Sau đây là những Kinh Nghiệm hay để người nội trợ chọn mua được những nguyên liệu tươi ngon nhất cho món ăn hải sản của mình:
1. KINH NGHIỆM CHỌN MUA CÁ BIỂN
Nhìn Mắt Cá: Cá tươi mắt lồi và trong, giác mạc có độ đàn hồi khi ấn vào. Cá không tươi hoặc ươn mắt lõm, màu đục, giác mạc nhăn nhúm hoặc rách rưới.
Nhìn Mang Cá: Mang cá tươi có màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không hôi, không nhớt. Cá ươn mang màu xám, lỏng lẻo không dính chặt hoa khế, thường có nhớt và mùi hôi.
Nhìn Vảy Và Da Cá: Cá tươi thường có vảy chặt chẽ và sáng bóng, óng ánh. Cá ươn phần vảy sẽ mờ đục, mất đi độ óng hay bị bong tróc lấm tấm bên ngoài dù chưa cạo vảy. Với những con cá chỉ có vảy cá ít ở phần đuôi bên dưới hoặc không có vảy thì nên quan sát phần da cá nếu có độ óng, mướt, mượt mà thì là cá còn tươi ngon.
Nhìn Hậu Môn Cá: Cá tươi hậu môn thường thụt vào trong, màu trắng nhạt, bụng cá lép. Cá ươn hậu môn thường có màu hồng hoặc bầm đỏ, lồi ra, bụng cá thường trương phình.
Nhìn miệng cá: Cá tươi thường ngậm kín miệng, cá ươn ôi miệng luôn hé mở.
Ấn vào mình cá: Cá tươi thịt chắc, ấn vào sẽ đẩy ra (đàn hồi), không để lại vết lõm. Cá ươn thì ngược lại.
Mùi Hương: Cá có mùi tanh tự nhiên của cá, mùi của biển, nếu thấy cá có mùi khai hoặc có mùi lạ nghi ngờ là cá ươn thì tốt nhất không nên mua.
2. CÁCH CHỌN TÔM BIỂN TƯƠI NGON
Nên mua tôm còn sống và còn bơi được, nếu không vẫn có thể mua tôm đã chết nhưng vẫn còn rất tươi:
- Các bộ phận của tôm: đầu, râu, đuôi còn đầy đủ, không bị sứt mẻ bộ phận nào và toàn thân có màu trắng xanh trong đặc trưng chứ không bị trắng đục, không có mùi hôi lạ.
- Thân tôm: cầm vào chắc tay nhưng vẫn mềm dẻo tự nhiên, lớp vỏ bên ngoài óng ánh. Không mua những con tôm mềm oặt, lớp vỏ đục không còn bóng thì là tôm đã ươn nhiều. Không nên tin vào những con tôm quá căng cứng, đẹp mắt quá vì có thể đã bị bơm thạch làm tăng trọng lượng.
3. CÁCH CHỌN MỰC VÀ BẠCH TUỘC TƯƠI NGON
Bạch tuộc và mực có rất nhiều họ và loại, tuy nhiên muốn chọn được con tươi thì đặc điểm chung cần phân biệt là:
- Đầu: còn dính nguyên vào phần thân, râu không bị đứt ra.
- Da: có lớp da hơi lấm tấm nâu bao quanh, nếu có dấu hiệu tróc ra hoặc đã được bóc phần da ra lộ phần thịt trắng nõn thì tức là con đó đã ươn và được người bán làm để trông đẹp mắt hơn.
- Thân: dày, thịt có độ cứng cáp, có màu sắc đặc trưng, không có mùi hôi lạ. Nếu thấy thân mỏng hoặc thịt nhão, mềm oặt thì tốt nhất là không nên mua.
4. CÁCH CHỌN CUA, GHẸ BIỂN TƯƠI NGON
Các Bộ Phận: Bạn nên chọn con tốt nhất là còn sống, chân và càng còn ngọ ngậy mạnh, mắt đảo tinh anh, các bộ phận còn đầy đủ, không sứt mẻ.
Phần Yếm Và Mai: Yếm cua/ghẹ cứng cáp, bám chắc vào thân mình và phần mai chắc chắn sẽ là những con cua/ghẹ có nhiều thịt đầy đặn, nếu thấy mọng nước thì cua thịt xốp không ngọt không ngon.
Kích Thước: Khi mua, bạn nên chọn con to, cầm lên thấy chắc tay và không có mùi hôi bất thường.
Thời Điểm Mua: Khi mua nên hỏi người bán để tránh ăn cua ghẹ trúng những ngày rằm hoặc gần rằm (giữa tháng âm lịch), vì lúc đó hải sản không được ngon, ít thịt hơn bình thường
5. CÁCH CHỌN CÁC LOẠI SÒ ỐC TƯƠI NGON:
Nên chọn các con sò ốc còn sống, không có mùi lạ, còn một khi đã chết sẽ có mùi hôi khó chịu.
- Ốc: nên chọn những con nhỏ đến vừa, to quá sẽ không ngon, rất dai và phải cắt nhỏ ra mới ăn được. Phần vỏ ốc phải còn nguyên, không bị vỡ vì thường những con như vậy là đã chết, có mùi hôi.
- Sò: Ngược lại với ốc, nên chọn những con vừa đến to bởi khi chế biến sẽ teo bớt lại. Những con sò đóng nắp là còn sống, những con sò thè lưỡi ra bên ngoài, chạm vào không rụt lại thường đã chết, bạn không nên mua.
Mrs.Nguyễn Ngọc
80% hệ thống miễn dịch của chúng ta đều tập trung ở гυộƚ. Vì vậy thải độc ruột rất quan trọng. Nếu cơ thể chúng ta giải độc đúng cách và lượng vi khuẩn có lợi ở гυộƚ được cân bằng thì chúng ta sẽ có siêu năng lực tự nhiên để chống lại bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu khuyến khích nên ăn thực phẩm thực vật trong thời kỳ thanh niên vì nó có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở tuổi trung niên.
Để hạn chế tình trạng lây bệnh trong mùa dịch bệnh như hiện nay, mọi người thường có thói quen mua và tích trữ thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông người. Thế nhưng, việc mua và trữ thực phẩm trong mùa dịch sao cho an toàn? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Trong giá đỗ rất giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), khoáng chất, amino acid, protein và các chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) - những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là những chất bổ dưỡng cho con người. Vì thế, giá đỗ là loại rau phổ biến và được rất nhiều người Việt ưa chuộng. Bạn có thể ăn giá sống, làm nước giá đỗ để uống hoặc chế biến nhiều món ăn ngon từ nguyên liệu này như giá xào, canh giá đỗ, dưa giá đỗ muối...
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Một ngày, bạn nhìn vào tủ lạnh và thấy đống hoa quả vừa mua cách đây không lâu trở nên héo úa hoặc thậm chí là không thể ăn được nữa ? Đây không phải là lần đầu và đến bây giờ, bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào để bảo quản chúng luôn tươi như lúc mới mua về ?
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.