Vết thương chính là nguyên nhân chính kiến làn da xuất hiện những vết sẹo lồi, lõm, thâm, làm mất đi tính thẩm mỹ. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình phục hồi các vết thương, đồng thời giúp vết thương không để lại sẹo.
Khi bị tổn thương, bạn nên xử lý vết thương càng nhanh càng tốt để hạn chế sẹo trên da. Không nên ăn rau muống, hải sản, nếp, thịt gà, đồ cay nóng, thịt bò…vì dễ để lại sẹo. Làn da dù bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào thì vết thương hở phải mất một thời gian mới có thể lành lặn. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Thuocthang.com.vn chia sẻ thông tin hữu ích đến bạn về những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, không lo về sẹo.
Vết thương chính là nguyên nhân chính kiến làn da xuất hiện những vết sẹo lồi, lõm, thâm, làm mất đi tính thẩm mỹ. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình phục hồi các vết thương, đồng thời giúp vết thương không để lại sẹo.
Khi bị tổn thương, bạn nên xử lý vết thương càng nhanh càng tốt để hạn chế sẹo trên da. Không nên ăn rau muống, hải sản, nếp, thịt gà, đồ cay nóng, thịt bò…vì dễ để lại sẹo. Làn da dù bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào thì vết thương hở phải mất một thời gian mới có thể lành lặn. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Thuocthang.com.vn chia sẻ thông tin hữu ích đến bạn về những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, không lo về sẹo.
1. Chế Độ Dinh Dưỡng Cần Thiết Giúp Mau Lành Vết Thương Hiệu Quả
Hàm lượng đạm trong các loại thực phẩm đóng vài trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da tạo các tế bào mới, các thành phần liên quan đến quá trình chữa lành vết thương. Nguồn thực phẩm giàu đạm lành tính bạn cần nạp: Sữa đậu nành, thịt lợn, gan, tàu hũ…
Thịt heo cung cấp dưỡng chất, giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng. Để vết thương nhanh chóng bình phục, bạn nên tuân thủ ăn thực phẩm giàu đạm. Theo đó, chất đạm trong thịt, cá, trứng, lươn…các loại đậu là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp chất đạm.
Chế độ ăn nghèo đạm hoặc người bị suy dinh dưỡng hoặc bị rối loạn chuyển hóa đạm thường vết thương lành sẹo sẽ chậm hơn hoặc có khi không thể lạnh được do thiếu lượng đạm.
Vitamin C đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy vết thương nhanh lành. Đây được xem thành phần chủ yếu quyết định tới quá trình sản sinh mô sợi collagen giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại hiện tượng nhiễm trùng, làm gia tăng hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Bạn nên thường xuyên bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều các loại rau quả tươi như ớt chuông, khoai tây, cam, bắp cải, dâu tây, bông cải xanh…
Kẽm được xem là thần dược cho vùng da bị tổn thương, chống nhiễm khuẩn. Kẽm đóng vai trò tổng hợp các loại enzyme trong cơ thể và đảm nhận hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, đặc biệt giúp tái tạo, sản sinh collagen phục hồi những tổn thương trên bề mặt da. Nguồn thực phẩm giàu kẽm tuyệt vời như súp lơ xanh, hạt vừng, hạt bí đỏ, đậu trắng, ngũ cốc…
Những thành phần trong sắt như protein, đóng vai trò cung cấp oxy, tái tạo các mô và chữa lành vết thương hiệu quả. Những thực phẩm bổ máu chứa sắt, acid folic, Vitamin B12 cung cấp dưỡng chất, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Đồng thời, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vết thương. Các bạch cầu, đại thực bào trong máu giúp dọn dẹp các chất thải, tế bào chết. Vậy nên, để vết thương nhanh chóng lành, bạn cần nạp những thực phẩm giàu sắt như hạt bí đỏ, huyết lợn, dứa, gan, trứng…
Vitamin A giúp chữa lành vết thương nhờ kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các loại rau màu xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm được chế biến từ bơ sữa. Bên cạnh đó, Vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, bông cải xanh, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi…
2. Những Thực Phẩm Giúp Mau Lành Vết Thương, Không Lo Sẹo
- Thịt gia cầm, trứng, sữa để cung ứng toàn bộ chất đạm cơ bản (acid amin) cần thiết cho tiến trình tái tạo mô mềm. Chọn thịt gia cầm thay vì thịt heo, thịt bò để tránh tình trạng dị ứng. Với người thuộc cơ tạng dị ứng với sữa thì có thể dùng sữa chua để thay thế.
- Đậu nành như tàu hủ, sữa đậu nành vì là nguồn cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào.
- Tảo spirulina vì có hàm lượng chất đạm dồi dào hơn cả trứng gà lại thêm tiền sinh tố A, chất cần thiết hàng đầu cho da niêm.
- Gan bò để tận dụng lượng khoáng tố kẽm, hoạt chất có công năng gia tốc tiến trình làm lành vết thương.
- Cá thu để vừa bổ sung acid amin, vừa tiếp tế các loại acid béo không thể thiếu trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da.
- Dầu gấc để nhờ thành phần sinh tố E và A trong đó làm đòn bẩy cho tiến trình phục hồi mô mềm quanh vết thương.
- Bưởi để mượn lượng sinh tố C dồi dào trong trái này làm thuốc chống nhiễm trùng.
- Khoai Lang: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, khoai lang chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin A, B, C, chất oxy hóa cao có tác động trong việc tích cực chữa lành vết thương, tránh để lại sẹo. Vậy nên, ngay khi vết thương hình thành, bạn nên tăng cường khoai lang trong khẩu phần ăn để nguồn dưỡng chất dễ dàng hấp thu, tái tạo vùng da đang tổn thương.
3. Ăn Những Thực Phẩm Gì Để Tránh Sẹo Lõm
Sẹo lõm thường là hậu quả của một tình trạng viêm hoại tử rộng tại nang lông hình thành một dạng nặng của mụn trứng cá là mụn nang mủ (Ance cyst) hay mụn dạng nang. Hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta bị sẹo như do thủy đậu, do bỏng dạ. Ngoài các cách chữa trị mà khách hàng đã lựa chọn, thì cách ăn uống đúng cách cũng giúp bạn loại bỏ được sẹo lõm một cách hiệu quả.
Cà chua là nguồn dưỡng chất giàu vitamin A, vitamin C, giúp ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện sẹo mụn. Bạn có thể ăn sống cà chua mỗi ngày để giúp chữa bệnh và đẩy lùi sẹo mụn. Cà chua cung cấp nhiều vitamin A và có thể giúp bạn có được làn da mịn màng trắng sáng hơn khi thường xuyên ăn cà chua.
Uống ước là một trong những biện pháp giảm sẹo mụn. Nó cải thiện, lưu thông máu trong cơ thể và tăng khả năng chữa trị vết thương. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 7 đến 8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly khoảng 300ml. Uống nước nhiều cũng có thể làm có được làn da mịn màng và không tì vết, giúp làn da bạn đươc cải thiện và khỏe mạnh hơn.
Người ta tin rằng mật ong cho bạn một làn da tuyệt vời và chữa lành mọi vết sưng, viêm nhiễm. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên sẹo mụn và để thế khoảng mười phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Hoặc bạn có thể dùng mật ong để uống, pha với một chút nước để uống.
Lô hội từ lâu đã được biết đến là loại thảo mộc tốt cho da, đặc biệt là khả năng làm lành da nên rất hữu hiệu với những vùng da bị sẹo do mụn. Có thể dùng lô hội tươi hoặc dùng gel chiết xuất từ lô hội. Dùng lô hội để bôi hoặc uống cũng rất tốt cho da.
Chanh chứa số lượng axit citric lớn, là một phần của nhóm AHA có khả năng tuyệt vời để giảm sẹo. Uống nước chanh càng nhiều càng làm da trắng mịn và mờ vết thâm. Nước cốt chanh rất hữu hiệu trong việc cải thiện các vết sẹo do mụn đầu đen gây ra. Vắt một quả chanh lên một miếng vải cotton mỏng rồi đắp lên mặt một lúc, rửa sạch lại mặt bằng nước. Kiên trì thực hiện hai lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy da sáng mịn và các vết sẹo cũng dần biến mất.
4. Những Thức Ăn Nên Tránh Khi Đang Hình Thành Sẹo
Có một làn da trắng hồng mịn màng là mong ước chung của chị em, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu được làn da như mong ý. Làn da chúng ta rất dễ bị sẹo do nhiều nguyên nhân mà chúng ta không kịp phòng tránh. Vậy bạn nên chú ý tới việc ăn uống khi bị thương để có thể phòng ngừa sẹo cho làn da của mình.
Khi bị các vết thương trên da, do bạn không chú ý tới cách ăn uống hợp lý để giúp các vết thương lành nhanh mà không để lại sẹo, vì thế đã khiến các vết sẹo hình thành trên da. Tuy sẹo không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn, nhưng nó là yếu tố làm bạn kém xinh, kém hấp dẫn.
Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng… sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành. Trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben; rau muống tăng sinh tế bào gây lồi da, dẫn đến bị sẹo lồi; hải sản dễ kích ứng gây ngứa, khó chịu… ở những vết thương đang lành.
Lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ dành cho những ai đang cần tái tạo da là hãy ăn thật nhiều thịt. Đó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Các loại rau củ (trừ rau muống) đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non.
Nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào; diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt…
Để trị sẹo, bạn có thể dùng kem nghệ hoặc nghệ tươi giã lấy nước bôi lên vết sẹo, giúp da sớm hồi phục, xóa hoàn toàn sẹo.
Bánh kẹo, thực phẩm xông khói vì là lý do gây hao hụt sinh và khoáng tố đang cần được tích luỹ cho phản ứng biến dưỡng.
Rượu, cà phê vì không chỉ gây hao hụt sinh tố, khoáng tố như hai món vừa kể mà đồng thời là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước do vết thương, vết bỏng.
Vết thương, vết bỏng ngoài da càng kéo dài thì xác suất của mối nguy bội nhiễm càng cao. Ăn uống làm sao để vết thương mau lành chính là một biện pháp tương đối đơn giản để thu ngắn liệu trình. Điều đáng tiếc là không chỉ nhiều người bệnh mà ngay cả một số thầy thuốc vẫn thường bỏ sót khâu này.
Nguyễn Ngọc
Óc heo tiềm thuốc bắc từ lâu được xem là bài thuốc giúp tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe. Trong óc heo chứa những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…Từ đó có tác dụng trong việc bồi bổ xương khớp, hạn chế chứng đau đầu, hoa mắt và suy nhược thần kinh. Với trẻ em có tác dụng phát triển trí não nhờ hàm lượng lipit và DHA dồi dào.
Canh sườn bỏ củ sen bổ dưỡng, thơm ngon, được ưa chuộng trong những bữa ăn hàng ngày. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sườn bò và củ sen cùng những lợi ích của hai thực phẩm này kết hợp với nhau tạo nên món canh thanh mát và bồi bổ cho sức khỏe.
Bánh nếp là một trong những món ăn tuổi thơ vô cùng bình dị và dân dã của nhiều người Việt Nam. Bánh nếp đậu xanh vừa mềm vừa dẻo khi ăn có vị mằn mặn và độ ngọt vừa phải nên ngon miệng mà không ngấy.
Sinh tố dừa là thức uống ngon miệng, thanh mát và đầy dinh dưỡng trong những ngày hè oi bức hay những khi trời trở lạnh. Sinh tố dừa hòa quyện giữa vị mát lạnh của đá bào và vị béo ngậy của dừa sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn giải nhiệt.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.