Có tới gần 20% người bị á sừng trên tổng số ca mắc các bệnh về da liễu. Bệnh á sừng có thể tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Thay vì dùng thuốc Tây, không ít người bệnh lựa chọn cách chữa á sừng tại nhà từ các mẹo dân gian. Hiệu quả của cách chữa này như thế nào, hãy cùng thuocthang.com.vn tìm hiểu ở bài viết dưới nha.
BỆNH Á SỪNG LÀ GÌ ?
Á sừng là bệnh viêm da cơ địa dị ứng, chỉ hiện tượng da bị khô, nứt nẻ, bong tróc; đặc biệt là vùng da ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm và thường tái đi tái lại theo một chu kỳ, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh và khiến người bệnh ngại tiếp xúc với người khác.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH Á SỪNG
Nguyên nhân gây bệnh á sừng đến nay vẫn chưa tìm ra, song một số các bằng chứng khoa học cho là bệnh có sự ảnh hưởng từ hai yếu tố:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố/mẹ từng bị bệnh á sừng thì nguy cơ mắc bệnh của người con sẽ cao hơn người khác.
- Cơ địa da dị ứng: Tự bản thân cơ thể quá mẫn với các chất gây hại từ môi trường nên có thể tạo ra trạng thái tấn công ngược lại da khi hệ miễn dịch gặp rối loạn.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH Á SỪNG
- Da dày và chai sần, có hiện tượng lan rộng ra những vùng da khác
- Nổi mụn nước, ngứa, đặc biệt vào mùa hè
- Móng có những lỗ nhỏ li ti, móng chuyển vàng và có thể tách ra khỏi nền móng
- Da nứt nẻ có thể càng lúc càng sâu hơn tạo các rãnh lớn và làm chảy máu
- Thường xuất hiện ở đầu ngón tay, kẽ tay, lòng bàn tay và tương tự với bàn chân
- Có khả năng nhiễm nấm, vi khuẩn ở các vùng da bị tổn thương.
Nếu da đã bị á sừng mà vẫn tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, nước bẩn,... thì tình trạng trên sẽ biến chuyển nặng hơn.
Khi phát hiện da xuất hiện những biểu hiện trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất. Mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy bạn không nên tự ý điều trị vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH Á SỪNG ?
Bệnh thường gặp ở những người nội trợ, người làm trong môi trường nhiều chất độc hại, nông dân, thợ làm tóc, kỹ thuật viên y tế,... do họ thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng, bao gồm:
+ Cọ xát;
+ Sang chấn;
+ Thời tiết lạnh, độ ẩm thấp.
NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH Á SỪNG BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN
Để chữa á sừng, ngoài các biện pháp dùng thuốc chính thống, dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, dễ kiếm. Các bài thuốc này có chi phí thấp, cách dùng đơn giản nên phù hợp với khá nhiều đối tượng bệnh nhân. Nhất là những người không có nhiều điều kiện kinh tế để chữa bệnh lâu dài.
1. Cách Chữa Á Sừng Tại Nhà Bằng Cây Vòi Voi
Cây vòi vòi là một loại thảo dược nổi tiếng từ xa xưa, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, á sừng, mụn nhọt,… Trong thành phần của cây vòi voi chứa nhiều alcaloid và acid cyanhydric cùng nhiều hoạt chất khác nên có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Hơn nữa, cây vòi voi khá dễ trồng tại các vùng đồng bằng hoặc quanh các sườn đồi, giá thành rẻ nên bạn có thể sử dụng cách chữa á sừng tại nhà bằng loại cây này.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Ngâm rượu vòi voi
+ Bạn chỉ cần lấy một nắm cây vòi voi, rửa sạch vào bỏ vào bình rượu.
+ Lượng rượu trong bình cần ngập hết cây vòi voi.
+ Ngâm trong khoảng 15 ngày và lấy ra sử dụng.
+ Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy một ít rượu rồi thoa lên vùng da đang bị á sừng.
Cách chữa á sừng bằng cây vòi voi rất đơn giản, hiệu quả, không tốn nhiều thời gian của người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cần hết sức kiên trì trong quá trình điều trị thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Cách 2: Đắp vòi vòi với muối
+ Lấy 1 nắm cây vòi vòi rửa sạch. Để ráo nước rồi giã cùng với một chút muối hạt sạch.
+ Vệ sinh vùng da bị á sừng rồi lấy thấm khô.
+ Đắp hỗn hợp trên lên khu vực bị bệnh và dùng gạc để cố định lại.
+ Để qua đêm sẽ giúp các chất có trong thuốc ngấm vào da và phát huy hiệu quả cao nhất.
2. Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Á Sừng
Lá trầu không là dược liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y. Thành phần lá trầu không chứa nhiều estragol, methyl eugenol, allylcatechol… có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, diệt nấm tốt.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Uống nước lá trầu không
+ Nước lá trầu không tươi có vị khá khó uống. Tuy nhiên “thuốc đắng giã tật” nên nếu bạn cố gắng sử dụng bài thuốc này thì tình trạng bệnh á sừng của bạn sẽ có kết quả khả quan.
+ Rửa sạch khoảng 15 lá trầu không bánh tẻ và ngâm trong nước muối loãng.
+ Sau đó để cho lá ráo nước.
+ Cắt nhỏ lá và đun sôi trong thời gian 15 phút.
+ Lọc lấy nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.
+ Nếu nấu quá nhiều nước, bạn có thể sử dụng chính nước đó để vệ sinh, sát trùng cho da.
- Cách 2: Ngâm rửa bằng nước lá trầu không
+ Ngoài việc sử dụng nước lá trầu không để uống, bạn hoàn toàn có thể áp dụng thêm bài thuốc tắm bằng lọa lá cây này. Cách ngày bạn nên tắm với nước lá trầu không một lần để sát trùng, loại bỏ các loại bụi bẩn, vi khuẩn trên da, từ đó ngăn chặn nguy cơ da bị nhiễm trùng.
+ Rửa sạch khoảng 30 lá trầu không và ngâm với nước muối loãng trong thời gian 20 phút.
+ Tiếp theo, dùng tay vò nhẹ để lá hơi nát.
+ Cho lá đã vò vào nồi, đun sôi cùng với 3 lít nước.
+ Đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút kể từ khi nước sôi.
+ Chờ nước nguội rồi lấy một chút nước để uống. Phần nước còn lại dùng để tắm.
Lưu ý: Để quá trình đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên lấy xác lá trầu massage nhẹ lên da để loại bỏ da chết, đã bị sừng hóa. Người bị á sừng trên đầu cũng có thể dùng nước này để gội đầu nhằm giải triệu chứng bệnh.
3. Trị Á Sừng Tại Nhà Nhờ Dầu Dừa
Dầu dừa được sử dụng rất nhiều với vai trò dưỡng ẩm da, làm mượt tóc, trị vảy nến,… Ngoài ra, dầu dừa có thể dùng để chữa á sừng bởi trong thành phần có chứa vitamin E, các loại acid béo chưa no, có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
+ Làm sạch vùng da đang bị á sừng và thấm khô.
+ Cho vài giọt tinh dầu dừa vào khu vực bị tổn thương và nhẹ nhàng massage trong khoảng 10 phút.
+ Lau dầu dừa thừa trên da và giữ vùng da đó luôn sạch sẽ.
+ Chỉ sau vài ngày thực hiện, bạn sẽ thấy trở nên da mềm mịn, bớt khô.
4. Điều Trị Á Sừng Tại Nhà Bằng Lá Lốt
Ngoài tác dụng chống viêm, giảm đau, hồi phục tổn thương, lá lốt còn có tác dụng làm mềm da và ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển xấu. Bạn có thể đắp lá lốt tươi hoặc nấu nước uống.
Cách 1: Đắp lá lốt lên vùng da bị á sừng
+ Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và sát khuẩn.
+ Để cho lá ráo nước rồi giã nát.
+ Tiếp theo, đắp hỗn hợp lên khu vực bị á sừng, dùng gạc cố định lại.
+ Sau khoảng 30 phút gỡ ra và vệ sinh lại với nước.
Cách 2: Sắc lấy nước uống
- Chuẩn bị: Lá lốt khô: 150 gram, Nước sạch: 2 lít
- Cách thực hiện:
+ Rửa sạch lượng lá lốt khô trên cho hết bụi bẩn.
+ Cho lá lốt vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước đã chuẩn bị.
+ Để lửa nhỏ, đến khi còn khoảng 1,2 lít nước thì tắt bếp.
+ Chia nước thành nhiều phần, uống trong ngày.
+ Để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh phương pháp này, bạn nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để vùng da bị tổn thương không bị khô ráp, khó chịu.
5. Sài Đất, Rau Răm Chữa Bệnh Á Sừng
Sài đất và rau răm là hai nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian. Kết hợp chúng với nhau sẽ giúp giảm đau rát, ngăn ngừa chảy máu, giúp quá trình hồi phục của da nhanh hơn.
- Chuẩn bị: 60 gram lá và thân của cây rau răm cùng với 60 gram cây sài đất. Tùy theo diện tích bị á sừng, bạn có thể điều chỉnh lượng sử dụng cho phù hợp.
- Cách thực hiện:
+ Rửa sạch hai loại lá trên, ngâm với nước muối loãng.
+ Vò nát, để lá tiết ra nước cùng các tinh chất.
+ Cho vào nồi đun sôi cùng với 1,8 lít nước.
+ Đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
+ Chỉ cần chờ tới khi nước nguội là bạn có thể dùng để rửa và ngâm khu vực bị bệnh á sừng.
6. Cách Chữa Bệnh Á Sừng Bằng Lá Huyết Dụ, Cây Đinh Lăng
Cây đinh lăng có tác dụng giảm viêm, giải độc, chống nhiễm khuẩn hiệu quả. Lá huyết dụ có thể cầm máu, giảm đau. Khi kết hợp hai nguyên liệu này, bạn đã có ngay một bài thuốc quý chữa bệnh á sừng.
Chuẩn bị:
+ 40 gram đinh lăng
+ 30 gram lá huyết dụ khô
Cách thực hiện:
+ Rửa sạch hai nguyên liệu trên nhiều lần để lại bỏ hết bụi bẩn.
+ Cho lá vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước sạch.
+ Chờ tới khi nước sôi thì cho nhỏ lửa.
+ Khi nào nước còn khoảng 200ml thì tắt bếp và chắt nước ra bát.
+ Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày.
+ Bạn nên uống thuốc sau các bữa ăn.
7. Cách Dùng Tỏi Chữa Á Sừng Tại Nhà
Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, trong tỏi có chứa Ajoene, Diallyl sulfide,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, tỏi thường được sử dụng để làm giảm viêm, sưng đau.
Đặc biệt, tỏi có thể sử dụng để điều trị á sừng bởi lượng vitamin C và Selen cao, giúp tăng sức đề kháng và khôi phục tổn thương nhanh chóng.
Tỏi rất dễ trồng, giá thành rẻ, không có chất kích thích nên bất cứ ai đều có thể dễ dàng thực hiện theo cách này.
Cách thực hiện:
+ Lấy 1 củ tỏi lột vỏ, rửa sạch.
+ Giã nát tỏi và thêm vào một chút nước ấm.
+ Đắp tỏi đã giã nát lên vùng da bị á sừng.
+ Dùng băng gạc cố định lại vị trí.
+ Đắp khoảng 10 phút rồi bỏ ra, rửa sạch với nước mát.
Lưu ý: Khi mới đắp, da bạn sẽ cảm thấy rát và khó chịu. Tuy nhiên, sau vài lần tình trạng sẽ được cải thiện.
8. Cây Lược Vàng Chữa Á Sừng
Cây lược vàng hay còn gọi là cây đại lan vòi, cây lan vòi. Cây lược vàng có tác dụng giảm khô da, giảm đau, chống viêm hiệu quả bởi trong thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C,…Cách chữa á sừng bằng cây lược vàng an toàn, không gây tác dụng phụ và có rất nhiều cách điều trị khác nhau.
Cách 1: Nấu lấy nước
+ Lấy khoảng 5 cây lược vàng tươi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước.
+ Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.
+ Chờ khoảng 10 phút thì tắt bếp và cho nước ra bát.
+ Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trước bữa ăn 30 phút.
Cách 2: Dùng thân hoặc vòi cây lược vàng ngâm rượu
- Chuẩn bị:
+ 12 đốt thân cây lược vàng. Bạn cũng có thể tận dụng vòi của cây.
+ Rượu trắng: Một lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện:
+ Cắt nhỏ nguyên liệu đã chuẩn bị và cho vào bình rượu.
+ Đổ rượu vào bình sau cho ngập phần nguyên liệu đã cho vào trước đó.
+ Đậy nắp kín và ngâm trong 10 ngày.
+ Mỗi ngày lấy một chút rượu ra xoa bóp.
+ Đồng thời, trước bữa ăn khoảng 30 phút, bạn nên uống 1 chén rượu thuốc.
Cách 3: Đắp bã cây lược vàng
+ Bạn cần chuẩn bị 5 cây lược vàng, rửa nhiều lần cho sạch.
+ Cho vào cối giã nát và đắp lên vết thương.
9. Cách Chữa Á Sừng Từ Cây Ngải Dại
Ngải dại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên thường được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, trong đó có á sừng.
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị một nắm lá ngải dại, rửa sạch và ngâm nước muối.
+ Cho lá vào nồi cùng 500ml đun sôi.
+ Nước sôi thì cho vào một ít muối là đun tiếp khoảng 15 phút.
+ Bạn chỉ cần chờ nước nguội bớt và ngâm vùng da bị á sừng trong 20 đến 30 phút.
10. Chữa Á Sừng Bằng Lá Chè Xanh
Lá chè xanh có thể dùng để chữa các bệnh nóng trong người như á sừng. Các chất chống oxy và các loại vitamin, khoáng chất có trong lá chè xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và làm dịu da.
Đặc biệt, loại lá này còn giúp tái tạo và hồi phục vùng da bị tổn thương nhanh chóng.
Cách thực hiện:
+ Lấy 1 nắm lá chè xanh rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để khử khuẩn.
+ Dùng tay vò nát lá chè rồi đun sôi cùng 2 lít nước.
+ Đổ nước ra chậu, và cho thêm một chút nước lạnh.
+ Rửa vùng da bị á sừng bằng nước này.
+ Để á sừng nhanh khỏi, bạn có thể dùng bã lá chè chà nhẹ lên da.
11. Dùng Chanh Chữa Á Sừng
Chanh cũng là một nguyên liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa á sừng. Nước cốt chanh tươi chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cho việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh á sừng. Trong đó, hàm lượng vitamin C trong chanh còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào da mới để đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương trên da do á sừng.
Tuy nhiên, hàm lượng axit citric lớn trong nước cốt chanh có thể gây bào mòn da, gây đau xót và khó chịu nếu người bệnh sử dụng cho các trường hợp da có tổn thương hở, nhiễm trùng, chảy máu.
Cách dùng chanh chữa á sừng:
+ Chuẩn bị 1 quả chanh mọng nước
+ Cắt chanh thành từng lát mỏng rồi đắp hoặc chà xát nhẹ lên vùng da bị á sừng.
+ Sau 5 – 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT CÓ THỂ GIÚP BẠN HẠN CHẾ DIỄN TIẾN CỦA BỆNH Á SỪNG
Một số giải pháp bạn có thể thực hiện để hạn chế diễn tiến của bệnh á sừng:
- Không bóc hay chà xát các lớp sừng đã bị bong tróc vì chúng có thể ảnh hưởng đến những vùng da lành tính.
- Không tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất công nghiệp, xăng dầu, chất tẩy rửa, xà phòng.
- Luôn mang găng tay, ủng chân để bảo vệ da khi phải tiếp xúc với hóa chất; lưu ý nên dùng găng tay có chất liệu nhựa dẻo vì găng tay cao su rất dễ gây kích ứng da.
- Giữ ẩm cho lòng bàn tay, bàn chân bằng các loại kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào thời tiết lạnh giá.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau, củ, quả tươi hoặc viên uống bổ sung vitamin A, C, D, E; một số các nhà khoa học cho rằng thiếu các loại vitamin này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lớp sừng của da.
- Cắt ngắn móng tay, móng chân để không tạo nơi trú ẩn cho vi khuẩn, đồng thời để hạn chế sự tác động của móng lên da làm trầy xước.
- Không gãi các vùng da nhiễm bệnh vì có thể làm tổn thương tế bào da, đồng thời khiến vi khuẩn trong tay có điều kiện xâm nhập vào da nhanh hơn,
- Không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, cá biển, gà, bò, nhộng, mắm,...
- Nếu cần thiết, bạn nên thay đổi môi trường sống hoặc môi trường làm việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất.
Á sừng là căn bệnh mãn tính, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh dứt điểm. Song, một số yếu tố làm thay đổi hormone như dậy thì, mang thai, mãn kinh,... có thể khiến bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên trông đợi quá nhiều vào chúng. Thay vào đó, bạn có thể xây dựng một lối sống lành mạnh để chủ động ngăn chặn căn bệnh này diễn tiến xấu đi,
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian kéo dài mới có thể nhận được kết quả tốt. Với những trường hợp bệnh nặng, có nhiễm trùng hoặc vết thương lan tỏa, người bệnh không nên áp dụng mà cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.
mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…