Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không nguy hiểm chết người nhưng nó lại là thủ phạm kìm hãm hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng, chính những thói quen hàng ngày có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một vài thói quen xấu gây thoái hóa cột sống để bạn đọc biết và điều chỉnh lại cho đúng.
Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Ngồi sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng, đây là một trong những triệu chứng thoái hóa cột sống. Sai lầm phồ biến của nhiều người khi ngồi là tựa lưng trên ghế của mình. Như vậy tấy cả trọng lượng sẽ dồn vào dưới lưng. Áp lực này sẽ khiến cho cột sống của bạn phải làm việc quá nhiều dẫn đến xương khớp yếu, gây thoái hóa.
Ở phụ nữ đi giầy quá cao buộc bạn phải cong người lên, dồn trọng lực lên các khớp xương, điều đó không tốt cho cột sống. Những đôi giầy đế bằng không ôm chắc chân cũng có thể làm hại bạn, các ngón chân buộc phải di chuyển từ bên này sang bên kia dẫn tới việc trọng lượng cơ thể phân phối không đồng đều khi di chuyển. Nên chọn cho mình một đôi giày có độ cao phù hợp và ôm chắc chân, thoải mái đi lại.
Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo; đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người; ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong; ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế… cũng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống bị thay đổi, cơ và dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa nhanh.
Do đó, bạn hãy chỉnh lại tư thế sinh hoạt và làm việc của mình, duy trì tư thế đúng để giảm thiểu các cơn đau.
2. Bê vác đồ nặng
Nếu bạn thường xuyên mang vác vật nặng ở tư thế cúi khom, thì tải trọng tác động lên cột sống sẽ cao hơn so với khi bê vật nặng ở tư thế thẳng đứng. Giải pháp tốt nhất là ôm vật nặng ngang hông, ép vật đang mang càng sát người càng tốt và luôn giữ tư thế lưng thẳng.
3. Do các chấn thương ở cột sống
Các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn hay bị đánh đập… Chấn thương ở cột sống thắt lưng khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.
4. Tăng cân, béo phì
Một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường đó là trọng lượng cơ thể quá lớn. Chế độ ăn uống nhiều calo, ít thực phẩm dinh dưỡng sẽ dẫn đến tăng cân, tạo nên áp lực lớn lên lưng bạn. Cân nặng quá mức cũng sẽ làm khu vực xung quanh xương chậu bị kéo về phía trước và tạo căng thẳng ra phía sau lưng. Lâu dài khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và nguy cơ bị thoái hóa cột sống là rất cao.
Những người thừa cân có nguy cơ viêm xương khớp nhiều hơn người khác.
5. Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
Người có thói quen dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn… khiến hệ xương khớp giảm độ chắc khỏe, dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về xương khớp.
Hút thuốc lá làm tăng hoạt động liên kết trong não, đồng thời khiến chứng đau lưng, thoái hóa cột sống khó hồi phục. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những người hút thuốc lá có khả năng bị thoái hóa xương khớp gấp 3 lần so với người không hút. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá nếu bạn muốn xương khớp luôn được chắc khỏe.
6. Do căng thẳng kéo dài
Nếu bạn đang căng thẳng, toàn bộ cơ thể cũng bị áp lực, nhất là vùng cơ bắp ở cổ và lưng. Tình trạng này kéo dài không được thư giãn sẽ gây đau nhức thường xuyên. Có nhiều cách để bạn thư giãn, giảm căng thẳng như tập thể dục, tập thiền và tắm bằng nước ấm.
7. Ít vận động và luyện tập thể thao
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện rất nhiều về sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp, giúp cơ bắp chắc khỏe tăng cường lưu thông và mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để vận động và bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Để phòng tránh thoái hóa, chúng ta cần chú ý thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động, hạn chế những chấn thương ở vùng cột sống thắt lưng. Đồng thời, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D… để giúp xương chắc khỏe mà không khiến cơ thể bị thừa cân. Đối với bệnh nhân đã có dấu hiệu thoái hóa, nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưg Collagen type 2, Glucosamin,… để giảm đau, chống viêm và tái tạo xương khớp.
Ngọc Nguyễn
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: