mẹ và bé, đặc biệt là giỏ đồ đi sinh cho vài ngày ở nhà hộ sinh.
Đồ đi sinh cho mẹ và bé thật ra không nhiều và khó nhớ, nhưng nếu mẹ không biết cách sắp xếp chúng thành từng nhóm riêng thì thật sự khi nhìn vô danh sách gồm một loạt các đồ dùng, mẹ sẽ bị rối mắt và hoang mang, không thể nhớ hết mọi thứ, dẫn đến khi chuẩn bị lại thiếu lên thiếu xuống.
Thậm chí có nhiều mẹ đã chuẩn bị xong xuôi hết rồi, vẫn thi thoảng lôi ra kiểm tra lại vì không an tâm. Với danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé được phân ra thành từng nhóm riêng biệt dưới đây, hi vọng các mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng và bớt áp lực hơn mỗi khi nhắc đến việc "chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé".
1. Đồ Dùng Cho Mẹ
- Quần áo: 1 bộ mặc lúc xuất viện. Mẹ nên mang theo loại rộng rãi, thoáng mát, có thể sử dụng đồ bầu trước khi sinh nhé. Mẹ không cần chuẩn bị nhiều quần áo khi nằm viện bởi vì bệnh viện sẽ chu cấp đầy đủ, tuy nhiên nếu muốn thoải mái hơn thì có thể chuẩn bị thêm một số bộ đồ của mình. Chú ý chọn kiểu áo gài nút ở phía trước, tránh kiểu áo chui đầu vì sẽ gây ra bất tiện khi cho bé bú. Đồng thời, thay vì mặc quần, mẹ nên mặc váy để tiện cho bác sĩ thăm khám nhé.
- Băng vệ sinh cho mẹ sau khi sinh: 2 gói. Lượng dịch lúc này vẫn khá nhiều, mẹ nên chọn loại băng dày và có kích cỡ lớn để ngăn dịch tràn ra ngoài.
- Quần lót giấy: 2 gói. Mẹ nên mua quần lót giấy cho tiện khi nằm ở bệnh viện, xài một lần rồi vứt luôn, đỡ nhọc công giặt và phơi.
- Miếng lót thấm sữa: 1 hộp. Phòng những ngày đầu sữa về nhiều, mẹ nên chuẩn bị cả vật dụng này để tránh sữa dây ra áo làm ướt áo.
- Áo ngực cho bé bú: 3 cái. Đây là vật dụng cần thiết để thuận lợi khi cho bé bú, mẹ nên chọn loại chất lượng để có thể dùng sau khi về nhà.
- Bông gòn vô trùng: 1 gói
- Dầu khuynh diệp, dầu tràm: 1 chai
- Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, gương lược, cột tóc, sữa tắm, dầu gội đầu.
2. Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Vào Mùa Đông:
Mùa đông thời tiết lạnh, có thể kèm theo mưa phùn nên giỏ đồ chuẩn bị cho bé sẽ có thêm nhiều đồ giữ ấm, cần thêm chăn ủ và quần áo nhiều hơn. Danh sách đồ sơ sinh cho bé vào mùa đông dưới đây là gợi ý cho các mẹ tham khảo:
- Quần áo trẻ sơ sinh (3 bộ): Khi ở viện, thường thì bé sẽ dùng tất cả đồ của bệnh viện nhưng để đề phòng trường hợp bé thường xuyên tè, ị, trớ sữa… mẹ vẫn nên chuẩn bị thêm đồ từ nhà mang đi. Nếu sinh mổ, chị em có thể phải ở bệnh viện thời gian dài hơn nên cần chuẩn bị thêm đồ cho bé.
- Chăn cho bé (2 chăn): Mặc dù ở khá viện ấm áp nhưng mẹ vẫn nên đắp riêng chăn cho bé kẻo khi mẹ rời giường, bé có thể bé bị lạnh.
- Tã lót (5-7 cái): Trẻ sơ sinh có thể tè 12 lần trong ngày vì vậy mẹ nhớ chuẩn bị tã giấy loại dùng cho trẻ sơ sinh, tã vải loại dán hoặc tã chéo.
- Băng rốn: 3 bộ.
- Mũ, bao tay chân: khoảng 3-5 bộ. Bao tay chân của bé mẹ nhớ lộn trái, cắt hết những sợi chỉ thừa. Đã từng có trường hợp bé bị chỉ thừa của những bao tay chân này quấn quanh tay siết chặt dẫn đến hoại tử ngón tay.
- Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau cho bé và lau ngực cho mẹ.
- Sữa cho bé: Nếu sữa mẹ chưa thể về ngay, các mẹ có thể xin sữa các sản phụ khác hoặc mua sẵn sữa ngoài cho em bé bú trong lúc đợi sữa về.
- Các đồ dùng khác: rơ lưỡi, dụng cụ lấy ráy tai cho bé, tấm lót chống thắm, kem chống hăm, ly nước nhỏ và muỗng inox dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ chú ý không được dùng những muỗng mỏng có thể làm rách miệng của bé.
3. Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Vào Mùa Hè:
Mùa hè thời tiết ấm áp, đồ cho bé cũng thường là những bộ quần áo thoáng mát, mềm mại, chăn ủ cũng là loại khá mỏng và mềm. Các mẹ cùng tham khảo danh sách dưới đây nhé:
+ Mũ thóp: 03 cái
+ Mũ mềm: 03 cái
+ Bao tay, bao chân: 05 bộ
+ Khăn mặt xô: 10 cái
+ Khăn mặt bông: 02 cái
+ Chăn cotton mỏng: 01 cái (đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang về nhà nếu lạnh)
+ Tã giấy sơ sinh: 01 gói
+ Giấy lót phân su: 01 hộp
+ Giấy ướt: 01 gói
+ Gối vỏ đỗ: 01 bộ (gối đầu và gối chặn)
+ Sữa cho trẻ sơ sinh (400g):01 hộp (cho bé dùng nếu mẹ chưa có sữa)
+ Bình sữa 60ml: 01 cái (dùng để pha sữa, một số BV không cho bé bú bình)
+ Cốc + thìa nhỏ:01 bộ (bón sữa cho bé)
+ Thìa inox dài: 01 cái (dùng để khuấy sữa khỏi vón)
+ Bình nhựa to, nắp kín: 01 cái (để tiệt trùng bình sữa)
+ Chậu tròn nhỏ: 01 cái
+ Kem chống hăm: 01 tuýp (có thể dùng cho mẹ nếu bị nứt cổ gà)
+ Thuốc nhỏ mắt mũi sơ sinh: 01 lọ (Natri Clorid 0,9%)
+ Băng rốn: 01 túi
+ Rơ lưỡi: 01 túi
+ Áo sơ sinh cotton:01 cái (mặc lúc về, trong viện dùng đồ của bệnh viện)
+ Áo len mỏng cài khuy: 01 cái (mặc lúc về nếu trời nhiều gió)
+ Khăn voan mỏng (trắng): 01 cái (dùng lúc về)
+ Tã chéo: 01 cái (mặc lúc về)
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CHO NGƯỜI NHÀ ĐI CÙNG CHĂM BÉ VÀ MẸ
Không chỉ có mẹ mà gia đình đều rất lo lắng, hồi hộp cho ca sinh nở. Có thể là bố hay bà ngoại, bà nội bé... sẽ chăm sóc mẹ và bé trong những ngày lưu lại bệnh viện sau sinh. Hãy chuẩn bị một số vật dụng để dành cho "hậu phương vững chắc" này:
- 1-2 bộ quần áo để thay đổi.
- Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt...
- Dép đi trong nhà.
- Thức ăn nhẹ phòng khi đói bụng giữa đêm khi chăm sóc hai mẹ con.
- Máy ảnh, máy quay, điện thoại di động... để lưu lại những khoảnh khắc quý giá khi đón bé yêu chào đời.
CHUẨN BỊ GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI NHẬP VIỆN
Giấy tờ nhập viện rất quan trọng, nhất là với các mẹ hưởng chế độ sinh theo BHYT thì không nên quên bất cứ các loại giấy tờ nào dưới đây.
- Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.
- Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.
- Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.
DANH SÁCH CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CHO MẸ VÀ BÉ SAU KHI XUẤT VIỆN VỀ NHÀ
Giỏ đồ đi sinh cho mẹ chỉ bao gồm những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé khi nằm ở viện với số lượng vừa đủ nhằm tránh việc mang vác cồng kềnh gây mệt mỏi cho mẹ và người thân.
Khi trở về nhà, mẹ cần chuẩn bị thêm một số vật dụng khác nữa với số lượng nhiều hơn để bé dùng đủ vào những tháng tới. Khoảng tháng thứ bảy của thai kỳ mẹ nên bắt tay vào công cuộc mua sắm đầy đủ danh sách đồ dùng này nhé, hoặc có thể chia thành từng đợt để có sự chọn lựa kỹ càng hơn.
1. Chuẩn Bị Đồ Dùng Cho Bé Sơ Sinh
- Quần áo cho bé sơ sinh: Mẹ không cần chuẩn bị nhiều quần áo cho bé vì các bé sơ sinh rất mau lớn. Chỉ cần mua khoảng 3 cái áo size nhỏ, 5 cái size lớn, 10 – 20 cái quần dài (bé đi tè và ị nhiều lần trong ngày nên cần chuẩn bị với số lượng khá nhiều để tránh không có cho bé dùng, đặc biệt mùa lạnh). Đối với áo, nên chọn loại cài nút hoặc buột dây để cởi ra và mặc vào dễ dàng, tránh loại tròng qua đầu vì cổ bé sơ sinh lúc này còn non và yếu. Chọn vải cotton mềm mại, thấm hút tốt, màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng để tránh phẩm màu gây kích ứng da bé. Cắt hết chỉ thừa trên quần áo để bảo đảm an toàn tối đa cho bé.
- Áo gile: 3-5 cái, dùng để khoác thêm cho bé khi trời lạnh
- Áo liền quần: giữ ấm bụng cho bé, chỉ nên dùng khi bé được hơn 1 tháng tuổi vì trước đó bé hay đi tè và ị, khiến mẹ sẽ phải thay ra cả bộ rất mất công.
- Tã vải (dán 2 bên): 5-10 cái cỡ nhỏ, 5-10 cái cỡ tiếp theo
- Miếng lót sơ sinh: 1 gói tã newborn 1 (bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2.
- Tả bỉm: dùng để mặc khi đi ngủ, đi ra ngoài chích ngừa: 2 gói
- Bao tay, bao chân: 5 bộ
- Yếm: 5 cái, vừa giữ ấm cổ vừa giữ vệ sinh cho bé khi ăn
- Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái
- Khăn lông lớn: dùng để quấn người bé, kê đầu cho bé nằm, lau khô sau khi tắm xong: hơn 10 cái
- Khăn sữa nhỏ, mềm: chuẩn bị với số lượng nhiều dùng để lau mặt, mũi, người cho bé, lau bầu ngực cho mẹ…, khoảng 20 – 30 cái với số lớp khác nhau tùy vào nhu cầu của mẹ và bé.
- Miếng lót chống thấm: 10 cái, gồm 1 lớp khăn dính liền với 1 lớp nilong không thấm nước, dùng để kê dưới mông bé lúc thay tã hoặc lúc bé ngủ để tránh làm ướt và bẩn giường.
- Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn, dùng để khoác cho bé khi đi ra ngoài chích ngừa hay thăm họ hàng.
- Bình sữa, núm vú cao su mềm: 2 bình, 2 núm, 1 bình cỡ nhỏ dùng để bú những ngày đầu sữa mẹ chưa về kịp và 1 bình cỡ lớn hơn để dùng thời gian sau này.
- Cọ rửa bình sữa, nước rửa bình sữa
- Máy tiệt trùng bình sữa, máy hâm sữa, máy hút sữa: nếu có điều kiện mẹ nên sắm đầy đủ các loại máy này để đỡ vất vả và tiết kiệm thời gian.
- Ly uống nước, muỗng cho bé uống nước
- Hộp sữa cho bé sơ sinh, bình thủy
- Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới
- Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại cho bé lần 2 vì các bé còn nhỏ chưa thể tắm bằng vòi sen được
- Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau
- Chậu đựng đồ dơ
- Rơ lưỡi, băng rốn: Các mẹ nên chuẩn bị khoảng 5 hộp băng rốn, thay hàng ngày cho bé. Đây là vật dụng có tác dụng băng rốn bé và giữ ấm phần bụng trong những tháng đầu đời. Rơ lưỡi dùng để vệ sinh miệng cho bé, cần chuẩn bị khoảng 10 hộp.
- Khăn giấy ướt: 5 bịch, dùng để lau chùi mông bé mỗi khi bé xì xoẹt.
- Tăm bông: 1 hộp, dùng để lau tai bé sau khi tắm xong
- Bông gòn tiệt trùng: chuẩn bị với số lượng nhiều để vệ sinh mắt, rốn cho bé
- Nước muối sinh lý: nhỏ mắt, mũi cho bé sơ sinh: 10 lọ
- Ống hút mũi: dùng khi bé bị nghẹt mũi, hút dịch mũi cho bé
- Nhiệt kế: 1 cái đo nhiệt độ nước tắm và 1 cái đo nhiệt độ cho bé
- Cồn 70 độ: vệ sinh rốn khi rốn chưa rụng
- Kem chống hăm: tốt nhất nên dùng miếng lót kèm bôi kem chống hăm cho bé từ 1-2 tháng đầu đời, thời gian sau nên tập đi tè cho bé.
- Dầu gội, sữa tắm cho bé
- Chiếc rổ nhỏ để đựng sẵn các đồ dùng cần cho bé khi đi tắm, thay tã và để ngay đầu giường.
2. Đồ Dùng Cho Mẹ
Đồ dùng cho mẹ sau khi sinh và trở về nhà không nhiều và không có sự khác biệt với đồ dùng lúc đi sinh. Nếu cần mẹ có thể chuẩn bị thêm số lượng băng vệ sinh và bỉm quần nhé.
Không ít bà mẹ sau lần sinh con lần đầu rơi vào tình trạng “trầm cảm sau sinh” hoặc gặp các vấn đề khác về tâm lý do chưa chuẩn bị kỹ tâm lý để làm mẹ và quá dè dặt, e ngại trong đời sống thường nhật. Để đánh bay được những stress sau mang thai bạn cần năng động và chia sẻ nhiều hơn để giảm những áp lực không cần thiết cho bản thân mình. Bạn có thể chia sẻ những điều mình không hiểu, những điều khiến cho bạn cảm thấy áp lực cho mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc chính chồng của mình để được có lời khuyên tốt nhất. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể gặp chuyên gia tâm lý học hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có được những tư vấn phù hợp.
Tóm lại, sinh con đầu lòng là khoảng thời gian kỳ diệu nhất trong cuộc sống của bạn. Vì thế bạn hãy bỏ qua những kỳ vọng về cuộc sống gia đình mới, về thói quen ngủ nghỉ bú mớm của bé… và ra sức tận hưởng cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ mất đi một khoảng thời gian tuyệt diệu nhất đấy.
Hoàng Quyên
Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...
Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!