Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến với biểu hiện: đau đầu, hồi hộp, buồn phiền, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi... Đây là một rối loạn tâm thần nhẹ, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Những triệu chứng của suy nhược thần kinh không đủ để gọi đây là một "bệnh tâm thần", nên gọi là một "trở ngại tinh thần" hoặc cụ thể hơn là "chứng suy nhược thần kinh".
Rối loạn tiền đình hiện là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống và hiện nay chứng bệnh này ngày càng phổ biến và rộng rãi. Mức độ bệnh lý có thể nặng hoặc nhẹ tùy theo thể trạng của mỗi người, có một số trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với người mắc bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả thì hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo một số thông tin bổ ích sau đây, hy vọng từ những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Đau đầu là bệnh lý nhiều người gặp phải nhưng chủ quan và thường không điều trị cho đến khi trở nặng. Theo sách Đông y, những bài thuốc dưới đây có thể giúp bạn phòng và điều trị đau đầu tại nhà hiệu quả nhanh
Chóng mặt là tình trạng người bệnh cảm thấy mơ hồ, cảm giác bản thân hay nhìn thấy đồ vật xung quanh chuyển động quay cuồng. Bệnh chóng mặt xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỉ lệ ngang nhau tùy theo thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, đối với người già thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn, chóng mặt ở người già có thể dẫn đến các tai nạn như chấn thương xương, khớp, sọ não…do va chạm, té ngã.
Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính, hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta thường gọi là đau đầu Migraine. Chứng đau nửa đầu là một hiện tượng rối loạn thần kinh gây ra sự đau đầu trong thời gian dài, có khả năng tái phát bất kỳ lúc nào và ở nhiều mức độ khác nhau.
Theo Tổ chức Y tế thế giới và (VN) , đau nửa đầu được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau. Kết quả khảo sát tại một số nước phát triển cho thấy, cứ 4 người bị đau nửa đầu thì có 1 người phải tìm đến các dịch vụ chăm sóc cấp cứu. Còn tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau một cách thường xuyên và buộc phải “gõ cửa” bác sĩ khi cơn đau đã quá sức chịu đựng.