Những vụ sảy thai luôn khiến những người mẹ đang mong chờ con suy sụp. Tuy khá khó để đối phó với sảy thai, hiện tượng này lại khá phổ biến – có khoảng 20 đến 30% số trường hợp các bà mẹ mang thai bị sảy thai. Hầu hết các vụ sảy thai diễn ra trong giai đoạn đầu của thai nghén hoặc ngay cả trước khi người phụ nữ biết mình đang chuẩn bị có thai. Dù cho hiện tượng này xảy ra lúc nào đi nữa, nó thực sự vẫn khiến rất nhiều cặp vợ chồng đau đớn. Vậy những nguyên nhân phổ biến của sảy thai là gì? Liệu ta có thể ngăn ngừa sảy thai không ?
1. Các Vấn Đề Về Nhau Thai ( Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ )
Nhau thai là một cơ quan quan trọng, cực kì thiết yếu cho sự sống còn của bé trong bụng mẹ. Nhau thai đóng vai trò cung cấp thức ăn cho bé, bởi vì nó liên kết bé với nguồn máu của người mẹ. Nếu nhau thai gặp vấn đề, em bé sẽ không phát triển bình thường, và kết quả cuối cùng là mẹ bị sảy thai.
2. Những Bất Thường Về Nhiễm Sắc Thể ( Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ)
Việc thừa hưởng di truyền từ bố mẹ ở mỗi chúng ta không ai giống ai. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có vai trò xác định. Nhiễm sắc thể là các túi DNA rất nhỏ và ngay sau khi thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia và tách rời để trở thành các mô và cơ quan trong cơ thể bé. Trong mỗi tế bào bình thường ở người có 46 nhiễm sắc thể; 22 cặp từ bố mẹ kết hợp với cặp thứ 23 để trở thành nhiễm sắc thể quyết định giới tính. Khi mỗi tế bào phân chia, cần có một bản sao chính xác của mỗi nhiễm sắc thể trong tế bào mới. Nếu điều này không xảy ra hoặc một cặp không đầy đủ hoặc nhiễm sắc thể phát triển thêm, việc sẩy thai thường xảy ra sau đó.
Một số trường hợp sẩy thai do một tế bào trứng hoặc tinh trùng bất thường. Nhiễm sắc thể bất thường là nguyên nhân quan trọng gây sẩy thai và hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của hai vợ chồng.
Một số cặp vợ chồng bị sẩy thai nhiều lần do các nhiễm sắc thể bị khuyết tật và đành chọn giải pháp giúp thụ tinh. Bác sĩ có thể sàng lọc và chọn phôi khỏe mạnh để cấy thụ tinh sau khi chẩn đoán di truyền. Kết quả sàng lọc được báo trước cho đôi vợ chồng quyết định bởi phôi của họ có thể có bất thường về di truyền.
3. Bệnh Mạch Máu Collagen Và Các Rối Loạn Tự Miễn Dịch
Các rối loạn này xảy ra khi cơ thể người phụ nữ tạo ra các kháng thể. Để tiếp tục quá trình mang thai, cơ thể cần tiếp nhận bào thai một cách an toàn. Việc gia tăng kháng thể trong cơ thể người mẹ sản sinh ra những cục máu đông làm giảm lưu lượng máu đến bào thai.
Bệnh phù cũng được xem là một nguyên nhân chính gây hư thai. Đây là một rối lọan của ruột nơi cơ thể không dung nạp protein gluten và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đúng cách. Hệ thống miễn dịch có thể nhạy cảm với việc mang thai khi phản ứng miễn dịch được kích hoạt khi người mẹ ăn một loại thức ăn nào đó.
4. Nhiễm Trùng
Có một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút được phát hiện trong 3 tháng đầu khi người mẹ mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai. Một số nhiễm trùng không gây triệu chứng gì. Hiện nay, người ta cho rằng việc nhiễm trùng qua nhau thai hoặc qua cổ tử cung của người mẹ là chính. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra trong chính nhau thai hoặc phôi. Đôi khi, truyền máu cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Một số bệnh nhiễm trùng chủ yếu là sởi, quai bị, mụn rộp, một số loại vi khuẩn và các bệnh lây qua đường tình dục. Ngay từ đầu thai kỳ, việc thử máu được thực hiện để sàng lọc và đánh giá khả năng miễn dịch của người mẹ.
5. Mất Cân Bằng Nội Tiết Tố
Một số phụ nữ trải qua giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết khi buồng trứng không sản sinh đủ progesterone để hỗ trợ bào thai trong giai đoạn đầu của sự thụ tinh. Dù một số nhà nghiên cứu tin rằng nồng độ của loại nội tiết tố này thấp thường là triệu chứng hơn là nguyên nhân gây sẩy thai. Sự cân bằng progesterone, nang kích thích nội tiết tố, oestrogen và ngay cả nội tiết tố tuyến giáp cũng cần có tỷ lệ chính xác để hỗ trợ thai kỳ ở giai đoạn đầu. Quá ít hay quá nhiều bất kỳ nội tiết tố nào cũng có thể gây hư thai.
6. Bị Bệnh ( Trong 3 Tháng Giữa Thai Kỳ )
Các bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, tiểu đường không được kiểm soát, tăng huyết áp nặng và lupus ban đỏ, sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai của mẹ khi mang thai.
7. Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang ( Trong 3 Tháng Giữa Thai Kỳ )
Hội chứng buồng trứng đa nang không chỉ gây vô sinh ở nữ giới mà còn là nguyên nhân sảy thai sớm ở nhiều bà bầu. Khi mắc buồng trứng đa nang, cơ thể phụ nữ sẽ có nồng độ nội tiết tố nam testosterone quá cao, gây ra các vấn đề về rụng trứng và kinh nguyệt bất thường. Đa nang buồng trứng còn dẫn tới tình trạng kháng insulin, gây cản trở sự hình thành và phát triển của lớp nội mạc tử cung, ngăn không cho bào thai bám vào thành tử cung, dẫn tới sảy thai sớm. Khảo sát cho thấy có khoảng 5 - 10 % phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải hội chứng PCOS.
Buồng trứng đa nang có thể phát hiện sớm trước khi mang thai. Nếu bạn làm các xét nghiệm và kiểm tra tiền thai sản có thể tìm ra hội chứng này. Ngoài ra, nữ giới bị rối loạn hay có các bất thường về kinh nguyệt cũng nên làm kiểm tra để xác định có mắc PCOS hay không. Nếu buồng trứng đa nang, bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc.
8. Chấn Thương
Đôi khi chấn thương cũng gây sẩy thai. Dù bào thai được bảo vệ chắc chắn trong xương chậu và lớp niêm mạc tử cung, nếu chấn thương đủ mạnh để tống cái thai ra ngoài, nhau thai và phôi đều có thể bung ra. Tai nạn xe cộ hoặc áp lực đè nặng lên vùng bụng dưới cũng có thể gây sẩy thai.
9. Thiếu Hụt Các Vitamin Thiết Yếu Cho Thai Kỳ
Nghiên cứu cho thấy việc mẹ bầu thiếu vitamin D và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn đa dạng để cơ thể có được các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ để được bổ sung các vitamin cần thiết trước khi mang thai và trong khi mang thai.
10. Lối Sống Không Lành Mạnh (Thuốc Lá, Rượu Bia, Lạm Dụng Thuốc, Độc Tố Môi Trường...)
Có nhiều nguyên nhân sảy thai sớm khác nhau, nhưng phổ biến nhất là do lối sống thiếu lành mạnh hay môi trường sống không sạch. Nếu người mẹ hút thuốc lá, hoặc hít phải nhiều khói thuốc lá trong thai kỳ sẽ rất dễ bị sảy thai. Bởi nicotine trong khói thuốc lá sẽ truyền qua nhau thai, gây cản trở nguồn cung cấp máu đến thai nhi.
Trong khi đó, việc uống quá nhiều rượu bia hoặc đồ uống có cồn, lạm dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh sẽ gây ức chế sự phát triển, cản trở nguồn cung cấp dinh dưỡng đến thai nhi và dẫn tới sảy thai.
Ngoài ra, phụ nữ sống hoặc làm việc trong môi trường không sạch, thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học cũng dễ dẫn tới ngộ độc và làm gia tăng tỉ lệ sảy thai sớm.
Với những nguyên nhân chủ quan này, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách từ bỏ những thói quen thiếu lành mạnh, nói không với thuốc lá và các chất kích thích. Nếu môi trường sống của bạn độc hại hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và chấp nhận việc hy sinh một vài điều trước mắt để đảm bảo "thế hệ sau" cho mình.
Ngoài những nguyên nhân sảy thai sớm nêu trên, bạn nên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu cảnh báo sảy thai để có cách phòng ngừa tốt nhất nhé!
CÁCH PHÒNG TRÁNH SẨY THAI TỰ NHIÊN
Để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lại, bạn nên:
+ Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất thải, chất độc hại trong môi trường.
+ Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.
+ Bổ sung các vitamin cần thiết khi mang thai để đảm bảo rằng bạn và thai nhi đang phát triển có đủ chất dinh dưỡng.
+ Xây dựng chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả.
+ Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoăc các huấn luyện viên thể dục khi có ý định tập luyện khi trong thai kỳ để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tập thể dục hợp lý khi mang thai có thể giảm stress, đau nhức, nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và tăng sức chịu đựng khi mẹ bầu chuyển dạ.
+ Tránh dùng một số loại như misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
+ Tiêm ngừa trước khi mang thai
Nguyễn Ngọc
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.