Cháo óc heo là món ăn giàu protein, giàu năng lượng và ngon miệng. Trong óc heo chứa những khoáng chất phổ biến như: Canxi, phốt pho, sắt và hàm lượng cholesterol, Chính vì thế, óc heo luôn là lựa chọn để bổ sung dưỡng chất cho cả nhà, đặc biệt các bậc phụ huynh thường chọn món cháo óc heo để cho bé ăn.
Trong óc heo chứa những khoáng chất phổ biến như: Canxi, phốt pho, sắt và hàm lượng cholesterol có tác dụng nhất định trong việc bồi bổ xương khớp, có thể hạn chế hoặc cải thiện được chứng đau đầu, chóng mặt hay suy nhược thần kinh… Cháo óc heo không chỉ cung cấp chất béo, chất đạm cho bé mà còn hỗ trợ phát triển trí não rất tốt cho bé. Vậy sơ chế như thế nào để óc heo không còn mùi tanh, nấu ra sao để cháo chín nhừ, cho trẻ ăn cháo óc heo cần lưu ý gì để đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao nhất? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | thuocthang.com.vn để biết thêm chi tiết nhé.
1. Dinh dưỡng và lợi ích của óc heo
Dinh dưỡng: Trong 100g óc heo có chứa các thành phần dinh dưỡng như 9g chất đạm (protein), 9.5g chất béo(lipit), 7mg canxi, 0.3g photpho, 2.5g cholesterol, 1.6mg sắt, 0.14mg B1, 0.2mg B2,...
1.2 Lợi ích của óc heo
Cải thiện trí nhớ ở người già, bà bầu:
Với thành phần dinh dưỡng như trên, óc heo giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não được tốt hơn, hạn chế giảm trí nhớ đối với các bà bầu và người cao tuổi.
Mặt khác, trong óc lợn có chất CNTF- chất bảo vệ sự tái tạo của dây thần kinh, được chiết xuất để làm thuốc chữa chứng mất trí nhớ ở người già hiệu quả. Đối với các mẹ bầu bị đau nửa đầu nên ăn óc heo một lần một tuần để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết.
Chứng đau nửa đầu, suy nhược thần kinh:
Óc heo có vị ngọt, tính hàn, thuận lợi trong hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu, suy nhược thần kinh,.... Tuy nhiên, muốn điều trị bệnh tận gốc cần sử dụng lâu dài và hợp lý. Cần kết hợp óc heo với các thực phẩm khác như, mộc nhĩ, đông trừng hạ thảo,... để đạt hiệu quả tốt hơn cũng như sẽ không bị ngán.
Do trong óc heo có chứa quá nhiều cholesterol và lipit, làm khó tiêu nên sử dụng óc heo kết hợp với các thực phẩm giúp tiêu hóa tốt như rượu vang, rau trộn, cháo, bún, bánh giò, sữa chua, nước trái cây,...
Chữa thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình:
Mục đích điều trị rối loạn tuần hoàn não là thay đổi từ chế độ ăn uống. Món ăn phổ biến nhất được áp dụng hiện nay với căn bệnh này là món óc heo hấp lá ngải cứu, trứng chiên óc heo, cách làm khá dễ dàng và hương vị dễ ăn.
Món ăn từ óc heo còn thích hợp cho người mắt mờ, ngủ hay mơ mộng liên miên, ngủ chập chờn, thần trí không ổn định...
Giúp trẻ tăng trưởng và thông minh hơn:
Trong óc heo có nhiều lipit và DHA, rất có ích cho việc phát triển trí não của trẻ, nên cho trẻ ăn 1-2 lần một tuần, chỉ nên ăn 30-50g và nên ăn kết hợp với các thức ăn khác như thịt, cá, rau,... để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
2. Cách nấu cháo óc heo
2.1 Nguyên liệu
+ Óc heo: 1/3 bộ óc heo
+ Đậu Hà Lan: 30g
+ Gạo: 100g
+ Dầu mè hoặc dầu olive cho bé ăn dặm
+ Hành ngò
+ Nước mắm
2.2 Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
+ Óc heo đem ngâm với muối trắng sau đó dùng tăm rút hết dây máu cho bớt tanh rồi rửa sạch lại với nước, tiếp theo ướp một chút dầu ăn và hạt nêm rồi đem chưng óc heo tầm 15 phút để phần óc heo chín rồi vớt ra (có thể cho sả vào nước giúp khử mùi hiệu quả).
+ Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cùng lượng nước vừa phải trên lửa vừa đến khi hạt gạo nở đều. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể gia giảm nước để cháo lỏng hay đặc.
+ Đậu Hà Lan rửa sạch, bóc vỏ nấu chung với gạo.
+ Hành, ngò rửa sạch, vẩy ráo, thái nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo
Đem bột gạo khuấy tan vào trong khoảng 350 - 400ml nước tùy độ đặc loãng của cháo. Cho lên bếp đun nhỏ lửa và khuấy đều tay cho đến khi cháo chín, sánh mịn. Lấy phần óc heo đã chín đem nghiền nhỏ rồi cho vào nồi cháo đang sôi, khuấy đều và nêm nếm cho vừa khẩu vị thì tắt bếp .
Bước 3: Thành phẩm
Cho cháo ra bát, có thể thêm ít hành ngò đã được băm nhỏ và 1 thìa cà phê dầu mè rồi đảo đều. Như vậy, bạn đã có một bát cháo óc heo thơm ngon, bổ dưỡng.
Với những bước đơn giản như trên bạn đã có được món cháo óc heo cực ngon cho gia đình nhà mình rồi đấy. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và thực hiện thành công món cháo này nhé. Chúc các bạn ngon miệng!.
Danh Trường
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.