Vậy bạn đã biết nguồn dinh dưỡng của mè đen đối với sức khỏe chúng ta chưa? Cách nấu chè mè đen thơm ngon, bổ dưỡng chưa? | thuocthang.com.vn hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Dinh dưỡng mè đen
Hạt mè đen còn gọi là hạt vừng, là những hạt nhỏ, phẳng, nhiều dầu, mọc trong vỏ quả của Sesamum aimum cây, đã được trồng hàng ngàn năm. Hạt vừng phát triển với nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm các sắc thái đen, nâu, nâu, xám, vàng và trắng.
Hạt vừng đen rất giàu chất dinh dưỡng. Chỉ cần 2 muỗng canh (14 gram) hạt mè đen chứa (2):
+ Calo: 100
+ Chất đạm: 3 gram
+ Mập: 9 gram
+ Carbs: 4 gram
+ Chất xơ: 2 gram
+ Canxi: 18% giá trị hàng ngày (DV)
+ Magiê: 16% số DV
+ Photpho: 11% của DV
+ Đồng: 83% số DV
+ Mangan: 22% số DV
+ Bàn là: 15% số DV
+ Kẽm: 9% số DV
+ Chất béo bão hòa: 1 gram
+ Chất béo: 3 gram
+ Chất béo không bão hòa đa: 4 gram
2. Lợi ích của mè đen
Theo Boldsky, mè là nguồn tuyệt vời chứa nhiều chất như đồng, sắt, canxi, magiê, sắt, phốt pho, kẽm và chất xơ. Trong mè có hai hợp chất sesamin và sesamolin có lợi cho sức khỏe.
Ngăn chặn tiểu đường:
Magnesium và các chất dinh dưỡng khác có trong mè ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cải thiện đường huyết. Mè giúp điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể và đẩy lùi các triệu chứng bệnh tiểu đường.
Giảm huyết áp:
Theo một nghiên cứu, mè làm giảm huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường nhờ hàm lượng magiê cao. Nó cũng giúp giảm căng thẳng cho tim, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Giảm cholesterol:
Các phytosterol có trong mè làm giảm cholesterol, điều hòa nồng độ glucose và insulin trong cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa:
Hàm lượng chất xơ cao trong mè hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Tăng sức khỏe tim:
Các chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm của mè ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.
Ngăn ngừa nếp nhăn:
Mè giúp bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn và sắc tố.
Ngăn ngừa loãng xương:
Canxi, kẽm và phốt pho có trong mè làm tăng mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Mè cũng củng cố, hỗ trợ giúp xương mau lành.
Bổ sung nhiều chất sắt:
Mè rất giàu chất sắt giúp tăng lượng máu và rất được khuyến khích cho những người bị thiếu máu.
Tốt cho hô hấp:
Magnesium trong hạt mè ngăn ngừa các rối loạn hô hấp và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Chống ung thư:
Mè chứa các hợp chất chống ung thư như axit phytic, magiê và phytosterol.
3. Cách nấu chè mè đen
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Mè đen: mè đen hay còn gọi là vừng đen theo cách gọi của người miền Bắc. Nên chọn loại mè đen đều hạt, không bị lép kẹ để nấu. Chuẩn bị chừng 150 gram mè đen.
Gạo nếp: Chọn loại hạt nếp mẩy, đều hạt, không bị đầu đen hay sâu mọt. Chuẩn bị khoảng 50 gram gạo nếp.
Bột sắn dây: Chọn loại bột mới, không bị mốc. Chuẩn bị khoảng 1 – 2 thìa cafe bột sắn dây.
Đường cát: Chọn loại đường cát để đảm bảo đường tan đều trong món chè. Đường cát trắng bạn cần khoảng 150 gram.
Sữa tươi: Chuẩn bị từ 50 – 100 ml sữa tươi tuỳ ý. Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị cả dừa nạo sợi, nước cốt dừa để món chè được hấp dẫn hơn.
3.2 Cách chế biến
Bước 1: Làm sạch và rang mè đen
Mè đen trước khi đem nấu chè cần được rang chín. Trước khi thực hiện công đoạn này, bạn cho mè ra một chiếc rá nhỏ sau đó nhặt bỏ và sàng sạch các tạp chất bụi bẩn. Tiếp đến, bạn cho mè vào chậu nước sạch và vo kỹ rồi để thật ráo nước.
Bắc chảo lên bếp và đun cho nóng chảo. Tiếp đến, bạn đổ phần mè đã làm sạch vào rang. Vì mè đã ngấm nước thì trước nên trong lúc đầu, bạn cần đảo đều tay để hơi nước trong hạt mè nhanh chóng thoát đi.
Khi hạt mè đã khô dần, bạn hạ nhỏ lửa và cứ đảo đều tay liên tục. Rang cho tới khi bạn ngửi thấy mùi chín thơm tự nhiên va hạt mè nổ lách tách là được. Mè chín, bạn trút ra bát hoặc rá và để cho mè nguội tự nhiên.
Bước 2: Xay mè đen và chuẩn bị các nguyên liệu khác
Gạo nếp: Thực hiện tương tự như cách làm với mè đen. Phần gạo nếp bạn cũng đem vo kỹ rồi để ráo nước. Xong xuôi, bạn cho gạo vào chảo và rang vàng thơm. Khi gạo nếp chín, bạn cho gạo vào máy xay sinh tố và xay mịn thành bột. Ngoài ra, nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian thì có thể chọn luôn bột nếp bán sẵn để làm.
Mè đen: Mè đen sau khi rang chín và để nguội sẽ được đem đi xay nhuyễn. Bạn cho mè vào máy xay sinh tố và xay mè thành bột. Ở công đoạn này, nếu bạn muốn ăn chè mè đen có cảm giác nguyên hạt thì chỉ cần xay dập hạt mè là được.
Bột sắn dây: Cho bột sắn dây vào một chiếc bát nhỏ. Từ từ đổ nước lọc vào bột và khuấy đều tay để bột tan và không bị vón cục.
Bước 3: Nấu chè mè đen
Cho vào nồi khoảng 0,8 – 1 lít nước lọc. Tiếp đến, bạn cho lần lượt các loại nguyên liệu bao gồm bột nếp + mè đen + đường + sữa tươi vào và khuấy cho thật đều. Bắc hỗn hợp này lên bếp và đun nhỏ lửa. Trong quá trình đun, khuấy đều tay cho đến lúc sôi để đảm bảo chè không bị khê.
Khi nồi chè đã sôi, bạn từ từ cho phần bột sắn dây và nồi và cũng tiếp tục khuấy đều liên, liên tục. Cứ đun như vậy cho tới khi chè chuyển sang màu đen đều là được.
Chè chín, bạn múc chè ra chén/ly và rưới thêm phần nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi sau đó trộn đều và thưởng thức.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món chè mè đen rồi đấy. Hy vọng rằng khi tham khảo bài viết này bạn sẽ thực hiện thành công món này nhé. Chúc bạn ngon miệng !.
Danh Trường
Thịt dê được biết đến là một nguyên liệu bổ dưỡng và chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là món thịt dê hầm thuốc bắc rất bổ dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, và có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.
Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.