Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và gây tỉ lệ tử vong cao nhất so với các bệnh khác, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm trung bình từ 3-5 lần, do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Do nhiễm khuẩn hô hấp cấp có tầm quan trọng như vậy nên Tổ chức y tế thế giới và Unicef đã đưa ra chương trình phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp với mục tiêu cụ thể là làm giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ < 5 tuổi, cùng với mục tiêu lâu dài là làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và giảm tỉ lệ kháng kháng sinh.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp bao gồm các nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, bao gồm mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày.
1. Nguyên nhân:
Phần lớn nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là do căn nguyên virut, do đặc điểm phần lớn các loại virut có ái lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virut dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virut cao và khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng thành dịch và dễ bị nhiễm lại.
2. Triệu chứng:
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật... Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Đặc biệt, viêm phổi có triệu chứng sớm có thể phát hiện ở trẻ là thở nhanh. Để nhận biết trẻ có thở nhanh hay không thì cần đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút, sử dụng đồng hồ có kim giây. Kết quả tốt nhất khi chỉ đếm nhịp thở của trẻ lúc nằm yên không quấy, khóc.
Nhận biết thở nhanh khi:
Trẻ dưới 2 tháng: nhịp thở từ 60 lần /phút trở lên
Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: nhịp thở từ 50 lần /phút trở lên
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần /phút trở lên
Để nhận biết dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực, quan sát khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào thay vì nở ra như bình thường.
Khi thấy trẻ thở nhanh, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị sớm bởi đây là triệu chứng sớm nhất báo hiệu trẻ bị viêm phổi.
Khi viêm phổi nặng, triệu chứng điển hình là trẻ có thở co lõm lồng ngực, nghĩa là lúc trẻ hít vào phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào thay vì nở ra như bình thường. Cần cho trẻ nhập viện ngay vì đây là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, viêm phổi nặng cần điều trị tích cực để tránh biến chứng và tử vong.
Dưới đây là các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay vì tính mạng trẻ đang bị đe dọa nghiêm trọng:
- Trẻ không uống được, bỏ bú hoặc bú kém.
- Trẻ nôn tất cả mọi thứ (kể cả nước).
- Tím tái
- Co giật
- Thở có tiếng rít
- Ngủ li bì, khó đánh thức
- Nếu trẻ dưới 2 tháng thì dấu hiệu sốt hoặc hạ nhiệt độ (trẻ lạnh), thở khò khè thì cũng cần đưa trẻ đi khám ngay.
3. Cách chăm sóc:
- Khi bé sốt :
Sốt nhẹ : trẻ chỉ cần được nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước và ăn những thức ăn dễ tiêu hoá.
Sốt 38,50 C, là lúc trẻ cần được uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Hãy lau mát tích cực cho trẻ bắng nước ấm (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).
-Thông thoáng đường hô hấp cho bé :
Vệ sinh mũi miệng: chảy nước mũi nhiều, nghẹt mũi, tắc mũi làmtrẻ ăn/ bú khó và không thể có một giấc ngủ ngon. Thông thoáng mũi cho trẻ bằng khăn mềm, khô giúp hạn chế kích thích mũi làm đỏ, đau mũi.
Dùng nước muối 9‰ nhỏ vào từng bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi, dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi lại.
- Giúp trẻ ho và tống xuất đàm hiệu quả:
Vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đàm tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực.
Giảm ho, đau họng bằng thuốc nam an toàn (tắc chưng đường, mật ong, tần dầy lá, hoa hồng bạch, nước trà loãng - ấm…). Có thể sử dụng các loại thuốc thảo dược chế biến sẵn ở dạng siro cho trẻ.
-Cho trẻ uống đủ nước.
-Không lạm dụng dùng thuốc kháng sinh vì với trường hợp này, thuốc không hiệu quả, gây tốn kém và có thể gây tác dụng phụ hoặc làm vi trùng kháng thuốc.
4. Cách phòng bệnh:
Để phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ và ngừa biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần:
- Nuôi dưỡng trẻ tốt với dinh dưỡng đầy đủ
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khi dưới 4 tháng tuổi và càng lâu càng tốt.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ
- Cho trẻ uống Vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác sắt, kẽm, ... theo hướng dẫn
- Giữ trẻ thoáng mát khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh
- Tránh trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tránh nơi ô nhiễm, khói bụi, nhất là khói bếp than, củi.
- Tránh cho trẻ gần gũi người đang bị cảm ho, tránh đến chỗ đông người khi có dịch.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ.
(Tổng hợp)
Ngọc Lan
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: