Triệu chứng cứng khớp vai là tình trạng vùng khớp vai bị viêm (vùng này bao gồm gân, dây chằng, cơ bắp, ổ chảo xương vai và chỏm vai của xương cánh tay). Sự viêm nhiễm này gây ra đau đớn mỗi khi chúng ta cử động. Nếu không có sự chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh lý sẽ càng lúc càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cứng khớp vai thường không rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này như:
Tuổi tác: trung niên từ 40 đến 60 tuổi thường gặp tình trạng này;
Giới tính: khoảng 70% báo cáo mắc bệnh thuộc về nữ giới;
Bạn mắc các vấn đề có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp trạng, hệ tuần hoàn yếu, bệnh lao phổi.
Khi cơn đau vai nhói lên thì tất cả những gì bạn mong muốn là giảm đau nhanh chóng. Thật may khi ban có thể áp dụng nhiều cách để cảm thấy thoải mái hơn. Meg Plotsky, đến từ một spa có tiếng, gợi ý: "Việc thư giãn khối cơ ngực và vai bị bó lại tương đối dễ dàng thông qua các bài tập đơn giản có thể thực hiện khi bạn ngồi trên ghế, đứng, quỳ hay ngồi trên sàn nhà. Những bài tập và động tác căng duỗi này thực sự dễ tập và mọi người có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong ngày".
1. Căng Duỗi Tay (Goalpost Stretch)
Khi ngực bạn bị gập cong lại, phần trước ngực hóp vào trong. Động tác căng duỗi này giúp mở các cơ ngực và "tái lập" vai, đưa chúng trở về vị trí tự nhiên thường thấy.
Cách Tập:
- Sử dụng dây tập yoga, dây nhảy hoặc thắt lưng. Chọn tư thế ngồi hoặc đứng thoải mái.
- Dùng 2 tay nắm sợi dây và duỗi thẳng cánh tay ở vị trí cao ngang bằng vai, với lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Mở rộng tay sang hai bên, rộng hơn một chút so với khoảng cách 2 vai. Hít vào một hơi đồng thời nâng sợi dây lên cao quá đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước.
- Khi thở ra, gập khuỷu tay về vị trí cao ngang bằng vai và hạ thấp sợi dây, kéo bả vai xuống phía lưng và hướng vào trong xương sống. Bạn hãy hình dung mình đang tạo hình một cột khung thành bằng cánh tay với sợi dây ở phía sau đầu mình.
- Hít vào và vươn cánh tay lên. Thở ra và trở về tư thế ban đầu với cánh tay ở phía trước vai.
- Lặp lại 3-5 lần.
2. Duỗi Và Gập Tay Sau Lưng (Back Bound Hand Stretch)
Khi bạn dành phần lớn thời gian trong ngày ở tư thế vai gập cong xuống, thì chuyển động vào trong của vai có thể trở thành thói quen. Bài tập này tác dụng ngược lại với thói quen xấu đó.
Cách tập:
- Chọn tư thế ngồi hay đứng thật thoải mái, để 2 vai xuôi xuống, cách tai và cùng hướng về phía cột sống.
- Đưa cả 2 cánh tay và bàn tay ra phía sau lưng.
- Dùng bàn tay trái nắm lấy khuỷu tay phải, tương tự với bên kia. Nếu động tác này quá khó, hãy dùng bàn tay để nắm cổ tay hoặc cẳng tay ở phía đối diện.
- Nâng ngực và ép 2 bả vai xuống vai trong khi kéo chúng về phía cột sống.
- Hít thở từ 3-5 hơi.
- Sau đó đổi bên bằng cách dùng tay phải nắm khuỷu tay trái và ngược lại rồi thực hiện nâng ngực, ép bả vai, hít thở.
3. Kéo Giãn Dạng Con Lắc
- Đầu tiên, hãy thư giãn vai của bạn;
- Đứng thẳng người, sau đó nghiêng người ra trước nhẹ nhàng (bạn có thể dùng tay không bị bệnh để tựa lên bàn giữ thăng bằng), đưa tay bệnh về phía trước;
- Xoay phần cánh tay bị cứng khớp vai thành vòng tròn hướng lên và xuống.
Thực hiện động tác 10 lần mỗi hướng, mỗi ngày.
Khi tình trạng tốt hơn, bạn có thể thêm lực vào vai khi thực hiện động tác.
4. Xoay Tròn Vai
- Để tay lên vai và xoay vai theo hướng vòng tròn.
- Vẽ vòng tròn bằng khuỷu tay của bạn, lặp đi lặp lại động tác này 20 lần theo chiều kim đồng hồ và ở hướng ngược lại 20 lần.
5. Kéo Căng Bằng Khăn Tắm
- Giữ khăn tắm ở phía sau lưng và nắm lấy nó bằng tay còn lại của bạn, giống với khi bạn đang chà lưng của mình. Lưu ý để tay bị cứng khớp vai ở phía trên, và tay còn lại ở dưới.
- Dùng phía tay khỏe để kéo khăn tắm, qua đó sẽ kéo dịch chuyển tay còn lại.
Thực hiện động tác từ 10 đến 20 lần một ngày.
6. Đẩy Tường
Đứng đối diện tường, duỗi tay, áp lòng tay vào tường, sau đó nhẹ nhàng trượt cánh tay lên và xuống trong khi vẫn giữ chúng áp sát vào tường. Lưu ý: Bạn cần thực hiện động tác này chậm rãi để không làm tay của mình bị đau.
Lặp lại động tác này chừng 15 lần mỗi ngày.
7. Kéo Căng Vai
Sử dụng phía bên tay khỏe để nâng tay bị đau, đưa lên và hạ xuống một cách nhẹ nhàng. Giữ căng chừng 15 đến 20 giây.
Lặp đi lặp lại động tác này 10 đến 20 lần mỗi ngày và thực hiện chừng 15 nhịp mỗi lần tập.
Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có những thông tin bổ ích về bài tập đơn giản tại nhà giúp cải thiện tình trạng đông cứng khớp vai. Và đừng quên thực hiện chúng thường xuyên nhé.
Kỳ Duyên
Như chúng ta đã biết thì đông trùng hạ thảo vốn nổi tiếng là một loại Đông dược quý hiếm. Bất kể đối tượng sử dụng là đàn ông hay phụ nữ. Rượu đông trùng hạ thảo được xem là thuốc quý giúp bồi bổ sức khỏe nhằm tăng cường hiệu quả cho từng mục đích sử dụng.
Rượu vải được lên men từ trái vải tươi có màu hồng nhạt, hương vị thơm nhẹ, vị ngọt thanh rất dễ sử dụng với nhiều người. Rượu vải không chỉ là một thức uống, mà nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác mà chúng ta chưa biết đến.
Mít là một loại trái cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, với hương vị thơm ngon, quyến rũ. Hiện nay mít được nhiều người ngâm rượu và sử dụng. Kết quả đã được công nhận là rượu ngâm mít có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người.
Thịt dê được biết đến là một nguyên liệu bổ dưỡng và chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là món thịt dê hầm thuốc bắc rất bổ dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, và có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.