Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân. Dây chằng bên ngoài không khỏe bằng dây chằng bên trong. Thông qua lực vật lý, trọng lực và trọng lượng cơ thể, chúng ta sẽ kéo căng dây chằng vượt quá khả năng thông thường. Điều này dẫn đến rách dây chằng và các mạch máu nhỏ xung quanh. Bong gân cũng giống như một sợi cao su bị kéo dãn quá căng, gây rách trên bề mặt và khiến dây chằng không ổn định. Sau đây là những cách nhận biết dấu hiệu bị bong gân mắt cá chân, mức độ nặng nhẹ, và cách điều trị hiệu quả nhất.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân. Dây chằng bên ngoài không khỏe bằng dây chằng bên trong. Thông qua lực vật lý, trọng lực và trọng lượng cơ thể, chúng ta sẽ kéo căng dây chằng vượt quá khả năng thông thường. Điều này dẫn đến rách dây chằng và các mạch máu nhỏ xung quanh. Bong gân cũng giống như một sợi cao su bị kéo dãn quá căng, gây rách trên bề mặt và khiến dây chằng không ổn định. Sau đây là những cách nhận biết dấu hiệu bị bong gân mắt cá chân, mức độ nặng nhẹ, và cách điều trị hiệu quả nhất.
CÁC DẤU HIỆU BỊ BONG GÂN MẮT CÁ CHÂN
- Nếu bị bong gân, mắt cá chân sẽ trở nên sưng, thường là ngay lập tức. Bạn nên kiểm tra hai bên mắt cá chân để xem mắt cá chân có sưng to không. Sưng và đau thường xuất hiện trong trường hợp bong gân hoặc gãy mắt cá chân.
- Chân hoặc mắt cá chân biến dạng và đau dữ dội thường là dấu hiệu gãy xương mắt cá chân. Trong trường hợp đó, bạn cần dùng nạng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Mắt cá chân bị bầm tím: Bong gân thường gây bầm tím. Kiểm tra mắt cá chân xem có dấu hiệu da đổi màu do bầm hay không.
- Bong gân mắt cá chân thường gây đau đớn. Bạn có thể chạm ngón tay vào vị trí chấn thương để xem có đau không.
- Đặt trọng lượng vừa phải lên mắt cá chân. Bạn có thể thử đứng lên và nhẹ nhàng đặt một phần trọng lượng cơ thể lên mắt cá chân bị chấn thương. Nếu thấy đau, đó có thể là dấu hiệu bong gân hoặc gãy mắt cá chân. Sử dụng nạng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Cảm nhận "sự lung lay" ở mắt cá chân. Mắt cá chân khi bị bong gân thường lỏng lẻo và không vững vàng.
- Trong trường hợp bong gân nghiêm trọng, bạn có thể không đặt được trọng lượng cơ thể lên mắt cá chân hay không thể đứng được. Đặt trọng lượng lên mắt cá chân hoặc đứng dậy có thể gây đau đớn. Vì vậy, bạn nên dùng nạng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BONG GÂN
- Bong gân mắt cá chân gồm 3 cấp độ. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Mức độ ít nghiêm trọng nhất là bong gân cấp độ 1.
- Đây là vết rách nhỏ không ảnh hưởng đến việc đứng hoặc đi lại. Mặc dù hơi bất tiện nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mắt cá chân như bình thường.
- Bong gân cấp độ 1 có thể gây sưng nhỏ và hơi đau.
- Trong trường hợp bong gân cấp độ 1, tình trạng sưng thường khỏi sau vài ngày.
- Bong gân cấp độ 2 là chấn thương mức độ vừa. Đây là tình trạng dây chằng hoặc nhiều dây chằng bị rách đáng kể nhưng không quá lớn.
- Khi bong gân cấp độ 2, bạn sẽ không thể sử dụng mắt cá chân như bình thường và khó khăn khi đặt trọng lượng lên mắt cá chân.
- Bạn sẽ thấy cơn đau ở mức độ vừa phải, sưng và bầm tím.
- Mắt cá chân sẽ hơi lỏng lẻo và trông như bị kéo về phía trước.
- Đối với bong gân cấp độ 2, bạn cần được chăm sóc y tế và dùng nạng, dụng cụ bảo vệ mắt cá chân trong một thời gian để có thể đi lại.
Bong gân cấp độ 3 là tình trạng dây chằng rách hoàn toàn và mất toàn bộ cấu trúc.
Khi bong gân cấp độ 3, bạn sẽ không thể đặt trọng lượng lên mắt cá chân và không thể đứng nếu không được giúp đỡ.
+ Tình trạng sưng, đau trở nên nghiêm trọng.
+ Quanh xương mác sẽ sưng đáng kể (hơn 4 cm).
+ Xét nghiệm y tế có thể phát hiện thấy bàn chân và mắt cá chân có thể biến dạng thấy rõ hoặc gãy xương mác ngay dưới đầu gối.
+ Bong gân cấp độ 3 cần được bác sĩ chăm sóc ngay lập tức.
Nhận Biết Dấu Hiệu Gãy Xương.
- Gãy xương là chấn thương ở xương, đặc biệt phổ biến ở người khỏe mạnh chấn thương mắt cá chân do di chuyển tốc độ cao, và chấn thương nhỏ do ngã ở người lớn tuổi. Triệu chứng thường giống với bong gân mắt cấp độ 3. Gãy xương cần được chụp X-quang và điều trị chuyên nghiệp.
- Mắt cá chân bị gãy sẽ rất đau đớn và không vững vàng.
- Gãy xương nhỏ có triệu chứng giống bong gân nhưng chỉ có chuyên gia y tế mới có thể chẩn đoán hoặc sàng lọc thông qua chụp X-quang.
- Tiếng răng rắc lại thời điểm chấn thương có thể là bằng chứng gãy xương mắt cá chân.
- Bàn chân hoặc cổ chân biến dạng thấy rõ, ví dụ như bàn chân nằm ở tư thế hoặc góc bất thường, là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương hoặc trật khớp mắt cá chân.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BONG GÂN MẮT CÁ CHÂN HIỆU QUẢ NHẤT
Dù bong gân ở cấp độ nào thì tốt nhất bạn cũng nên đi khám bác sĩ để tìm cách điều trị tốt nhất nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hơn một tuần.
Nếu nhận thấy dấu hiệu gãy xương và/hoặc bong gân cấp độ 2 hoặc 3, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Nói cách khác, bạn nên đi khám bác sĩ nếu không thể đi lại (hoặc khó đi lại), cảm giác tê ở mắt cá chân, đau dữ dội, nghe tiếng răng rắc tại thời điểm chấn thương. Bạn cần được chụp X-quang và xét nghiệm chuyên nghiệp để xác định phương pháp điều trị.
Bong gân mức độ nhẹ có thể khỏi khi bạn tự chăm sóc. Tuy nhiên, bong gân không lành hoàn toàn có thể dẫn đến sưng, đau kéo dài. Ngay cả khi chỉ bong gân cấp độ 1, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Trong khi chờ đi khám bác sĩ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng phương pháp RICE (Rest - Nghỉ ngơi, Ice - Chườm đá, Compression - Băng nẹp, và Elevation - Nâng cao chân). Đây là từ viết tắt của bốn hành động điều trị. Đối với bong gân cấp độ 1, bạn có thể chỉ cần điều trị bằng phương pháp RICE. Bước đầu tiên là để mắt cá chân nghỉ ngơi.
Tránh cử động mắt cá chân và cố định mắt cá chân nếu có thể.
Nếu có sẵn bìa cứng, bạn có thể thiết kế băng nẹp tạm thời để bảo vệ chân khỏi bị chấn thương thêm. Cố gắng nẹp mắt cá chân lại để mắt cá chân nằm yên đúng vị trí.
Chườm đá lên mắt cá chân có thể giúp giảm sưng và cảm giác khó chịu. Tìm vật lạnh chườm lên mắt cá chân càng sớm càng tốt.
Đặt đá viên vào túi rồi nhẹ nhàng chườm lên khớp. Phủ khăn lên để tránh nguy cơ gây bỏng lạnh cho da.
Có thể dùng túi đậu đông lạnh để chườm lên mắt cá chân.
Chườm mắt cá chân khoảng 15-20 phút một lần, mỗi 2-3 tiếng một lần. Tiếp tục chườm trong vòng 48 tiếng.
Băng Nẹp Mắt Cá Chân.
Đối với bong gân cấp độ 1, băng nẹp mắt cá chân bằng băng đàn hồi có thể giúp cố định và giảm nguy cơ chấn thương thêm.
Quấn băng quanh mắt cá chân theo "hình số 8".
Không quấn quá chặt để tránh làm mắt cá chân sưng thêm. Quấn băng sao cho có thể chèn một ngón tay vào giữa băng quấn với da.
Nếu nghi ngờ bị bong gân cấp độ 2 hoặc 3, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn trước khi băng nẹp.
Nâng Cao Bàn Chân.
Nâng chân cao hơn tim. Đặt bàn chân lên hai chiếc gối. Cách này giúp giảm tuần hoàn máu đến bàn chân và giúp giảm sưng.
Nâng cao chân kết hợp cùng trọng lực giúp giảm sưng và giảm đau.
Dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại hoặc cố định mắt cá chân. Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng dụng cụ y tế để giúp bạn đi lại xung quanh và/hoặc cố định mắt cá chân.
Ví dụ: Bạn có thể cần nạng, gậy chống hoặc chân đỡ. Có thể dựa vào khả năng thăng bằng để lựa chọn ra dụng cụ an toàn nhất.
Tùy mức độ chấn thương mà bác sĩ có thể khuyến nghị dùng băng quấn hoặc dụng cụ băng mắt cá chân để cố định mắt cá chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có thể đặt mắt cá chân vào trong khuôn cố định.
Lưu Ý:
+ Bạn phải để mắt cá chân lành hoàn toàn sau khi bị bong gân. Nếu không, mắt cá chân sẽ lại bị bong gân, dẫn đến đau và sưng dai dẳng không khỏi.
+ Cảm thấy lạnh ở chân, hoàn toàn tê dại ở bàn chân hoặc cảm giác căng ở chân do sưng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì bạn có thể phải được phẫu thuật khẩn cấp nếu bị tổn thương dây thần kinh và động mạch hoặc hội chứng chèn ép khoang.
Hoàng Quyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: