Ngô ( Bắp ) là loại thực phẩm khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng phần râu ngô lại là giải pháp cho nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, trà râu ngô còn là thức uống giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày tiết trời oi bức nữa đấy !
Khoa học ngày nay đã chứng minh, trong râu ngô (râu bắp) có rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng râu ngô như một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh.
Một cách đơn giản nhất để tận dụng mọi tác dụng của râu ngô là đem pha trà. Vậy tác dụng của râu ngô là gì và cách pha trà như thế nào mới chuẩn ? Hãy cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay sau đây.
RÂU NGÔ LÀ GÌ ?
Râu ngô thường là phần bị bỏ đi bám trong quả ngô. Ở thời xưa, người ta thường dùng râu ngô phơi khô để quấn làm thuốc lào hút. Nhưng về gần đây, người ta phát hiện có tính vị cần thiết sử dụng trong đông y. Có tác dụng trong điều trị và hỗ trợ một số chứng bệnh hiệu quả.
PHÂN BỐ VÀ THU HÁI, CHẾ BIẾN
Ngô có nguồn gối từ Châu Mỹ. Sau đó phân bố rộng rãi sang khắp các quốc gia để làm lương thực và làm thuốc. Ở nước ta, ngô được trồng nhiều nhất ở các vùng nông thôn miền Bắc. Người ta thường thu hái trái ngô và sau đó sẽ lấy bắp riêng và râu ngô riêng.
Sau khi thu hái, chúng thường được phơi khô, loại bỏ các sợi râu đen, râu hỏng, giữ lại những sợi màu nâu óng mượt . Phơi khô xong sẽ đem đi đóng gói, tránh những nơi ẩm ướt. Cũng có thể dùng tươi rất tốt nếu có điều kiện và sẽ giữ được nhiều hoạt chất tốt có trong râu ngô hơn.
RÂU NGÔ VÀ CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Râu ngô là tên gọi chung của các sợi dài, trông như tơ xuất hiện ở đầu quả ngô. Từ hàng nghìn năm trước, nó đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian. Hiện tại, ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ và các nước châu Âu, người ta cũng khá ưa chuộng và dùng râu bắp để pha trà uống hằng ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong râu bắp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau bao gồm:
+ Vitamin A, C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6)
+ Khoáng chất như canxi, kali…
+ Chất xơ
+ Flavonoid, saponin
Đặc biệt là 2 thành phần stigmasterol và sitosterol giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA RÂU NGÔ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Từ những thông tin dinh dưỡng ở trên, chúng ta có thể thấy được sản phẩm từ bắp ngô này rất tốt cho sức khỏe. Nếu như theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình dùng để chữa vàng da, sỏi mật, bí tiểu… thì với dược lý hiện đại, người ra đã khám phá ra các tác dụng sau đây:
- Thanh Nhiệt, Giải Độc: Trong những ngày thời tiết nắng nóng như hiện nay, không còn gì tuyệt hơn bằng uống trà râu bắp giải nhiệt. Với hương vị thơm nhẹ,, ngọt thanh, mỗi ly trà sẽ mang lại cảm giác sảng khoái cho bạn.
Nhờ có các chất chống oxy hóa, râu bắp giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời lấy đi lượng chất béo dư thừa, từ đó làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
- Là Phương Thuốc Giảm Cân Tự Nhiên: Với hội chị em thì chỉ số cân nặng luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Bí quyết là chỉ cần dùng trà râu ngô mỗi ngày, bạn sẽ có thể sớm lấy lại vóc dáng cân đối. Lý do vì trong thành phần của nó khá ít chất béo và calo nên bạn hoàn toàn có thể an tâm mà không phải lo tăng cân khi dùng.
- Lợi Tiểu: Theo Đông y, râu bắp là phương thuốc lợi tiểu được sử dụng khá lâu đời. Ngoài tác dụng đảo thải độc tố qua đường tiểu, nó có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thận và suy tim sung huyết ở nhiều đối tượng.
- Kiểm Soát Lượng Đường Trong Máu: Trà râu ngô đã được khoa học chứng minh giúp cải thiện vấn đề về đường huyết. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí quốc tế cho thấy chiết xuất từ loại dược liệu này có tác dụng trên bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là chuột mắc bệnh đái tháo đường. Khi cho chuột dùng râu bắp, các chỉ số đường huyết giảm đi trông thấy.
Lượng đường trong máu cao cũng là tiền đề cho nhiều tình trạng như đột quỵ, các bệnh về thận. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất 2009 cho thấy trà râu bắp kích thích cơ thể sản sinh insulin. Điều này rất cần thiết cho người bị bệnh đái tháo đường.
- Ngăn Ngừa Sỏi Thận: Râu bắp có tác dụng làm tăng lưu lượng nước tiểu, nhờ vậy giảm khả năng lắng đọng chất cặn bã tại thận, từ đó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Ngoài lợi ích trên, loại dược liệu này còn có công dụng điều trị các vấn đề liên quan đến thận như: viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được tự ý sử dụng để thay thế thuốc đặc trị. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và lượng nên dùng là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe.
- Làm Dịu Da: Ngoài các vấn đề trên, nước râu bắp còn được dùng để trị các vấn đề về da như: phát ban, mụn nhọt, giảm đau và ngứa do bị côn trùng cắn, vết trầy xước… Lý đo vì thành phần của nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Cách nấu nước rất đơn giản, chỉ việc thả râu bắp vào nước đun sôi. Tiếp tục đun cho đến khi nước chuyển màu. Lọc lấy nước, có thể thêm vào nước cốt chanh để tăng cường tác dụng.
- Cải Thiện Tiêu Hóa: Với những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể sử dụng râu ngô. Các nghiên cứu cho thấy dược liệu này có thể kích thích sự bài tiết mật từ gan. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra tốt hơn.
- Phòng Ngừa Cao Huyết Áp: Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên và về già. Bệnh này hiện đang tăng trưởng rất nhanh tại nước ta và cách điều trị cũng khác nhau.
Từ xưa, ông bà ta đã có kinh nghiệm dùng râu ngô để trị bệnh này. Khoa học hiện đại chứng minh, trong thành phần của nó có flavonoid tương đối lớn. Chất này giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể. Theo đó, nồng độ natri cao là nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp. Ngoài ra, flavonoid còn cải thiện quá trình tuần hoàn máu và giữ mức huyết áp luôn ổn định.
- Cung Cấp Vitamin C: Râu bắp cũng có vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch. Thêm vào đó, dưỡng chất này cũng mang lại tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa một số bệnh cơ hội.
CÁCH PHA TRÀ RÂU NGÔ THƠM NGON, CHUẨN VỊ
Để có một ly trà giải nhiệt đúng nghĩa, các thành phần bạn cần chuẩn bị bao gồm:
+ Râu bắp khô hoặc tươi
+ Nước
+ Nước cốt chanh
+ Mật ong
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, cho nước vào đun sôi.
+ Rửa râu bắp cho thật sạch, vẩy ráo.
+ Khi nước đã sôi, bạn bắt đầu cho râu ngô vào. Để yên khoảng vài phút rồi tắt bếp rồi lọc lấy phần nước.
+ Với loại trà này, bạn hoàn toàn có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy ý. Nếu muốn thêm vị, hãy cho vào một ít nước cốt chanh hoặc mật ong.
MỘT SỐ BÀI THUỐC SỬ DỤNG RÂU NGÔ
1. Chữa viêm thận và viêm bàng quang
Dùng Râu ngô 100g, Rau má, Ý dĩ, Mã đề mỗi loại 50g, Sài đất 40g nấu cùng 600 ml nước cho đến khi còn 250 ml.
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.
2. Chữa viêm thận phù thũng
Sử dụng Râu ngô, Thóc lép, Mơ leo mỗi vị 30g, sắc uống mỗi ngày.
3. Chữa viêm túi mật, viêm gan, sỏi mật
Sử dụng Nhân trần bắc, Râu ngô mỗi loại 30g sắc nước uống mỗi ngày.
4. Chữa Huyết áp cao
Sử dụng nước Râu ngô mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2 – 3 tháng có tác dụng giảm huyết áp.
5. Chữa tiểu đường
Hạt ngô ủ với nước cho mọc mầm, sau đó lấy mầm ngô sấy khô, tán bột, pha với nước uống mỗi ngày 20 – 30g.
Hoặc dùng 40 – 50g Râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối với các vị thuốc khác như Mạch môn, Thiên môn, Tri mẫu, Cỏ ngọt để có hiệu quả tốt hơn.
6. Điều trị vàng da do viêm gan tắc mật
Sử dụng 40g Râu ngô pha với nước nóng uống như trà hàng ngày.
7. Trị ho ra máu
Sử dụng 50g Râu ngô nấu cùng 50g đường phèn. Mỗi ngày dùng 1 liều, chia thành 2 lần uống (sáng và tối), liên tục trong 5 ngày.
8. Chữa sỏi thận tiết niệu
Sử dụng 10g Râu ngô cho vào 200 ml nước sau đó mang đi đun cách thủy 30 phút, chắt lấy phần nước.
Nếu sắc nước Râu ngô thì sử dụng 10g Râu ngô cho vào 300 ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.
Sử dụng mỗi lần khoảng 20- 60 ml, trước bữa ăn chính khoảng 3 – 4 giờ.
9. Điều trị các bệnh xuất huyết
Sử dụng một nắm Râu ngô đem đi sắc nước uống hàng ngày có thể cải thiện tình trạng băng huyết, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, tiểu ra máu hoặc chảy máu niêm mạc.
CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RÂU NGÔ
Râu ngô là dược liệu lành tính được sử dụng rộng rãi để thanh nhiệt và bài trừ độc. Tuy nhiên, sử dụng Râu ngô cần chú ý liều lượng và nguồn gốc dược phẩm để tránh các tác dụng phụ đến sức khỏe của người dùng.
+ Nếu không đảm bảo có thể có sẵn râu ngô tươi sử dụng đều đặn hằng ngày bạn có thể dùng râu ngô đã phơi khô để dùng dần. Nhưng không nên quá làm dụng. Không nên sử dụng quá 10 ngày liên tục.
+ Phụ nữ có thai cần lưu ý tính lợi tiểu từ râu ngô. Bản chất phụ nữ mang thai đã phải đi tiểu nhiều, nếu sử dụng nhiều nước râu ngô dễ phải đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến nước ối có sẵn.
+ Đối với trẻ nhỏ cũng không nên cho sử dụng quá nhiều nước râu ngôsẽ làm mất ‘cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali..
+ Chọn nguồn cung cấp Râu ngô chất lượng và uy tín. Bởi vì Râu ngô nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
+ Rửa sạch Râu ngô trước khi sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc các loại hóa chất khác.
+ Chọn sản phẩm Râu ngô có sợi to, bóng, mượt, màu nâu óng như nhung.
+ Không uống quá nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng liên tục hơn 10 ngày.
+ Phụ nữ có thai cần trao đổi với thầy thuốc để sử dụng Râu ngô một cách an toàn.
+ Cần cẩn thận khi sử dụng kèm các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.
+ Không dùng thay nước lọc cho trẻ nhỏ.
Sử dụng Râu ngô có thể thanh nhiệt ngày hè và bày độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thuocthang.com.vn khuyên người dùng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để sử dụng an toàn.
Mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…