Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, cùng với khẩu trang, gel hay cồn rửa tay khô đang dần trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với nhiều người mỗi lúc đi ra ngoài, bởi không phải ở đâu cũng có xà phòng. Tuy nhiên, sử dụng sao cho đúng để hạn chế nguy cơ lây truyền virus từ người sang người hay ra môi trường thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay, Mời bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những kinh nghiệm khi dùng nước rửa tay diệt khuẩn an toàn và hiệu quả tốt nhất.
TẠI SAO CẦN RỬA TAY?
Bàn tay là nơi trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể và môi trường chứa mầm bệnh. Chỉ cần chạm vào một người, hoặc bề mặt một vật nào đó, tay chúng ta đã có nguy cơ tích tụ vi trùng.
nCoV lây truyền qua đường hô hấp nhờ những giọt bắn lớn khi một người nhiễm vi rút ho hoặc hắt hơi. Một số trường hợp, vi rút có thể lan truyền khi tay một người tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bẩn, sau đó tay tiếp xúc với miệng hoặc mũi.
Vì vậy, đối với các bệnh lây qua đường hô hấp, Tổ chức Y tế của Thế Giới khuyên dùng khẩu trang và nhấn mạnh việc rửa tay đúng cách trước khi cầm nắm thức ăn hay dụng cụ đưa vào mũi, miệng. Hãy rửa tay, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, trước khi: tháo/lắp kính áp tròng, chăm sóc vết thương hoặc người đang bị bệnh, chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ em, chơi với chó/mèo, cho động vật ăn, hoặc xử lý rác...
NÊN DÙNG LOẠI NƯỚC RỬA TAY NÀO?
Rửa tay bằng xà phòng/xà bông và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng trong hầu hết các tình huống, nhưng trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Bạn có thể kiểm tra nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn bằng cách quan sát nhãn sản phẩm.
Dung dịch sát khuẩn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi trùng lưu trú trên bàn tay trong nhiều tình huống. Tuy nhiên cần lưu ý:
+ Dung dịch sát khuẩn không thể loại bỏ tất cả các loại vi trùng.
+ Dung dịch sát khuẩn có thể không hiệu quả khi tay bạn bị lấm bẩn hoặc dính dầu mỡ.
+ Dung dịch sát khuẩn có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi tay như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.
Do đó, chỉ dùng nước sát khuẩn tay nhanh trong những trường hợp cần thiết, rửa tay với xà phòng/xà bông và nước sạch đúng cách vẫn là cách tốt nhất.
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn hãy đặt nước rửa tay tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Theo đó, trẻ chỉ nên sử dụng nước rửa tay dưới sự quan sát của người lớn. Không uống nước rửa tay, cần chú ý đặc biệt quan trọng đối với trẻ mới biết đi vì uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự làm nước rửa tay vì việc pha không đúng cách có thể làm mất tác dụng hoặc nguy hiểm hơn là gây bỏng da khi sử dụng.
KHI NÀO CẦN PHẢI RỬA TAY?
Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, chúng ta cần rửa tay vào những thời điểm sau:
Sau khi trở về từ nơi công cộng: Những nơi công cộng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm vào nhiều vật dụng chung. Vì vậy, cần rửa tay với xà phòng sau khi trở về từ những nơi công cộng để loại bỏ virus dính trên tay và tránh lây lan dịch bệnh cho những thành viên khác trong gia đình.
Trước và sau khi ăn uống: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay miệng, vì vậy cần rửa tay đúng cách trước khi ăn để tránh virus đi trực tiếp vào cơ thể và sau khi ăn để giữ đôi tay luôn sạch sẽ nếu có cầm, chạm vào thức ăn.
Sau khi đi vệ sinh: Nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và một số nghiên cứu mới đây cảnh báo virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể lây nhiễm qua đường phân. Vì vậy, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, trước khi chuẩn bị thức ăn, điều trị vết thương, chạm vào người bệnh và sau khi xì mũi, ho, hắt hơi, chạm vào động vật và vật nuôi, thay tã lót cho em bé hoặc giúp trẻ đi vệ sinh, xử lý rác thải… cũng cần rửa tay đúng cách để kịp thời loại bỏ virus, vi khuẩn.
CÁC BƯỚC RỬA TAY ĐÚNG CÁCH NHẤT
Rửa tay đúng cách trải qua 6 bước, mỗi bước lặp lại ít nhất 5 lần, trong thời gian ít nhất 30 giây. Cụ thể như sau:
+ Bước 1: Rửa hai bàn tay bằng nước sạch. Lấy nước rửa tay chà nhẹ 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay của tay phải lên mu bàn tay của tay trái và ngược lại
+ Bước 3: Cho hai lòng bàn tay và các ngón tay đan vào nhau rồi miết mạnh
+ Bước 4: Khun các mu ngón tay phải rồi chà lên lòng bàn tay trái và ngược lại
+ Bước 5: Lấy lòng bàn tay trái ôm lấy ngón cái của bàn tay phải rồi chà nhẹ và ngược lại
+ Bước 6: Chụm các đầu ngón tay phải rồi chà vào lòng bàn tay trái và ngược lại. Sau đó, rửa sạch và làm khô tay.
Rửa tay rất quan trọng để đảm bảo cơ thể tránh việc tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nhất là đối tượng trẻ nhỏ cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng, không nên tự ý pha các loại nước rửa tay để tránh tình trạng kích ứng, gây bỏng rát da nguy hiểm.
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG NƯỚC RỬA TAY DIỆT KHUẨN
Rửa tay không đúng cách có thể khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải những sai lầm sau khi rửa tay.
1. Lạm Dụng Nước Rửa Tay
Nước rửa tay không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn xấu mà còn cả các vi khuẩn tốt, điều này gây khó chịu cho da. Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của bác sĩ Loyd: “Nước rửa tay mau khô hơn xà phòng và nước sạch, khiến cho da dễ bị khô nếu sử dụng quá mức. Chúng ta nên dưỡng ẩm ngay sau khi sử dụng nó, tốt nhất là nên dùng kem dưỡng tay”.
2. Sử dụng nước rửa tay có nồng độ hóa học chưa phù hợp
Như đã nói trên “Nước rửa tay nên có nồng độ cồn ít nhất là 60%. Nước rửa tay càng có nồng độ cồn cao thì càng có hiệu quả sát khuẩn cao”.
3. Không Để Nước Rửa Tay Kịp Khô Hẳn
Một trong những lỗi phổ biến là chúng ta không chà xát nước rửa tay đều lên tất cả các bề mặt trên bàn tay. Việc liên tục cọ xát trên da đến khi nước rửa tay khô hoàn toàn là điều rất quan trọng. Hãy cho chúng thời gian để phát huy tác dụng.
Nhiều người xịt một lượng nhỏ nước rửa lên tay và ngay lập tức dùng tay chạm vào mặt. Hãy để nước rửa tay có ít nhất một phút để khô, bạn nhé!
4. Sử Dụng Khi Tay Ẩm Ướt
Gel hay cồn rửa tay khô chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng trên làn da khô ráo. Đúng như tên gọi của mình, gel hay cồn rửa tay khô chứa cồn, vì thế hiệu quả sẽ kém hơn khi được sử dụng trên tay ẩm ướt.
Ngoài ra, khi tay ẩm ướt, những sản phẩm này có thể dẫn tới phản ứng tỏa nhiệt và gây kích ứng da.
5. Không Nên Tự Làm Nước Rửa Tay Diệt Khuẩn
Vào đầu mùa dịch, do nhu cầu mua nước rửa tay đột ngột tăng cao, các cửa hàng hay siêu thị gần nhà bạn có thể không cung cấp đủ nước rửa tay. Do đó, rất nhiều người tự làm nước rửa tay diệt khuẩn tại nhà. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên chống lại việc này, vì bạn rất dễ thực hiện sai các thao tác trong quá trình điều chế hỗn hợp, tạo nên loại dung dịch không đủ mạnh để diệt khuẩn.
6. Không Sử Dụng Đủ Lượng Dung Dịch Rửa Tay
Với nỗi lo thiếu hụt nước rửa tay, bạn có xu hướng dùng lượng ít hơn bình thường để tiết kiệm. Nhưng việc này sẽ không đạt được hiệu quả diệt khuẩn như mong đợi.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết: “Sai lầm thường gặp nhất là không sử dụng đủ liều lượng và không thoa lên cả hai bàn tay. Vì vậy, hãy nhớ thoa đều dưới ngón tay, mu bàn tay cũng như toàn bộ lòng bàn tay”.
7. Bảo Quản Quá Lâu Sau Khi Mở Nắp
Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng gel hay cồn rửa tay khô đều có thời hạn sử dụng và được ghi rõ trên nhãn chai. Sau khi mở nắp, sản phẩm đã không còn là vô trùng nữa. Nhìn chung, gel hay cồn rửa tay khô có thể lưu trữ trong khoảng từ 1 đến 3 tháng sau lần sử dụng đầu tiên. Nếu bạn sử dụng vượt quá thời hạn này, thì sản phẩm không còn hiệu quả nữa.
8. Tiếp Xúc Với Ánh Nắng Mặt Trời Sau Khi Rửa Tay Khô
Các bác sĩ da liễu thường xuyên cảnh báo, gel hay cồn rửa tay khô và ánh nắng mặt trời không thể là những người bạn đồng hành, nhất là khi mùa hè đến. Do nồng độ cồn cao, những sản phẩm này thường gây khô da và làn da sẽ càng trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời, thậm chí là bị bỏng.
Ngoài ra, các sản phẩm có chứa nước hoa hoặc tinh dầu có thể gây tăng sắc tố (xuất hiện các đốm đen) sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi ra biển, tốt nhất là bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
9. Đưa Tay Lên Mắt Hay Dụi Mắt Sau Khi Rửa
Gel hay cồn rửa tay khô không tốt cho mắt. Một khi bị dính lên mắt, chúng có thể gây đau, đỏ, thậm chí là mất thị lực. Vì thế hãy cẩn thận không để tay lên mắt hay dụi mắt sau khi rửa tay bằng gel hay cồn rửa tay khô. Nhiều nước châu Âu mới đây đã cảnh báo các trường hợp tổn thương mắt ở trẻ em do cồn rửa tay khô. Hãy nhớ rằng, với cồn 20%, sẽ chỉ mất 30 giây để lớp biểu bì của giác mạc bong ra, trong khi gel hay cồn rửa tay khô chứa tới 60% đến 80% cồn. Trong trường hợp bị dung dịch bắn vào mắt, bạn nên ngay lập tức rửa mắt bằng nước sạch và nước muối sinh lý trong ít nhất nửa giờ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy mắt đau hay mất thị lực.
10. Rửa Tay Không Đủ Thời Gian
Để sử dụng gel hay dung dịch rửa tay khô một cách hiệu quả, thì bạn phải chú ý chà xát hai bàn tay với lực đủ mạnh để dung dịch trải đều ra khắp bàn tay và động tác này phải kéo dài từ 20 đến 30 giây, cho đến khi tay khô.
Rửa tay bằng xà phòng là giải pháp tiết kiệm và dễ thực hiện, vì vậy cần được duy trì như một thói quen. Nếu không có điều kiện rửa tay dưới vòi nước và xà phòng, thì mới nên dùng gel hoặc dung dịch rửa tay khô tối thiểu 60% độ cồn để thay thế nhé. Chú ý lựa chọn thương hiệu dung dịch rửa tay khô uy tín và tránh lạm dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Hoàng Quyên
Như các bạn đã biết thịt lợn là một món ăn thường gặp trong mỗi gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, kho, nướng, xào … Vậy hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn bí quyết hầm thịt lợn với thuốc bắc vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng nhé.
Sữa chua là một món tráng miệng quá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là phái nữ vì những công dụng mà nó mang lại. Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, mà sữa chua còn giúp bạn có vóc dáng đẹp cùng làn da mịn màng.
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể bạn. Mỗi ngày một người trung bình hít thở khoảng 20000 lần. Thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, xơ nang, viêm phổi,…
Chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn thật nhiều rau củ quả, đặc biệt là trái cây. Trái cây chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây sẽ giúp thải độc trong cơ thể, thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp da sáng mịn và đặc biệt không lo thiếu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.