Vậy làm sao để nấu cháo cá chép không tanh mà vẫn giữ được dinh dưỡng? Hôm nay | thuocthang.com.vn sẽ mách bạn cách nấu cháo cá chép thơm ngon, hấp dẫn nhé.
1. Nguồn dinh dưỡng của cá chép
Cá chép hay còn được nhiều người biết đến với tên khoa học là Cyprinus carpio. Ngoài ra, trong y học cổ truyền thì cá còn được biết với cái tên khá hay chính là Lý Ngư. Đây là một loài cá nước ngọt được sử dụng khá phổ biến. Đầu cá, thịt cá, vây cá đều được sử dụng như các vị thuốc quý. Cá chép được chế biến thành món ăn có mùi vị thơm ngon, thịt dày, béo ngậy.
Không chỉ theo quan niệm dân gian mà ngay cả Y Học Hiện Đại cũng đã chứng minh được những công dụng hữu ích của cá chép mang lại cho sức khỏe. Trong 100 gam cá chép ăn được thì có chứa 4.1gam lipid, 0.09 mg vitamin B2, 17.6 gam protein, 25 mg vitamin A...
2. Lợi ích của cá chép đối với sức khỏe
Cá chép được biết như thực phẩm có thành phần dinh dưỡng protein thích hợp cho con người, bởi chúng rất dễ hấp thụ vào cơ thể chứ không như những thực phẩm khác. Theo các nghiên cứu về cá chép thì không phải ngẫu nhiên cá chép được coi như một trong ba thực phẩm bổ dưỡng: Thịt gà, cá chép, ba ba. Cá chép có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, có vị thơm. Phụ nữ mang thai sử dụng có tác dụng giúp dưỡng thai, an thai. Và đối với người bình thường thì sử dụng cá chép có tác dụng bổ máu.
Trong Y Học Trung Quốc, cá chép có dương tính trong âm tính có tác dụng giúp tiểu tiện, cho nên có thể sử dụng cá chép để hỗ trợ các bệnh khi kết lạnh, nướng cá chép lên có thể hoả hoá, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hoá, bài tiết và trừ khử dược tả động sưng tấy.
Tác dụng chính của cá chép giúp bổ máu và tăng cường sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị tốt các căn bệnh như: liệt dương, chữa rong kinh, chữa băng huyết, thông sữa bổ huyết và an thai cho phụ nữ, trẻ con bị tắt tiếng không nuốt được, hoặc phù nề vàng da, viêm phế quản cấp tính...
Ngoài ra, cá chép cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào như omega-3, acid amin cần thiết, eicosapentaenoic acid (EPA)... các hợp chất này có tác dụng phòng ngừa và điều trị tình trạng xơ vữa động mạch, chống ung thư, làm giảm chất béo trong máu. Không những thế cá chép còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin D, vitamin B2, vitamin B1, vitamin E....
3. Cách nấu cháo cá chép
3.1 Nguyên liệu
Cá chép 1 con(khoảng 1kg). Gạo tẻ 100 gr. Gạo nếp 50 gr. Hành lá 3 nhánh. Ngò rí 5 cây. Ớt tươi 2 trái. Chanh 1 quả. Rượu gừng 100 ml. Gừng 1 củ(cắt lát). Hành tăm băm nhuyễn 2 muỗng canh(củ nén). Dầu điều 2 muỗng canh. Nước mắm 1 muỗng canh. Bột canh 1/2 muỗng cà phê. Muối/ tiêu 1 ít.
3.2 Cách chọn cá chép tươi ngon
+ Nên chọn mua những con cá chép còn sống, dày mình, đầy đặn.
+ Chọn những con cá có vẩy màu xám sậm vì chúng là cá chép sông ăn sẽ rất ngon.
+ Không nên chọn mua cá chép trứng vì chúng sẽ gầy, thịt ăn không còn ngon nữa.
3.3 Cách nấu cháo cá chép
Bước 1: Sơ chế cá chép
Cá chép mua về bạn làm sạch vẩy, bỏ hết nội tạng và cạo sạch lớp da đen bên trong bụng cá.
Tiếp đến, dùng rượu gừng và muối chà xát lên cá để loại bỏ hết phần nhớt (trường hợp không có rượu gừng, bạn có thể dùng rượu trắng và gừng đập dập để làm sạch cá). Sau đó, đem cá chép rửa sạch lại với nước.
Sau khi sơ chế cá xong, chuẩn bị 1 cái nồi và cho vào 2 lít nước cùng 1 củ gừng nhỏ cắt lát vào. Bắc nồi lên bếp và đun sôi.
Khi nước sôi, bạn cho cá chép vào nồi. Đậy nắp lại và đun cá trong vòng 10 phút. Sau đó, nhẹ nhàng gắp cá ra khỏi nồi.
Bước 2: Tách thịt và lọc xương cá
Chờ cho cá nguội bớt, bạn tiến hành tách phần thịt cá ra và xé thành những miếng vừa ăn. Chú ý gỡ xương dăm cẩn thận.
Tiếp đến, cho phần xương cá vào 1 cái cối rồi dùng chày giã nhuyễn. Sau đó đổ nước sôi vào cối, dùng đũa khuấy đều để lấy phần nước dùng từ xương cá.
Bước 3: Rang gạo và nấu cháo
Trộn 100gr gạo tẻ và 50gr gạo nếp rồi đem vo sạch, để ráo nước.
Tiếp đến, bắc chảo lên bếp rồi cho hỗn hợp gạo vào chảo rang với lửa vừa trong khoảng 5 phút, đến khi hạt gạo chuyển màu mờ đục.
Gạo sau khi rang xong bạn cho vào nồi cơm điện. Sau đó, đặt rây lọc lên nồi rồi đổ phần nước giã xương qua rây để lọc lấy phần nước dùng.
Tiếp đến, cho thêm vào nồi 2 lít nước sôi rồi bật nút nấu trong vòng 30 - 40 phút.
Bước 4: Xào thịt cá
Bắc chảo lên bếp và cho vào chảo 2 muỗng canh dầu điều. Đợi dầu nóng thì cho 2 muỗng canh hành tăm (củ nén) vào phi đến khi dậy mùi thơm.
Tiếp đến, cho cá vào xào. Nêm vào đó 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột canh và 1/2 muỗng cà phê tiêu.
Đảo nhẹ tay và xào với lửa nhỏ trong vòng 5 phút để cá được thấm đều gia vị.
Bước 5: Hoàn thành
Khi phần cháo gạo đã nở mềm, bạn cho 1/2 phần cá chép đã chiên vào rồi nấu thêm 5 - 10 phút nữa.
Trong lúc chờ cháo sôi lại, bạn đem cắt nhỏ hành lá, ngó rí cùng ớt tươi và chanh.
Sau khi món cháo đã hoàn thành, bạn múc cháo ra tô, rồi cho những miếng cá chiên cùng hành ngò lên trên và chuẩn bị cho bé thưởng thức thôi nào.
Với các thành viên khác trong gia đình, bạn có thể cho thêm ớt tươi cắt nhỏ. Và để món cháo được ngon hơn, đừng quên vắt thêm 1 ít chanh vào nữa nhé!
Bước 6: Thành phẩm
Với cách nấu này, món cháo cá chép vô cùng thơm ngon và đặc biệt không bị tanh. Cháo có vị ngọt thanh của cá chép, thịt cá mềm và béo rất hấp dẫn.
Món cháo cá chép không những ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng, cung các dưỡng chất thiết yếu giúp bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là cho các bé đang ở độ tuổi ăn dặm.
Món cá chép đặc biệt giàu dinh dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì vậy bạn có thể chế biến để bồi bổ cho cả gia đình mình nhé. Chúc các bạn ngon miệng!.
Danh Trường
Thịt dê được biết đến là một nguyên liệu bổ dưỡng và chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là món thịt dê hầm thuốc bắc rất bổ dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, và có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.
Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.