Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.
Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.
Hiện chưa có số liệu nghiên cứu chính xác về tỷ lệ bạch biến tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh chiếm 1%. Bệnh có tính chất gia đình trong khoảng 30% các trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, có kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Do đó, ngoài khía cạnh thẩm mỹ, cần quan tâm chú ý đến các bệnh lý đi kèm.
Có 3 loại bạch biến. Bạn sẽ mất sắc tố da ở những vùng khác nhau trên cơ thể tùy thuộc vào loại bạch biến mà bạn mắc phải. Loại thường gặp nhất là bạch biến lan tỏa, có các triệu chứng xảy ra ở cả hai bên cơ thể, lan rộng và đối xứng. Bạch biến đứt đoạn chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, mặc dù nó vẫn có thể ảnh hưởng ở vùng da rộng. Bạch biến khu trú chỉ giới hạn ở những vùng da nhỏ.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH BẠCH BIẾN
Bạch biến không do các yếu tố đơn lẻ như tuổi, chủng tộc hoặc giói tính. Bệnh có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Theo Viện nghiên cứu về bệnh lý cơ xương khớp và da Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 30% những người bị bạch biến có một thành viên trong gia đình bị bệnh. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển vấn đề vế da nếu có các bệnh lý tự miễn như:
- Rụng tóc từng mảng (hói đầu);
- Thiếu máu ác tính (không có khả năng hấp thu vitamin B12);
- Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);
- Lupus;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Tiểu đường type I.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH BẠCH BIẾN
Biểu hiện chính của bệnh bạch biến là những dát, mảng trắng, giới hạn rõ, mất sắc tố da so với những vùng da xung quanh do các tế bào sắc tố da ở đó đã không còn hoặc đã ngưng hoạt động. vị trí thường xuất hiện của các mảng bạch biến là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi.
Da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng.
Phụ thuộc vào thể bệnh bạch biến, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau:
Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng
Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.
Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.
Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.
Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH BIẾN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.
1. Thuốc
- Nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm chán ăn, tăng men gan, vàng da. thuốc được bôi tại chỗ có thể làm cho đám bạch biến bị đỏ rát phỏng nước nên có thể dùng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch (corticoid, immuran, cyclosporin). Thuốc được chỉ định ở những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.
- Corticosteroid là thuốc bôi được lựa chọn để phối hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. Cùng với tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách tác động làm giảm số lượng các cytokine. Chính vì vậy thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. corticosteroid có nhiều nhóm thuốc khác nhau, việc lựa chọn loại thuốc cụ thể phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của các mảng rối loạn sắc tố. Hydrocortisone được ưu tiên sử dụng đối với những tổn thương ở mặt. Những vị trí khác trên da nên lựa chọn corticosetroid nhóm III, IV. Tuy nhiên, vì tác dụng phụ, mà thuốc bị hạn chế sử dụng cho bệnh bạch biến ở trẻ em, và không nên sử dụng kéo dài trên 2 tháng.
- Thuốc uống chống nắng: ở bệnh nhân bạch biến, chất lượng cũng như số lượng của tế bào sắc tố giảm sút nên khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh sáng mặt trời. gây ra sự sụt giảm khả năng bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Ngoài việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.
2. Phẫu Thuật
Khi điều trị nội khoa không giúp bạn tái tạo lại sắc tố da, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị ngoại khoa. Hai loại phẫu thuật có thể được sử dụng trong bệnh bạch biến bao gồm:
Ghép da: Phẫu thuật viên sẽ lấy vùng da lành, có sắc tố ghép vào vùng da mất sắc tố.
Cấy ghép tế bào tạo sắc tố: Bác sĩ lấy những tế bào sản xuất sắc tố và nuôi cấy ở phòng thí nghiệm. Sau đó, những tế bào này sẽ được ghép vào vùng da bị mất sắc tố. Đây là phương pháp mới trong điều trị bệnh bạch biến nhưng đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao nên không được áp dụng rộng rãi.
Thông thường, phẫu thuật chỉ được sử dụng cho những người bị bạch biến hơn 3 năm, khi bệnh của họ đã ổn định và không thay đổi.
Tóm lại, bạch biến là một bệnh lý ngoài da lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ đồng đều ở cả hai giới. việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài cần sự phối hợp kiên trì giữa bệnh nhân và bác sĩ. Người bệnh cần giữ vững tâm lý, tránh bi quan lo lắng làm bệnh diễn tiến nặng hơn.
kỳ Duyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.