Trẻ sơ sinh dễ bị mẫn ngứa do dị ứng, do một số nguyên nhân khác. Trẻ sơ sinh có thể bị mẫn ngứa trên mặt, chân tay, lưng hoặc toàn thân. Khi bé bị bệnh mẫn ngứa, nổi đỏ khắp người, mẹ đừng nên hốt hoảng lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dị ứng mẫn ngứa cho bé, có thể do thời tiết, do bé dị ứng bụi trong chăn đệm, do bé dị ứng sữa hay do nguyên nhân khác.
VÌ SAO TRẺ LẠI BỊ NỔI MẨN ĐỎ ?
Theo các bác sĩ nhi khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1. Do Mụn Sữa
Mụn sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Mụn sữa sẽ thường xuất hiện ở mặt, cổ, tay, chân hoặc ở lưng của bé.
Nguyên nhân của tình trạng này là do tuyến bã nhờn trên da bé chưa hoạt động một cách ổn định.
Thông thường, mụn sữa sẽ tự mất dần khi trẻ lớn lên.
2. Bé Bị Mụn Kê:
Đây là bệnh về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Bạn có thể quan sát thấy những nốt sưng tấy trên mặt bé, trông giống những cái nhọt. Những nốt mụn này thường xuất hiện trên má, trán và thái dương. Chúng không gây bất kỳ sự đau đớn nào cho bé nhưng thường khiến cha mẹ lo lắng.
Bạn nên biết, bé bị mụn không phải là do bụi bẩn. Chính vì vậy, các loại kem bạn sử dụng chưa chắc đã có tác dụng, thậm chí có thể gây phản ứng ngược khiến mụn càng nổi nhiều hơn. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng các loại kem trị mụn cho bé.
Nếu hiện tượng mụn không rõ ràng trong khoảng 3 tháng thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
3. Do Phát Ban
Mẩn đỏ xuất hiện trên cơ thể trẻ cũng có thể là do sốt phát ban. Phát ban thường thường xuất hiện sau giai đoạn sốt.
Ban đầu là những nốt phát ban màu hồng li ti trên ngực, bụng, lưng bé rồi lan sang 2 tay và cổ. Một số trường hợp nổi lên cả mặt, thậm chí ở lòng bàn chân.
Một số dấu hiệu để bố mẹ phát hiện trẻ bị phát ban đó là những nốt mẩn đỏ không ngứa. Ngoài ra, khi bị sốt phát ban trẻ sẽ có thêm vài biểu hiện như: ho khan, tiêu chảy, quấy khóc, biếng anh và mí mắt bị sưng.
4. Bị Viêm Da
Viêm da cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nổi mẩn đỏ.
Tình trạng viêm da có thể xuất hiện do da trẻ bị kích ứng trong quá trình sử dụng các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da trẻ như chăn, màn, quần áo, bỉm. Một số trường hợp khác do dị ứng thời tiết, viêm da tiếp xúc, dị ứng phấn hoa…
Không chỉ vậy, nấm và vi khuẩn cũng có thể trở thành tác nhân khiến trẻ bị viêm da và nổi mẩn đỏ trên người.
5. Do Chàm Sữa
Chàm sữa là hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, đặc biệt là 2 má bị ửng đỏ. Vùng da bị ửng đỏ hơi ráp và khô.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ địa của trẻ và yếu tố môi trường gây nên. Một số bé có thể tự thoát khỏi chứng chàm khi lớn hơn nhưng cũng có một số bé phải đối mặt với dấu hiệu khó chịu này trong suốt thời thơ ấu. Chàm có thể được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt.
6. Do Rôm Sảy
Rôm sảy có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Rôm thường xuất hiện khi trẻ bị nóng, đặc biệt là vào những ngày hè, dưới thời tiết oi nóng như hiện nay.
7. Do Hăm Hoặc Mụn Nhọt Gây Ra
Đối với trẻ sơ sinh còn sử dụng bỉm, việc mẹ quá lạm dụng bỉm cũng khiến nhiều trẻ bị hăm, viêm da, da nổi mụn, nổi mẩn đỏ.
Mụn trứng cá, nhọt do nóng trong cũng là một dạng nổi mẩn đỏ trên da trẻ, tuy nhiên trường hợp này những vết mẩn đỏ không nhiều và thường không lan rộng, sau một vài ngày mụn sẽ tự hết.
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC TRẺ BỊ NỔI MẨN ĐỎ HIỆU QUẢ NHẤT
Việc bé bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể thông thường có thể dễ dàng chữa khỏi nếu bố mẹ tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chăm sóc bé sai cách, thì làn da nhạy cảm của bé có thể sẽ chịu những tổn thương nghiêm trọng.
Sau đây là cách chăm con khi bé bị nổi mẩn đỏ, bố mẹ nên nhớ:
– Dựa vào đặc điểm của những vết mẩn đỏ để xác định nguyên nhân
– Theo dõi diễn biến xem những vết mẩn đỏ có lan rộng không, có mủ không hay dấu hiệu bất thường khác không.
- Cần cho bé sinh hoạt trong một không gian thông thoáng, nhiệt độ phòng giữ ở mức 27-28 độ C để da được co giãn tốt, không để nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho bé dễ bị bệnh về hô hấp. Không cho trẻ chơi đùa ở nơi có nhiều nắng và gió, nếu có ra ngoài thì tránh khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, mặc quần áo dài tay và che chắn kín cho trẻ.
– Nên cho bé ăn những thực phẩm có tính mát, ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước.
– Giữ cho vùng da bị nổi mẩn của trẻ luôn sạch sẽ. Tắm cho trẻ bằng những thảo dược thiên nhiên hoăc sử dụng nhưng sản phẩm lành tính dành riêng cho bé theo chỉ dẫn của chuyên gia.
– Nếu còn trong giai đoạn cho con bú thì mẹ không nên ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ chiên, rán, đồ cay, nóng.
– Đưa con đến gặp bác sĩ nếu trên những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều lên kèm theo biểu hiện lạ như: mủ trắng, nước vàng, quầng mẩn đỏ lan rộng…
– Ngoài ra, bố mẹ không nên tắm hay lau liên tục vết mẩn đỏ trên da bé, cũng như tránh để con gãi khiến da bị trầy xước.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ chăm sóc cho bé yêu. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng Thuocthang.com.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Hoàng Quyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …