Khi vừa chào đời cho đến những năm đầu tiên trong sự phát triển của bé, sẽ có những dấu hiệu lạ trên da của bé. Mẹ đừng vội lo lắng, làn da bé mới sinh chưa hoàn hảo, nhưng không có nghĩa đây là dấu hiệu bệnh lý. Hầu hết các khiếm khuyết trên da bé mới sinh sẽ được điều chỉnh và biến mất theo thời gian. Nhưng một số khác là do bệnh lý gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm do virus hay nấm. Cùng thuocthang.com.vn tìm hiểu về làn da bé sơ sinh để mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Phát ban: bé sơ sinh dễ bị phát ban, hầu hết các ban trong giai đoạn này là "bình thường", chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi, một số ít trường hợp mới phải điều trị hay can thiệp từ bác sĩ.
Vàng da sinh lý: Dù bé sơ sinh đã đủ tháng cũng có hiện tượng vàng da sinh lý mức độ nhẹ (tỷ lệ 9%) từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi sinh và kéo dài đến ngày thứ 7 hoặc 8 sẽ hết. Nếu mẹ thấy trình trạng vàng da của bé biểu hiện ngày một nhiều hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường mẹ nên dẫn bé đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
+ Mụn trứng cá ở bé sơ sinh sẽ tự lành trong vòng một vài tuần và không cần điều trị.
+ Ban hạt kê: là các sẩn nhỏ màu trắng được gây ra bởi sự phát triển kém toàn diện trên làn da của bé sơ sinh (tỷ lệ 50%) và thường sẽ tự biến mất trong vòng một tháng mà không cần điều trị.
+ Da khô ở trẻ sơ sinh: Sau 2 đến 3 ngày sinh, da bé có thể sáng hơn nhưng lại kèm theo cảm giác khô và bong tróc. Do bé được tồn tại trong môi trường chất lỏng nhiều tháng trước đó, khi chào đời, các làn da bắt đầu phục hồi, bằng việc bong tróc các tế bào da cũ
+ Cứt trâu phần lớn sẽ tự hết, và không gây ngứa nhưng nếu mức độ nặng, có dấu hiệu bội nhiễm hoặc chảy mủ vàng thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Rôm sẩy là một bệnh thường gắp có thể làm bé khó chịu, ngủ không yên giấc.
Mẹ nhớ lưu ý giữ thoáng mát cho bé sơ sinh đặc biệt là mùa hè, mẹ cần tránh để mồ hôi ứ đọng. Thông thường, bệnh nổi rôm sẩy sẽ tự hết sau một vài ngày, nhưng nếu nó vẫn kéo dài, hoặc bị mưng mủ, nổi hạch, rỉ dịch vàng,…
Những Biểu Hiện Đáng Lo Ngại Trên Da Của Bé Sơ Sinh:
+ Nhiễm trùng da do vi trùng: Vùng da tổn thương sưng, có hiện tượng nóng đỏ và đau, sẩn đỏ, mụn nước, bóng nước, mụn mủ khi vỡ ra thành các vết loét hoặc vết trợt da. Hạch có thể to và đau liên quan đến vùng bị nhiễm trùng… Những triệu chứng Các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi biếng ăn…
+ Nhiễm trùng da do virus: Triệu chứng sốt, nổi hạch đi kèm, bé có dấu hiệu đau đầu, biếng ăn, uể oải, nôn ói, tiêu chảy hoặc sổ mũi ho khan,.. Chúng thường biểu hiện dưới dạng ban (Sởi, Rubella,..) mụn nước (Thủy đậu, Tay chân miệng,...).
+ Nhiễm trùng da do nấm: Thường gây ngứa hoặc đôi khi ít ngứa. Triệu chứng xuất hiện các dạng đốm hoặc một mảng màu (trắng, cà phê sữa, hồng, nâu) chúng thường có có vảy mịn, cạo ra như phấn. Ngoài ra còn có những biểu hiện như vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước.
+ Hăm tã: là chứng viêm da do tiếp xúc với nước tiểu, phân, mồ hôi hoặc chất tẩy rửa. Hăm tã cũng có thể gây ra bởi nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc dị ứng với tã. Mẹ có thể ngăn ngừa bằng cách thay tã thường xuyên cho bé khi thấy ướt hoặc bẩn, mẹ nên giữ gìn khu vực mặc tã thoáng và khô ráo.
Chọn lựa tã cho bé cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ dịu êm cho da bé, vì tã tiếp xúc với da bé gần như 24 tiếng để bảo vệ da tránh tiếp xúc với chất thải hàng ngày. Khi chọn tã, mẹ nên lưu ý những tiêu chí sau nhé:
+ Thấm hút tốt, bảo vệ làn da của bé khỏi chất thải hàng ngày, đem lại cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái.
+ Có chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã.
+ Chất liệu mềm mại không gây trầy xước, an toàn với làn da rất nhạy cảm của bé.
+ Thiết kế giúp không khí lưu thông dễ dàng, tạo ra sự khô thoáng.
+ Hương thơm nhẹ nhàng an toàn cho da bé và được bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên dùng
Tùy thuộc vào biến chứng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ can thiệp từ mức sơ cấp đến chuyên sâu, một vài bệnh có thể dung thuốc bôi tại chỗ và đi kèm uống thuốc, những triệu chứng nặng sẽ cần tiểu phẫu nhỏ để chữa trị. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.