Đối với các bà mẹ, mang thai và chờ đợi đến ngày sinh có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai không phải ai cũng sinh đúng ngày dự sinh mà Bác sỹ đưa ra. Vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, cơn đau chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. Do đó mẹ bầu cần phân biệt được dấu hiệu chuyển dạ thật để phát hiện thời điểm bé muốn ra đời nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.
Để biết những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con chính xác 100%, các mẹ bầu hãy cùng | thuocthang.com.vn tham khảo ngay một số dấu hiệu phát hiện sớm sau đây. Chắc chắn nó sẽ là những thông tin hữu ích cho các bà mẹ đang trong giai đoạn sắp sinh nở đấy !
1. Bụng Bầu Tuột Xuống
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tuột xuống đáng kể. Lúc này, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Điều này báo hiệu các thiên thần nhỏ sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Nếu đây không phải lần đầu sinh nở của bạn, dấu hiệu chuyển dạ có thể bị bỏ qua khi các mẹ không thường chú ý đến hình dạng hay vị trí bụng bầu của mình (cơ xương chậu đã đủ giãn nở). Tuy nhiên, mẹ có thể quan sát ngực xem chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tuột sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dàng nhận ra đã sắp đến ngày sinh.
2. Các Cơn Co Thắt Chuyển Dạ
Càng gần đến ngày sinh nở, những cơn co thắt ở bụng sẽ càng nhiều và mạnh mẽ hơn, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Các cơn đau diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5-7 phút sẽ có một cơn co. Lúc này, mẹ có thể tắm bằng vòi hoa sen với nước ấm hoặc có thể nhờ chồng massage để giảm đau.
3. Dịch Nhầy Cổ Tử Cung Thay Đổi
Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời.
Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong một vài ngày tới, bé yêu của bạn sẽ chào đời. Song có không ít thai phụ phải chờ đến 1 đến 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ. Nếu thai kỳ đã đủ tháng và bạn mong muốn gặp bé yêu song vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể áp dụng các phương pháp kích thích chuyển dạ.
Lưu ý là nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
4. Cổ Tử Cung Giãn Nở Là Một Triệu Chứng Sắp Sinh
Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở, giãn ra và mỏng đi trong vài ngày hoặc một vài tuần trước khi bạn chuyển dạ nhằm “thông đường” cho bé yêu ra đời. Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu sắp sinh.
5. Tiêu Chảy
Những thay đổi trong chế độ ăn uống, nội tiết tố, việc sử dụng thuốc… đều có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời.
Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy khi sắp sinh là do các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé có thể kích thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn, khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này thường khiến bạn mệt mỏi vì mất nước song đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong quá trình chuyển dạ, bạn cũng có thể muốn đi vệ sinh.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy uống nhiều nước để cơ thể tránh mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, bạn nên đi khám để bác sĩ có những chỉ định y khoa thích hợp.
6. Giảm Cân Hoặc Ngừng Tăng Cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn thường ổn định hoặc thậm chí có thể giảm cân. Điều này là bình thường, bạn không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do lượng nước ối giảm đi để chuẩn bị cho bé ra đời.
7. Cảm Thấy Mệt Mỏi Và Muốn Ngủ Nhiều Hơn
Bụng bầu ngày càng to, chèn ép bàng quang khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên gây khó ngủ. Vì vậy, nếu khi nào cảm thấy buồn ngủ, mẹ nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
Ngược lại, cũng có không ít bà mẹ bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn một cách khác thường. Đây cũng có thể xem là một dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và muốn chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu của mình.
8. Bị Chuột Rút Và Đau Lưng Nhiều Hơn
Khi sắp sinh em bé, những cơn chuột rút sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu đây là lần đầu mẹ mang thai, các dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn.
9. Giãn Các Khớp Xương
Trong quá trình thai kỳ, dây chằng giữa các khớp xương sẽ trở nên mềm hơn. Các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
10. Vỡ Nước Ối
Thai nhi phát triển trong một túi lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ đồng nghĩa với việc con đã sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp dấu hiệu này (chỉ có 8-10% thai phụ vỡ ối trước khi sinh).
Tùy mỗi người mà nước ối có thể chảy nhiều hay ít, thành dòng hay nhỏ giot. Nước ối có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Khi vỡ ối, mẹ nên ghi nhớ thời gian, lượng nước ối, màu sắc và đến bệnh viện ngay. Chuyên gia cũng khuyên rằng mẹ nên thận trọng hơn nếu vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ.
Nhìn chung, nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, thời điểm chuyển dạ có thể cách 12–24 giờ sau khi các cơn co thắt hoặc dấu hiệu vỡ ối xuất hiện.
CÁCH GIẢM ĐAU DO CÁC DẤU HIỆU SẮP SINH
Giai đoạn đầu khi chuyển dạ là thời gian tốt nhất để bạn thư giãn tinh thần. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn giảm đau khi sinh con:
+ Đi dạo
+ Xem một bộ phim hài vui nhộn
+ Massage
+ Trò chuyện cùng người thân để quên đi cảm giác khó chịu
+ Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm vòi sen ấm
+ Cố gắng ngủ đủ giấc. Bạn cần phải tích lũy năng lượng để sinh em bé.
KHI NÀO THÌ MẸ BẦU CẦN VÀO BỆNH VIỆN?
Khi bạn nghĩ mình sắp vượt cạn, hãy bắt đầu tính thời gian những lần bạn bị co thắt bụng, bao gồm: thời gian giữa các cơn co thắt và thời gian của mỗi cơn co thắt.
Các cơn co thắt nhẹ bắt đầu thường cách nhau từ 15 – 20 phút và kéo dài từ 60 – 90 giây mỗi cơn. Sau đó, các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn cho đến khi chúng cách nhau 5 phút. Khi những cơn co thắt mạnh kéo dài từ 45 – 60 giây và cách nhau 3 – 4 phút, đây chính là lúc bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
Bạn hãy cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơn co thắt như thời gian cách quãng, độ dài của mỗi lần, mức độ đau và các triệu chứng khác mà bạn đang gặp phải.
Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sau đây, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
+ Gặp phải các dấu hiệu sinh non như các cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
+ Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu nước ối có màu máu.
+ Bạn cảm thấy em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
+ Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
+ Bạn bị đau đầu nặng và kéo dài, thay đổi thị lực, đau ở vùng bụng trên, bị sưng hoặc gặp bất kỳ triệu chứng khác của tiền sản giật.
Hy vọng bài viết này của thuocthang.com.vn đã cung cấp cho mẹ bầu nhiều thông tin hữu ích về những dấu hiệu sắp sinh con giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.
Hoàng Quyên
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Có những chất dinh dưỡng tuy cơ thể chỉ cần một số lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Những kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu có thai theo dân gian mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng Với kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa, Nhận biết những dấu hiệu có thai theo dân gian được cho là phương pháp cực kỳ chính xác.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.