Việc sơ cứu kịp thời, đúng sẽ giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ. Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, hãy cho người bệnh nằm cao đầu. Trong trường hợp có nôn, rối loạn ý thức, để người bệnh nằm nghiêng một bên, tránh sặc vào miệng, họng, đường thở. Tuyệt đối không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì, ngay cả nước lọc. Khi cho uống (nước hoặc thuốc) rất dễ làm người bệnh sặc, gây ra tình trạng viêm phổi… để lại hậu quả nặng nề.
Đột Quỵ ( Tai Biến Mạch Máu Não ) Là Gì ?
Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) được chia làm 2 loại, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
• Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu thoát khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất...
• Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): Xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn, tại nhánh đó bị thiếu máu và gây hoại tử.
Trong vòng vài phút, nếu không có các biện pháp tái lập tuần hoàn não để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (qua đường máu) cho các tế bào não, chúng sẽ bắt đầu chết (trung bình 1,9 triệu nơ-ron bị chết/phút) và tiếp diễn liên tục trong vài giờ.
Đột quỵ là trường hợp cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt – điều trị càng sớm, càng giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhân đột quỵ não do huyết khối, việc điều trị phải được tiến hành trong vòng 1 giờ đầu tiên.
Cách Nhận Biết Người Bị Đột Quỵ
Xác định các dấu hiệu của đột quỵ. Hầu hết những người bị đột quỵ đều xuất hiện từ hai dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ trở lên, bao gồm:
+ Mặt, tay hoặc chân của một bên cơ thể bị tê hoặc yếu đi đột ngột.
+ Đột ngột giảm thị lực của một hay cả hai mắt.
+ Đột ngột gặp khó khăn trong việc đi lại, đồng thời cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
+ Đột ngột bị lẫn và gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu những điều người khác nói.
+ Đột ngột bị đau đầu mà không có lý do rõ ràng.
Làm bài kiểm tra F.A.S.T.
Rất khó để một người bị đột quỵ mô tả và lý giải các dấu hiệu của họ. Để xác nhận một người bị đột quỵ hay không, bạn có thể làm một bài kiểm tra nhanh, được gọi là bài kiểm tra F.A.S.T:
+ Mặt (Face) – Yêu cầu người bệnh cười. Kiểm tra xem một bên mặt của họ có bị xệ xuống hay mất cảm giác không. Nụ cười của họ có thể không cân hoặc lệch hẳn về một bên.
+ Tay (Arms) – Yêu cầu người bệnh nâng cả hai tay lên. Nếu họ không nâng tay lên được hoặc một bên tay bị rơi xuống, rất có thể họ đang bị đột quỵ.
+ Nói chuyện (Speech) – Hỏi người bệnh một vài câu hỏi đơn giản, như họ bao nhiêu tuổi, tên của họ là gì. Lưu ý nếu họ bị líu lưỡi hoặc không phát âm rõ khi trả lời.
+ Thời gian (Time) – Nếu người đó xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng nêu trên, bạn cần gọi 115 ngay. Bạn cũng nên kiểm tra thời gian để xác nhận thời điểm xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, vì nhân viên y tế có thể sử dụng thông tin này để hỗ trợ người bệnh tốt hơn.
Sơ Cứu Bệnh Nhân Đột Quỵ
1. Tìm kiếm hỗ trợ y tế cho bệnh nhân bị đột quỵ
Gọi 115 để tìm sự hỗ trợ càng sớm càng tốt. Một khi bạn xác nhận bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần hành động ngay và gọi 115. Bạn nên nói với nhân viên hỗ trợ rằng bệnh nhân bị đột quỵ và cần sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Đột quỵ được coi là tình huống cấp cứu, vì thời gian thiếu máu lên não càng lâu, não càng bị tổn thương nhiều
Lưu Ý Đặc Biệt:
Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.
Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
2. Để bác sĩ khám và kiểm tra.
Khi bạn đưa bệnh nhân bị đột quỵ đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân các câu hỏi, như chuyện gì đã xảy ra và các triệu chứng xuất hiện khi nào. Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ xác định liệu bệnh nhân có suy nghĩ rõ ràng không và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng phản xạ của bệnh nhân và yêu cầu xét nghiệm thêm bao gồm:
+ Chụp chiếu hình ảnh: Việc chụp chiếu này sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng của não người bệnh, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Chúng sẽ giúp bác sĩ xác định đột quỵ do tắc mạch máu hay chảy máu não.
+ Điện tâm đồ và điện não đồ: Bệnh nhân có thể được kiểm tra điện não đồ (EEG) để ghi lại xung điện và quá trình cảm giác của não và điện tâm đồ (EKG) để đo lường xung điện của tim.
+ Kiểm tra lưu lượng máu: Việc kiểm tra sẽ chỉ ra những thay đổi nếu có trong lưu lượng máu lên não.
3. Thảo luận các phương án điều trị với bác sĩ.
Một vài cơn đột quỵ có thể điều trị bằng thuốc gọi là tPA, nó có tác dụng làm tan các cục máu đông cản trở việc lưu chuyển máu lên não. Tuy nhiên, thời gian vàng cho việc điều trị là ba tiếng và mỗi phương án điều trị sẽ có phác đồ áp dụng cụ thể. Điều cốt yếu là bệnh nhân được nhập viện trong vòng 60 phút từ khi bị đột quỵ để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
+ Một nghiên cứu gần đây của Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (NINDS) phát hiện ra rằng một số bệnh nhân đột quỵ được sử dụng tPA trong vòng ba tiếng từ khi xuất hiện các triệu chứng đột quy có 30 phần trăm khả năng phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng sau ba tháng.
+ Nếu bệnh nhân không được sử dụng tPA, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc làm loãng máu cho cơn thiếu máu thoảng qua hoặc đột quỵ nhỏ.
+ Nếu bệnh nhân bị đột quỵ não, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc làm giảm huyết áp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc làm loãng máu.
+ Một vài trường hợp cần điều trị bằng phẫu thuật.
Nếu sơ cứu đúng cách bạn có thể giúp một người đang bị đột quỵ hoặc tai biến vượt qua khỏi nguy cơ tử vong và giảm thiểu biến chứng sau đột quy. Chính vì thế hướng dẫn trên đây là những kỹ năng mà nhiều người cần phải có để sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhất là khi gia đình bạn có người cao tuổi hoặc tiền sử bị đột quỵ !
Mrs Ngọc Nguyễn
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: