Khoai lang là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Trên thực tế nghiên cứu đã chứng tỏ khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím, là siêu thực phẩm chống ung thư.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy trong khoai lang tím chứa chất ức chế sự phát triển tế bào ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, vú. Ngoài ra chất này còn ức chế tiểu cầu ngưng tụ, có tác dụng chống đông, do vậy giúp dự phòng bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sinh hóa Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Biochemistry), các nhà khoa học Mỹ đã kết hợp các chiết xuất lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư, và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi thử nghiệm cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Các nhà khoa học khẳng định rằng khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người nên ăn 1 củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa trưa hoặc tối, hoặc cũng có thể ăn 1 củ khoai lang tím to mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, chống bệnh ung thư.
Một nghiên cứu của Châu Á cũng cho thấy khoai lang giàu vitamin A, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng hữu hiệu.
Bên cạnh đó, khoai lang còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác, xứng danh “sâm nam”:
Ngoài ra, nó còn có thể loại bỏ độc tính của thủy ngân, cadmium, asen và các hiệu ứng độc hại khác gây ra bởi thức ăn và môi trường, ngăn chặn quá trình gây ung thư của các kim loại độc hại.
Củ khoai lang thường được luộc, rán hay nướng. Chúng cũng có thể được chế biến thành tinh bột và có thể thay thế một phần cho bột mì. Trong công nghiệp, người ta dùng khoai lang làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và cồn công nghiệp. Ngoài ra, Khoai lang chứa các chất tạo màu có đặc tính chống viêm, cùng với đó là vitamin C, vitamin A, vitamin E hỗ trợ hệ miễn dịch đồng thời là chất chống oxi hóa mạnh mẽ.
Nhưng thưởng thức loại thực phẩm này sao cho đúng cách không phải là điều mà ai cũng biết. Sau đây là Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang
1. Không Ăn Khoai Lang Sống
Khoai lang là một loại thực phẩm hoàn toàn không thích hợp để ăn sống. Nguyên nhân là bởi khi chưa được chế biến, các màng tế bào trong khoai lang chưa bị nhiệt độ phá vỡ nên rất khó tiêu hóa.
Bên cạnh đó, khi chế biến khoai lang bằng phương pháp luộc, bạn nên chú ý kéo dài thời gian nấu để tránh tình trạng chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nóng ruột, nấc… sau khi ăn khoai.
2. Khoai Lang Nướng Không Nên Ăn Vỏ
Khoai lang nướng với hương vị thơm ngon là món ăn khoái khẩu của không ít người. Trong đó, nhiều người còn không ngần ngại thưởng thức cả lớp vỏ cháy sém bên ngoài củ khoai.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta không nên ăn vỏ của khoai lang nướng. Bởi lớp vỏ của loại củ này có chứa không ít kiềm sinh vật, đi vào cơ thể sẽ khiến dạ dày khó chịu.
Hơn nữa, khoai lang nướng thường có lớp vỏ bị cháy sém. Dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp vỏ này có nguy cơ bị biến chất và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.
Vỏ của khoai lang nướng tiềm ẩn không ít nguy cơ đối với sức khỏe.
3. Không Nên Ăn Khoai Lang Chiên Hay Xào
Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.
Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
4. Nên Ăn Khoai Lang Vào Bữa Trưa
Lượng canxi trong khoai lang cần khoảng 4-5 giờ đồng hồ để cơ thể hấp thu, trong khi đó ánh sáng Mặt Trời buổi chiều lại có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào buổi trưa, canxi có thể hấp thu hết trước bữa ăn tối, không ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn của bữa tối.
5. Không Nên Ăn Khoai Lang Với Những Món Ngọt Khác
Không nên ăn khoai lang với những món ngọt khác. Khoai lang bản thân là một loại thực phẩm ngọt, nếu ăn thêm cùng một loại thực phẩm ngọt khác sẽ khiến tăng khả năng xuất hiện tình trạng trào ngược.
Không ăn khoai lang cùng với quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
6. Nên Ăn Cả Vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
7. Không Ăn Lúc Đói
Khoai lang có hàm lượng đường cao. Ăn khoai lang khi bụng rỗng sẽ tạo ra lượng lớn axit dạ dầy, khi chất này quá nhiều sẽ kích thích lên niêm mạc dạ dày khiến bạn có cảm giác cồn cào. Trong quá trình tiêu hóa, chất enzyme trong khoai lang tạo ra khí carbon dioxide gây trướng bụng, ợ chua.
8. Không Ăn Khoai Lang Để Lâu
Khoai lang để lâu ngày ngọt hơn khoai lang mới đào do lượng nước giảm đi làm tăng nồng độ đường trong khoai lang. Đồng thời, trải qua thời gian lâu, nước trong khoai tham gia phản ứng thủy phân tinh bột trong khoai tạo thành đường tăng cao hơn nữa. Khoai lang mầm ăn vào có thể gây ngộ độc.
9. Người Bị Bệnh Thận , Đường Tiêu Hóa Không Nên Ăn
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thạn yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
10. Không nên chỉ ăn mỗi khoai lang, và ăn quá nhiều
Khoai lang tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, Bạn nên ăn khoai lang phối hợp cùng gạo hoặc mì và chỉ ăn từng lượng vừa đủ cho cơ thể. Khoai lang có thể ăn kèm dưa muối. Trước khi chế biến khoai nên dùng nước muối có pha chút ít phèn chua để ngâm khoai.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…