Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một trong những căn bệnh tự miễn của các mô liên kết đồng thời nó có ảnh hưởng đến các các cơ quan, bộ phận của cơ thể của người mắc bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh tự miễn có thêt tấn công lên các tế bào và mô của cơ thể làm ảnh hưởng trực tiếp lên làn da như viêm, phỏng hoặc nặng hơn là hủy hoại mô.
BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG LÀ GÌ ?
Bệnh lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn làm các mô liên kết bị tổn thương và nguy hại đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể. Bệnh lupus ban đỏ xuất hiện khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể lại và tấn công các bộ phận liên quan của cơ thể dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, viêm phỏi, tổn thương hệ thần kinh,… Ngoài ra, bệnh lupus ban đỏ còn gây nên hiện tượng co thắt mạch máu khiến ngón tay, ngón tay hay lỗ mũi bị đau và tím tái, trường hợp nặng hơn thì xuất hiện vỡ mạch máu và xuất hiện bên ngoài da.
Thường thì bệnh lupus ban đỏ không có ảnh hướng đến sinh hoạt của cuộc sống và theo nghiên cứu của các chuyên gia thì cứ 2000 người sẽ có 1 người mắc phải bệnh lupus ban đỏ. Trong đó, nữ giới mắc phải bệnh lupus ban đỏ cao gấp 5 lần so với nam giới vào xuất hiện từ lứa tuổi 15 – 40 tuổi.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LUPUS BAN ĐỎ
Bệnh lupus ban đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Do yếu tố gen di truyền: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì bệnh lupus ban đỏ xuất hiện do yếu tố gen di truyền. Bệnh di truyền theo các thành viên trong gia đình từ người này sang người khác, những gen này thường nằm ở vị trí nhiễm sắc thể số 6 và những đột biến này xảy ra ngẫu nhiên.
– Do kích hoạt từ môi trường bên ngoài: Yếu tố môi trường không chỉ là tình trạng bệnh nặng thêm mà nó còn kích hoạt quá trình phát sinh bệnh một cách nhanh chóng và lan rộng trong nhóm dân cư. Tia UV kích hoạt việc hình thành vùng bệnh phát ban đỏ lupus.
– Tác dụng phụ của thuốc tây y: bệnh lupus ban đỏ xuất hiện do phản ứng thuốc ở những người bệnh đang điều trị lâu dài với thuốc tây y. Tuy nhiên, các triệu chứng do tương tác thuốc gây nên bệnh lupus ban đỏ thường biến mất khi bạn ngưng sử dụng thuốc chứ không giống như các triệu chứng do môi trường hay do gen di truyền gây nên.
CÁC DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ
Dưới đây là 12 dấu hiệu cảnh báo lupus bạn cần ghi nhớ để kịp thời can thiệp
1. Phát Ban Trên Mặt
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của lupus là vết phát ban hình giống con bướm ở khu vực mũi và gò má. Khoảng 30% bệnh nhân lupus ghi nhận hiện tượng này.
2. Sốt Kéo Dài
Sốt xuất hiện khi cơ thể viêm nhiễm và trên thực tế, không ít người mắc lupus lên cơn sốt. Nếu bị sốt kéo dài hoặc tái phát liên tục, bạn hãy lập tức đi khám.
3. Da Phát Ban Sau Khi Ra Ngoài
Bệnh nhân lupus nhạy cảm với tia UV nên sau thời gian ở ngoài trời, họ dễ bị phát ban hoặc thậm chí loét da ở những vùng ít được che chắn như mặt, cổ, cánh tay.
4. Đau Khớp
Lupus hay bị nhầm lẫn với viêm khớp vì cả hai căn bệnh đều khiến khớp trở nên cứng và đau, đặc biệt ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nếu thấy khó cử động sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu.
5. Sưng
Sưng hạch bạch huyết hoặc vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu của lupus. Một số bệnh nhân còn bị sưng bắp chân.
6. Rụng Tóc
Lupus gây rụng tóc, để lại những mảnh hói nhỏ trên đầu và đôi khi đi kèm phát ban.
7. Ngón Tay, Ngón Chân Bị Tê Và Đổi Màu
Một phần ba người mắc bệnh lupus xuất hiện hội chứng Raynaud khiến mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại. Tuần hoàn bị cản trở, ngón tay, ngón chân sẽ bị tê và chuyển màu sang trắng hoặc tím.
8. Kiệt Sức
Kiệt sức là lời phàn nàn hay gặp ở bệnh nhân lupus. Cảm giác này khác với sự mệt mỏi sau khi tập gym, chơi thể thao mà giống như "bị đập vào tường" đến mức không thể hoạt động.
9. Đau Ngực
Đau ngực khi ho hoặc thở sâu cảnh báo tình trạng viêm màng phổi dễ bắt gặp khi mắc lupus. Bên cạnh đó, căn bệnh còn có thể gây viêm màng tim, làm bạn đau ngực khi nằm nhưng đỡ hơn nếu ngồi dậy và ngả về phía trước.
10. Loét Miệng
Các vết loét ở miệng và mũi bệnh nhân lupus kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
11. Chấm Đỏ Trên Da
Lupus có thể tấn công tiểu cầu, loại tế bào giúp con người cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại. Khi lượng tiểu cầu xuống thấp, da sẽ nổi nhiều chấm đỏ do mạch máu bị rò rỉ. Một số trường hợp còn chảy máu mũi hoặc nướu (khi đánh răng).
12. Đau Đầu
50% người bị lupus gặp vấn đề về trí nhớ, tập trung, nhận thức do căn bệnh tác động đến não cùng hệ thần kinh. Đi kèm với đó là nguy cơ đau nửa đầu tăng gấp đôi và hiện tượng tê, ngứa ran các dây thần kinh vận động, cảm giác.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN
Bệnh lupus ban đỏ hiện là một trong những căn bệnh mãn tính chưa có cách điều trị hết hẳn, về cơ bản bệnh chỉ được phòng chống các đợt bộc phát bệnh và giảm tối thiểu thời gian ảnh hưởng đến bệnh lupus ban đỏ.
– Dùng thuốc chống thấp xương khớp: Để cải thiện tình trạng bệnh lupus ban đỏ theo các đợt bộc phát thì những người mắc bệnh phải dùng thuốc chống thấp xương khớp như corticosteroid,… để ngăn chặn tiến triển của bệnh và ức chế hệ miễn dịch tự miễn của cơ thể.
– Dùng thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp mắc phải bệnh lupus ban đỏ nặng thì cần phải sử dụng đến thuốc ức chế hệ miễn dịch nhằm kiểm soát bệnh và ngăn chặn bệnh tái phát, thường những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch gây mắc phải hội chứng béo phì, mặt phù,…
– Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch: Thường những bệnh nhân mắc phải bệnh lupus ban đỏ phải chịu đau mãn tính lâu dài, do đó bác sĩ phải kê toa thêm thuốc giảm đau từ nhẹ đến mạnh nhằm kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên thuốc giảm đau dễ ảnh hưởng đến suy gan và thận.
Những người mắc bệnh lupus ban đỏ cần phải tránh ánh nắng mặt trời một cách an toàn và hiệu quả vì ánh nắng sẽ làm bệnh tình càng thêm nặng.
CÁCH NGĂN NGỪA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HIỆU QUẢ
– Nói không với thuốc lá, bởi thuốc lá có nguy cơ làm tăng bệnh tim mạch và có tác động trực tiếp đến lupus ban đỏ.
– Lập kế hoạch nghỉ ngơi và chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D và omega 3,…
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm năng cao sức đề kháng.
– Tránh làm việc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời, vì nó là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lupus ban đỏ.
– Nếu có dấu hiệu của bênh lupus ban đỏ cần đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị kịp thời và cần thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ để nhanh hồi phục sức khỏe.
NGƯỜI MẮC LUPUS BAN ĐỎ NÊN ĂN GÌ ?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh. Một số loại thực phẩm mà người bệnh lupus ban đỏ nên bồ sung hàng ngày như:
+ Rau xanh và trái cây
+ Thực phẩm giàu canxi và vitamin D như phô mai, sữa, sữa chua,… giúp ngăn ngừa loãng xương
+ Ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì
+ Thực phẩm giàu protein và ít chất béo
+ Nước: bạn nên uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn một số loại thực phẩm như:
+ Thực phẩm nhiều chất béo
+ Đồ uống có caffeine
+ Thực phẩm nhiều muối
+ Rượu
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng thông qua những thông tin bổ ích này sẽ giúp bản thân tự nhận biết bệnh và sớm tìm cách điều trị bệnh lupus ban đỏ hiệu quả và an toàn nhằm mang lại một sức khỏe tốt và lành mạnh. Hãy cùng đồng hành với Thuocthang.com.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về cách chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.