Các triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu ở trẻ em thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác của trẻ. Bệnh bạch cầu là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và theo thống kê mỗi năm có khoảng 4000 trường hợp trẻ em mắc căn bệnh này. Vì vậy bạn nên tìm hiểu những triệu chứng phổ biến dưới đây để có những kiến thức nhất định về bệnh bạch cầu giúp bảo vệ sức khỏe của con bạn với bài viết dưới đây nhé!
Thuật ngữ bệnh bạch cầu đề cập đến các bệnh ung thư của các tế bào máu trắng (còn gọi là bạch cầu). Một người bị bệnh bạch cầu sẽ có số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường được sản xuất trong tủy xương. Các tế bào màu trắng bất thường xâm lấn tủy xương và tràn ngập vào dòng máu, nhưng chúng không thể thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh, vì chúng là những tế bào khiếm khuyết.
Khi bệnh bạch cầu tiến triển, ung thư can thiệp vào quá trình sản xuất các loại tế bào máu của cơ thể, bao gồm hồng cầu và tiểu cầu. Điều này dẫn đến thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) và các vấn đề chảy máu, bên cạnh nguy cơ nhiễm trùng cao gây ra bởi các tế bào máu trắng bất thường.
Nói chung, bệnh bạch cầu được phân thành hai loại cấp tính (phát triển nhanh) và mạn tính (tiến triển chậm). Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu là cấp tính.
Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em cũng được chia thành bệnh bạch cầu dòng lympho cấp (ALL) và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp (AML), tùy thuộc cụ thể vào loại tế bào máu trắng được gọi là tế bào bạch huyết hoặc tủy bào, liên quan đến sự đề kháng miễn dịch.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BẠCH CẦU Ở TRẺ EM
Hiện các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bạch cầu ở trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố sau khiến nguy cơ mắc bệnh trở nên cao hơn:
Độ tuổi: Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch cầu nhất là từ 2 – 8 tuổi và đặc biệt là 4 tuổi. Tuy nhiên, các độ tuổi khác đều có thể mắc căn bệnh này. Ngoài ra, trẻ sinh đôi có nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với những đứa trẻ bình thường.
Mắc các hội chứng bệnh di truyền: Khi trẻ mắc các bệnh di truyền như hội chứng Down, Kleinfelter hay thiếu máu Fanconi thì nguy cơ mắc bạch cầu cũng cao hơn.
Môi trường: Trẻ sống trong điều kiện môi trường nguy hiểm như nhiễm phóng xạ cũng dễ mắc bạch cầu.
CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH BẠCH CẦU Ở TRẺ EM
Các triệu chứng bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể biểu hiện khác nhau giữa những đứa trẻ. Các triệu chứng của bệnh bạch cầu mãn tính thường không biểu hiện nhiều ở giai đoạn đầu do có xu hướng phát triển chậm, nhưng những người mắc bệnh bạch cầu cấp tính có thể xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột. Một số triệu chứng có thể dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường của trẻ.
Khi con bạn xuất hiện những triệu chứng này chưa chắc chắn rằng con bạn đã mắc bệnh bạch cầu, nhưng bạn cần phải đưa con bạn đi khám chữa ngay vì nó cũng đều là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của con bạn đang có vấn đề. Các triệu chứng phổ biến ở trẻ em khi mắc bệnh bạch cầu là:
1. Trẻ Dễ Bị Bầm Tím Và Chảy Máu
Một đứa trẻ bị bệnh bạch cầu có thể chảy máu nhiều hơn dự kiến sau một chấn thương nhỏ hoặc thường xuyên chảy máu mũi. Trẻ cũng có thể bị bầm tím dễ dàng hơn hay xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ trên da, hoặc chấm xuất huyết. Điều đó có nghĩa là những mạch máu nhỏ đã bị chảy máu.
Khả năng đông máu sẽ phụ thuộc vào tiểu cầu khỏe mạnh trong máu. Một đứa trẻ bị bệnh bạch cầu, khi xét nghiệm máu sẽ thường có số lượng tiểu cầu thấp bất thường.
2. Trẻ Thương Hay Đau Bụng Và Chán Ăn
Khi con bạn có dấu hiệu thường đau bụng thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Bởi vì các tế bào bạch cầu được tích lũy trong gan, lá lách và thận có thể gây cho chúng cảm giác đau bụng. Trẻ cũng thường có khẩu vị kém hơn và không thể ăn một số lượng thực phẩm như bình thường. Do đó chúng thường bị giảm cân nặng.
3. Khó Thở Là Triệu Chứng Bệnh Bạch Cầu Ở Trẻ Em
Các tế bào bạch cầu có thể tập hợp lại xung quanh các tuyến ức là một trong những đường gần cổ. Do đó nó sẽ gây ra triệu chứng khó thở. Khó thở cũng có thể do sưng hạch ở ngực khiến cho khí quản khó được khơi thông. Một số trẻ mắc bệnh bạch cầu thường có triệu chứng là ho hoặc thở khò khè và đau khi thở.
4. Trẻ Bị Nhiễm Trùng Thường Xuyên
Bạch cầu là một trong những phần quan trọng của hệ miễn dịch giúp chống lại các virus và vi khuẩn để tránh nhiễm trùng. Nhưng các bạch cầu có hại sẽ không thể thực hiện chức năng đó. Bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể gây nhiễm trùng thường xuyên hoặc thời gian hồi phục kéo dài khi mắc các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.
Các triệu chứng thường gặp là ho, sốt và chảy nước mũi. Khi bạn dùng thuốc kháng sinh và các thuốc điều trị thông thường khác thường không thấy hiệu quả và con bạn khó hồi phục sức khỏe.
5. Sưng Tấy Là Triệu Chứng Bệnh Bạch Cầu Ở Trẻ Em
Các hạch bạch huyết có chức năng lọc máu nhưng đôi khi các tế bào bạch cầu lại tập hợp ở trong các hạch bạch huyết. Điều này có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở phần dưới cánh tay, cổ, trên xương đòn, ở bẹn. Chụp CT và MRI còn có thể phát hiện ra các hạch bạch huyết sưng ở bụng hoặc bên trong ngực.
Tuyến ức sưng to có thể gây ra hiện tượng chèn ép tĩnh mạch nơi vận chuyển máu từ cánh tay đi tới trái tim. Điều này có thể gây ra sưng mặt và cánh tay ở trẻ, đi kèm là triệu chứng đau đầu và chóng mặt.
6. Các Triệu Chứng Về Xương Khớp
Cơ thể sản sinh ra máu trong tủy xương. Bệnh bạch cầu gây ra hiện tượng các tế bào máu trắng có hại sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng chúng lấn át các tế bào máu khác. Sự tích tụ này có thể dẫn đến hiện tượng đau nhức xương và khớp. Một số trẻ em bị bệnh bạch cầu thường có triệu chứng là đau lưng dưới, một số trường hợp trẻ bị đi khập khiễng vì đau ở khớp.
7. Trẻ Bị Thiếu Máu
Các tế bào máu đỏ (hồng cầu) giúp phân phối oxy đi khắp cơ thể. Tình trạng quá tải các tế bào máu trắng làm cho cơ thể khó khăn để sản xuất đủ hồng cầu. Điều này dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu máu. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, da xanh xao, và thở nhanh. Một số trẻ em cũng có cảm giác yếu và hay bị đau đầu chóng mặt.
Nếu con của bạn có hiện tượng giảm lưu lượng máu đến não, bạn cần đưa con đi xét nghiệm ngay. Xét nghiệm máu sẽ cho biết con của bạn có số lượng hồng cầu thấp bất thường hay không.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU Ở TRẺ EM?
Nên có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc bệnh ung thư về các lựa chọn điều trị tốt nhất cho con bạn. Việc điều trị tùy thuộc chủ yếu vào loại bệnh bạch cầu cũng như những vấn đề khác.
Tỷ lệ sống cho hầu hết các loại bệnh bạch cầu ở trẻ em đã tăng lên theo thời gian. Điều trị tại các trung tâm chuyên biệt cho trẻ em và thanh thiếu niên có những lợi thế của dịch vụ chăm sóc đặc biệt. Ung thư ở trẻ có xu hướng đáp ứng với điều trị tốt hơn so với ung thư ở người lớn và cơ thể của trẻ em thường chịu đựng việc điều trị tốt hơn.
Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, đôi khi trẻ cần được điều trị các biến chứng trước. Ví dụ, những thay đổi trong các tế bào máu có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến lượng oxy tại các mô trong cơ thể. Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh, truyền máu hoặc các biện pháp khác để chống nhiễm trùng.
Hóa trị là điều trị chính cho bệnh bạch cầu ở trẻ. Trẻ sẽ nhận được thuốc chống ung thư để uống, truyền tĩnh mạch hoặc dịch não tủy. Để phòng tái phát, trẻ có thể điều trị duy trì trong chu kỳ 2 hoặc 3 năm.
Đôi khi, điều trị nhắm mục tiêu cũng được sử dụng. Liệu pháp này nhắm vào các phần cụ thể của các tế bào ung thư, khác với hóa trị liệu thông thường. Phương pháp này hiệu quả đối với một số loại bệnh bạch cầu ở trẻ em và ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các loại điều trị khác có thể bao gồm xạ trị. Xạ trị là sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Xạ trị cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị sự lây lan của bệnh bạch cầu đến các bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật hiếm khi được chọn để điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ.
Nếu điều trị thông thường cho hiệu quả thấp, cấy ghép tế bào gốc có thể là lựa chọn tốt nhất. Nó liên quan đến việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu sau khi xạ trị toàn thân kết hợp với hóa trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bệnh của trẻ.
Liệu pháp tế bào T sử dụng một số tế bào miễn dịch của riêng bạn, được gọi là các tế bào T, để điều trị ung thư của bạn. Bác sĩ lấy tế bào ra khỏi máu và thay đổi chúng bằng cách thêm gen mới. Các tế bào T mới có thể tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hoàng Quyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …