Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, có thể hiểu là do việc dẫn máu về tim không được hiệu quả gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần. Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở phụ nữ từ 35-50, những người hay phải đứng hay ngồi lâu.
Hiện nay, Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đã trở nên phổ biến, đây là căn bệnh không thể xem thường vì nó không thể điều trị khỏi dứt điểm, ngoài các phương pháp điều trị và dùng các loại thuốc giúp tĩnh mạch khỏe mạnh thì Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng sẽ hạn chế tối đa bệnh trở nặng.
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN:
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ ví dụ như: các loại rau xanh, trái cây tươi, một số loại đậu sẽ làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. (Lưu ý nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn dần dần, không nên tăng nhiều ngay một lúc vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu vì cơ quan tiêu hóa của bạn chưa làm quen với điều đó)
- Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên uống nhiều nước mỗi ngày. (Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày). Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và rất cần thiết cho một chế độ ăn giàu chất xơ.
- Nên ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin C vì Vitamin C cần thiết cho việc sản xuất collagen và elastin, hai mô liên kết quan trọng làm tĩnh mạch mạnh và săn chắc. Vitamin C cũng làm tăng lưu lượng máu lưu thông. Vitamin C và vitamin E là hai chất anti-oxidant của cơ thể. Khi dùng chung với vitamin E hoạt tính của vitaminC tăng lên. Các thực phẩm chứa nhiêu vitamin C như: trái cây họ cam quýt, rau xanh,…
- Nên tăng cường những những thực phẩm có chứa Flavonoid và Rutin. Trong chế độ ăn vì: Flavonoid( Bioflavonoid) là nhóm các hợp chất tự nhiên có trong thực vật. Flavonoid là cho trái cây và rau quả có có màu sắc tươi ngon và bảo vệ chúng khỏi côn trùng, vi khuẩn.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy khi dùng chất flavonoid cao và kéo dài sẽ cải thiện sự xuất hiện các tĩnh mạch bị suy giãn. Flavonoid làm mạnh, vững chắc tĩnh mạch và ngăn ngừa sự sự hình thành các gốc tự do trong lòng mạch. Những thực phẩm có nhiều flavonoid như : Hạt thông, hạt dẻ ngựa, kiều mạch,…
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG CÓ LỢI CHO NGƯỜI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
- Đường, tinh bột là những thứ không có lợi cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân vì chúng làm giảm hoạt động của những chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Không chỉ thế đường còn kích thích tăng cân, gây gan nhiễm mỡ, gây tăng axit uric và cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm thận nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường.
- Rượu và thuốc lá là những chất độc hại cho tĩnh mạch cũng như đôi chân của bạn.
- Thực phẩm chiên, rán, xào, đồ ăn sẵn chứa nhiều muối cũng như nhiều dầu mỡ không chỉ ảnh hưởng tới bệnh mạch vành mà còn làm trầm trọng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch chi, cản trở sự lưu thông máu.
- Ngoài chế độ ăn uống hợp lý người bị suy giãn tĩnh mạch chân cũng nên có chế độ tập luyện thích hợp:
+ Đi bộ chậm mỗi ngày hoặc bơi lội là các phương pháp thể thao tốt nhất nằm phòng tránh và điều trị bệnh suy tĩnh mạch.
+ Tăng cân, béo phì sẽ làm cho tình trạng suy tĩnh mạch của bạn trầm trọng hơn. Nếu bạn đang thừa cân nên giảm cân, nếu cân nặng của bạn đã vừa đủ thì bạn nên duy trì cân nặng đó.
- Mặc dù ngâm chân nước nóng tốt cho sức khỏe giúp ngủ ngon nhưng người bị suy giãn tĩnh mạch chân không nên ngâm chân nước nóng, vì ngâm chân nước nóng càng làm cho tĩnh mạch bị giãn ra nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
- Nên đeo tất y khoa vào ban ngày (đêm có thể bỏ ra)
Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Hy vọng với những thông tin mà Thuocthang.com.vn chia sẻ sẽ giúp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nhanh chóng khỏi bệnh và có cuộc sống dễ chịu hơn
Kỳ Duyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: