Đau đầu là bệnh lý nhiều người gặp phải nhưng chủ quan và thường không điều trị cho đến khi trở nặng. Theo sách Đông y, những bài thuốc dưới đây có thể giúp bạn phòng và điều trị đau đầu tại nhà hiệu quả nhanh
MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ NHỨC ĐẦU DO NGOẠI CẢM
Nhức đầu do ngoại cảm được chia làm hai loại: do ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc trị.
Đau nhức đầu do ngoại cảm phong hàn: Người bệnh thường đau đầu, sợ lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Phép chữa là sơ phong tán hàn. Dùng một trong các bài thuốc:
tác dụng sau 4-6 phút.
Bài 1: tử tô, bạc hà, bạc chỉ, hành tăm mỗi vị 10g, gừng sống 6g. Sắc 1 nước cho uống, ngày 2 lần, sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích để uống.
Bài 2: Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g. Các vị tán bột, ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.
Nếu người bệnh ho có đờm trắng loãng, thêm hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, tô diệp 12g; bị tắc ngẹt mũi, chảy nước trong, thêm thương nhĩ tử 8g, tân di 6g; đau đỉnh đầu, thêm cảo bản 8g; có rêu lưỡi nhớt, lợm giọng, thêm trần bì 12g, bán hạ chế 12g; sợ lạnh nhiều, lợm giọng, thêm sinh khương 12g, tô diệp 12g; lưng và sau cổ đau khó chịu, thêm cát căn 24g.
Bài 3: Tiểu sài hồ thang gia giảm: sài hồ 12g, hoàng cầm 8g, bán hạ 12g, đảng sâm 24g, cam thảo 6g, sinh khương 5 lát, đại táo 8 quả. Sắc uống. Trị đau đầu do phong hàn đã truyền vào thiếu dương (bán biểu bán lý), với biểu hiện: nóng rét vãng lai, ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, tâm phiền, buồn nôn hoặc hồi hộp, tiểu tiện không lợi.
Bài 4: xuyên khung, tế tân, khương hoạt, tinh bạc hà, trà diệp, kinh giới, cát cánh, phòng phong mỗi vị 10g. Các vị sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ kín. Mỗi lần dùng 0,1g, đặt vào lỗ mũi bên đầu nhức, hít nhẹ vào sẽ có tác dụng sau 4-6 phút.
Bài 5: băng phiến 3g, bạch chỉ 3g. Các vị tán bột thô, dùng giấy bản cuộn thành điếu. Châm lửa xông vào mũi. Ngày làm 2- lần, mỗi lần 1 điếu. Dùng liền 3-5 ngày.
Đau nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt: Người bệnh thường đau đầu, sợ gió, khát nước, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phép chữa là sơ phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:
Bài 6: lá dâu 16g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày, sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.
Bài 7: Tang cúc ẩm gia vị: tang diệp, lô căn mỗi vị 10g; cúc hoa, liên kiều mỗi vị 6g; cát cánh, hạnh nhân, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 8g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống.
Nếu nhiệt thịnh thương tân, tâm phiền miệng khát, lưỡi đỏ rêu ít, thêm cát căn 12g, sinh thạch cao 8g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 8g; ho không thoát đờm, đờm vàng dính, miệng khát họng đau, thêm bối mẫu 4g, qua lâu nhân 6g, sa sâm 8g; đại tiện bế sinh mụn nhọt ở mũi, miệng, phủ khí không thông, thêm đại hoàng 6g.
Bài 8: Thanh không cao gia vị: khương hoạt (sao rượu), phòng phong, xuyên khung, hoàng liên (sao rượu), sài hồ mỗi vị 4g; thạch cao 8g, hoàng cầm (1 nửa phần sao rượu) 12g; chích thảo, tri mẫu mỗi vị 6g. Sắc uống.
Bài 4: xuyên khung 3g, lá chè 6g. Các vị rửa sạch, cho vào ấm, đun sôi 5-10 phút; gạn nước, uống trước bữa ăn.
Bài 9: nha tạo 3g, nga bất thực thảo 3g, thanh đại 2g, tế tân 2g. Các vị tán bột mịn. Mỗi đợt dùng 7 ngày, ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 0,2-0,4g thổi vào mũi gây hắt hơi là được.
Bài 10: củ cải tươi, giã vắt lấy nước, nghiền thêm ít băng phiến; nhỏ vào mũi. Mỗi lần 2-3 giọt, ngày 2-3 lần. Dùng liền trong 5 ngày.
Bài 11: cúc hoa, bạc hà, tang diệp, vỏ đỗ xanh, liều lượng bằng nhau, nhồi vào ruột gối để nằm. Dùng trong 1 tháng.
CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA NHỨC ĐẦU DO NỘI THƯƠNG
Nếu nhức đầu nhiều về buổi sáng, buổi chiều nhẹ dần, có cảm giác long óc, tinh thần mỏi mệt, đoản hơi, yếu sức, ăn uống kém, mạch hư.
Bài thuốc: hoàng kỳ 18g, nhân sâm 12g, trần bì 10g, đương qui 16g, thược dược 16g, cam thảo 6g, thăng ma 8g, sài hồ 12g, mạn kinh tử 10g, xuyên khung 10g, tế tân 4g. Cam thảo chích, các vị trên sắc với 1.800ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Nếu nhức đầu âm ỉ, thỉnh thoảng cắn buốt từng cơn, đau tăng dần về đêm, ngũ tâm phiền nhiệt, hồi hộp đánh trống ngực, da trắng bệch, môi nhợt, mạch vi tế.
Bài thuốc: xuyên khung 16g, xuyên quy 20g, thục địa 36g, bạch thược 20g, bạc hà 12g, cúc hoa 12g.
Cách dùng: bạch thược (giấm sao), xuyên quy (rượu sao). Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Nếu nhức đầu choáng váng lợm giọng, buồn nôn, tâm phiền mình nặng, đờm nhiều. Nặng thì nhức đầu nôn mửa, ngất. Mạch hoạt.
Bài thuốc: bán hạ 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, mạch nha 12g, phục linh 10g, hoàng kỳ 10g, nhân sâm 8g, trạch tả 10g, thương truật 12g, thiên ma 16g, can khương 6g, phong phòng 10g, xuyên khung 12g. Bán hạ (chế), bạch truật (tẩm nước gạo sao), thiên ma (cám sao). Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Nếu đau nhức đầu, căng nhức sau khi cảm xúc mạnh hoặc làm việc căng thẳng, ngực sườn đầy tức, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, mạch huyền.
Bài thuốc: sài hồ 16g, bạch thược 16g, sơn chi 16g, hoàng cầm 12g, đan bì 12g, đương quy 12g, thanh bì 10g, câu đằng 10g, cam thảo 8g. Bạch thược (giấm sao), đan bì (rượu sao). Các vị trên sắc với 1.500ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.