Chóng mặt là tình trạng người bệnh cảm thấy mơ hồ, cảm giác bản thân hay nhìn thấy đồ vật xung quanh chuyển động quay cuồng. Bệnh chóng mặt xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỉ lệ ngang nhau tùy theo thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, đối với người già thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn, chóng mặt ở người già có thể dẫn đến các tai nạn như chấn thương xương, khớp, sọ não…do va chạm, té ngã.
Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu cách phòng chống và chữa bệnh chóng mặt ở người già hiệu quả nhất, đã được nhiều người tin cậy và áp dụng. Các bạn cùng tham khảo và thực hiện nhé !
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÓNG MẶT THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Chóng mặt là sự biểu hiện của mất thăng bằng của cơ thể với ảo giác về sự di động, quay cuồng của mọi vật xung quanh. Rối loạn này tăng lên khi ngồi dậy, hoặc đi tới đi lui. Có nhiều nguyên nhân gây ra chóng mặt ở người già.
– Thứ nhất, chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế, xảy ra khi ta nghiêng đầu qua phải, qua trái, lúc nằm ngủ, hay mới ngủ dậy vào buổi sáng. Chóng mặt này xuất hiện nhanh, dữ dội, nhưng cũng giảm nhanh. Cũng có thể là do chấn thương đầu, viêm tiền tình do nhiễm siêu vi, hoặc có thể là nguyên nhân do viêm tai trong làm xuất hiện chóng mặt đột ngột và kèm theo nôn ói.
– Thứ hai là xây xẩm mặt mày, cảm giác loạng choạng muốn té ngã, kèm theo da xanh nhợt, buồn nôn. Nguyên nhân có thể là do giảm tưới máu lên não như hạ huyết áp tư thế (khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng chẳng hạn), hoặc do rối loạn nhịp tim.
– Thứ ba là mất thăng bằng làm cho con người có cảm giác đứng không vững. Nguyên nhân có thể là do mắc bệnh tai trong, do rối loạn thị giác, tổn thương thần kinh ngoại biên, do tác dụng phụ của thuốc an thần, thuốc ngủ…
– Thứ tư là đầu choáng váng, cảm giác đầu nhẹ, trống rỗng, hay có vật gì trong đầu. Nguyên nhân có thể là do bị căng thẳng, lo âu, rối loạn tiền đình. Phần lớn chóng mặt không rõ nguyên nhân (chiếm đến 50 – 70% trường hợp).
CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHÓNG MẶT Ở NGƯỜI GIÀ
Bệnh chóng mặt ở người già là một bệnh rất nguy hiểm vì vậy nếu khi thấy xuất hiện chóng mặt, buồn nôn thì cần cho các thành viên trong gia đình được biết để có cách xử lý kịp thời. Khi bị chóng mặt nên để cho người già nằm nghỉ, giữ nguyên tư thế, không nên ngồi dậy và đặc biệt là không cố gắn đi lại. Nếu người bệnh bị chóng mặt nhiều, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và cấp cứu kịp thời.
Khi không còn bị chóng mặt nữa thì nên đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa khám để xác định nguyên nhân nhằm có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Để phòng tránh bệnh chóng mặt thì nên đưa người già đi khám bệnh định kỳ, nhất là đối với những người mắc bệnh rối loạn tiền đình, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp,..rất cần được khám để phối hợp điều trị.
Nếu người bệnh bị chóng mặt do rối loạn tiền đình thì hiện nay Tây y đã có nhiều thuốc điều trị hiệu quả. Khi dùng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Khi đã mắc bệnh RLTĐ thì trong gia đình luôn có một số thuốc cần thiết mua theo đơn của bác sĩ khám bệnh để sử dụng khi cơn chóng mặt, buồn nôn tái phát.
Ngoài ra người bị bệnh chóng mặt nên vận động cơ thể thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác tuỳ theo sức khoẻ của mình và quan trọng hơn là tuỳ theo loại bệnh mà bản thân đang mắc phải.
Đối với người cao tuổi thì cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không tăng mỡ máu hoặc hạn chế tăng mỡ máu.
Với cách phòng và chữa bệnh chóng mặt ở người già trên đây của Thuocthang.com.vn hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc phòng ngừa phát hiện kịp thời và điều trị bệnh chóng mặt cho những người lớn tuổi trong gia đình mình. Các bạn nhớ truy cập thường xuyên Thuocthang.com.vn để có thêm những chia sẻ, những kiến thức hay và bổ ích khác về sức khỏe người già nhé.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.