Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.
BỆNH VIÊM KẾT MẠC HERPES LÀ GÌ?
Viêm kết mạc herpes là tình trạng nhiễm virus herpes simplex type 1 (HSV-1) ở mắt khá phổ biến, thường tái phát nhiều lần. Bệnh có thể gây viêm hoặc sẹo ở giác mạc.
Viêm kết mạc herpes có rất nhiều dạng, từ những tình trạng đơn giản đến các vấn đề có thể gây mất thị lực, chẳng hạn như:
- Viêm giác mạc herpes: đây là dạng bệnh phổ biến, do nhiễm virus ở giác mạc. Loại viêm giác mạc herpes này chỉ ảnh hưởng đến lớp trên cùng hoặc biểu mô của giác mạc và thường lành mà không để lại sẹo.
- Viêm giác mạc chủ mô (stroma): xảy ra khi nhiễm trùng đi sâu hơn vào lớp giác mạc, dẫn đến sẹo mắt, mất thị lực và đôi khi là mù lòa.
- Viêm mống mắt thể mi, hay còn gọi viêm màng bồ đào trước: là một tình trạng nhiễm herpes nguy hiểm, xảy ra khi mống mắt và các mô xung quanh viêm, khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, đau và đỏ mắt.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM KẾT MẠC HERPES
Tình trạng này xảy ra khi người bệnh nhiễm virus herpes ở mắt và mí mắt, cụ thể là:
+ Giác mạc
+ Võng mạc
+ Kết mạc
Bệnh herpes ở mắt không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc dịch của người nhiễm HSV-1. Ngoài ra, mụn rộp sinh dục liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục là HSV-2.
Bạn không thể tiêu diệt virus HSV hoàn toàn. Virus có thể “ngủ đông” trong cơ thể và sẽ kích hoạt lại trong tương lai. Tuy nhiên, nguy cơ truyền nhiễm bệnh ở những đối tượng này là thấp. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus để giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát tiếp theo.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG VIÊM KẾT MẠC HERPES
Các triệu chứng viêm kết mạc herpes rất đa dạng, bao gồm:
+ Ngứa hoặc đột ngột đau mắt nghiêm trọng
+ Giác mạc có thể đục, dẫn đến nhìn mờ
+ Sưng xung quanh mắt
+ Chảy nước mắt
+ Nhiễm trùng mắt tái phát
+ Kích ứng
+ Cảm giác có dị vật trong mắt
+ Đỏ mắt
+ Đau mắt
+ Mắt chảy dịch
+ Nhạy cảm với ánh sáng
Tuy nhiên, Nhiều người thường nhầm lẫn viêm kết mạc do herpes là đau mắt đỏ vì thấy đỏ mắt. Đặc điểm chung của hai tình trạng này là đều do virus gây ra. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng có thể do vi khuẩn, dị ứng hoặc hóa chất.
Chỉ có bác sĩ mới phân biệt chính xác viêm kết mạc do herpes và đau mắt đỏ bằng các xét nghiệm. Nếu bạn bị herpes, kết quả xét nghiệm sẽ dương tính với virus HSV-1.
CÁCH CHẨN ĐOÁN VIÊM KẾT MẠC HERPES
Hãy đến bác sĩ nhãn khoa ngay nếu bạn có các triệu chứng bệnh. Việc điều trị sớm sẽ giúp cải thiện triển vọng của bệnh.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết các triệu chứng bạn mắc phải, chẳng hạn như thời gian bắt đầu hoặc bạn đã từng có các dấu hiệu này chưa.
Bác sĩ cũng kiểm tra mắt kỹ lưỡng thông qua đánh giá thị lực, độ nhạy cảm với ánh sáng và chuyển động của mắt. Họ cũng sẽ kiểm tra võng mạc của bạn sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử.
Ngoài ra, bạn cũng cần làm sinh thiết hoặc xét nghiệm máu để chắc chắn chẩn đoán bệnh.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC HERPES
1. Nguyên Tắc Điều Trị
Viêm giác mạc do nhiều căn nguyên gây ra khác nhau và có nhiều dạng, trong đó có viêm giác mạc do vi khuẩn, viêm giác mạc do nấm, hay viêm giác mạc do herpes…Với mỗi loại tác nhân khác nhau lại có cách điều trị và dùng thuốc khác nhau.
Viêm giác mạc mắt do herpes là bệnh do virus gây ra với các biểu hiện đau nhức mắt, loét giác mạc, viêm giác mạc hình đĩa, viêm nhu mô kẽ, viêm màng bồ đào…Do đó, để điều trị, cần tiêu diệt virus và điều trị các dấu hiệu viêm, loét. Cụ thể:
+ Dùng thuốc ức chế tổng hợp acid nhân của virus với đường dùng: tra hoặc uống.
+ Sử dụng phối hợp các thuốc chống viêm, dùng kháng sinh để chống bội nhiễm.
+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nước và điện giải.
+ Xử trí và điều trị biến chứng.
2. Thuốc Điều Trị
Thuốc điều trị viêm giác mạc mắt được phân loại tùy theo dạng điều trị
Dùng 1 trong số các thuốc:
+ Acyclovir 3%: tra mắt 5 lần/ ngày.
+ IDU (5 Iodo 2 Dezoxyuridin): thuốc có dạng nước hoặc mỡ. Do thuốc không ngấm sâu vào giác mạc nên thường được dùng khi có tổn thương nông. Tra thuốc 5 lần/ngày (không nên dùng quá 15 ngày do có thể gây độc biểu mô giác mạc).
+ TFT (Trifluoro Thymidin): dạng nước hoặc mỡ. Thuốc có khả năng ngấm sâu, nhanh vào giác mạc. Tra mắt 5 lần/ngày.
Acyclovir viên 200 mg (thường dùng hơn) , 800mg. uống ngày 5 viên chia 5 lần trong 7-10 ngày.
+ Chống bội nhiễm vi khuẩn: tra mắt bằng các kháng sinh phổ rộng như tobramycin, ofloxacin: tra mắt 5 lần/ngày
+ Thuốc giãn đồng tử, liệt cơ thể mi: tra atropin 1-4% (khi có phản ứng màng bồ đào).
+ Thuốc chống viêm steroid: dùng trong các trường hợp Viêm giác mạc hình đĩa hay Viêm nhu mô kẽ khi có phản ứng màng bồ đào. Thuốc corticoid dùng dạng tra mắt,thận trọng khi sử dụng và giảm dần liều khi bệnh có dấu hiệu giảm bớt.
+ Điện di dionin: giúp làm giảm thẩm lậu và hạn chế hình thành sẹo giác mạc.
+ Tăng bổ sung dinh dưỡng
Dùng liều acyclovir 200 mg ngày uống 4 viên chia 2 lần trong 1 đến 2 năm để phòng tái phát.
Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Herpes không chữa khỏi được hoàn toàn, và nó có thể tái phát lại. Do đó, một số cách để ngăn ngừa việc tái phát bao gồm:
+ Nếu xuất hiện một mụn nước ở mép hoạt động hoặc mụn rộp, thì tránh chạm vào mắt.
+ Tránh nhỏ mắt bằng steroid, điều này làm cho virus nhân lên.
+ Ngưng đeo kính áp tròng nếu nhận thấy mắt bị nhiễm khuẩn.
+ Khám mắt ngay lập tức nếu xuất hiện lại các triệu chứng viêm do herpes ở mắt
CÁCH VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC MẮT BỊ BỆNH
Với bệnh nhân bị viêm giác mạc, dù là điều trị viêm giác mạc mắt tại nhà hay tại bệnh viện, vấn đề vệ sinh và chăm sóc mắt rất quan trọng, giúp hạn chế các biến chứng nặng như mù lòa, rách giác mạc… và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.
- Không dụi mắt, chạm tay vào mắt khi tay bẩn
- Hạn chế sử dụng kính áp tròng, vệ sinh kính sạch sẽ bằng các dung dịch chuyên dụng, vô khuẩn, không đeo kính áp tròng trong thời gian dài, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính
- Tránh để nhiễm bẩn vào mắt, không đi bơi ở bể bơi công cộng, đi lại nơi có nhiều bụi bẩn cần đeo kính bảo vệ
- Khi có dị vật bay vào mắt, không lấy tay dụi mắt, nên nhúng mắt vào nguồn nước sạch và chớp mắt nhiều lần để đẩy dần dị vật ra
- Rửa mắt, tra thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng cách, không tự ý sử dụng thuốc tra mắt. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ nhiều giọt liên tục, chớp mắt nhiều lần để nước chảy dần ra bên khóe mắt, dùng khăn hứng và thấm sạch, không để nước rửa vướng vãi ra xung quanh. Khi tra mắt bằng thuốc, hạn chế chớp mắt để tăng thời gian lưu của thuốc trên mắt, giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Dùng một số biện pháp giúp làm giảm các cơn đau mắt, làm dịu mắt hơn bằng các phương pháp dễ thực hiện tại nhà như chườm bên ngoài mắt bằng khăn lạnh, trà đen túi lọc, chườm trà hoa cúc túi lọc, dưa chuột…
- Trong quá trình điều trị viêm giác mạc tại nhà, không cần kiêng ăn loại thực phẩm nào, chỉ cần đảm bảo nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
Các bài viết của Thuocthang.com.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường, đặc biệt đối với những người đã từng nhiễm herpes thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyễn Ngọc
U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt.
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh phình mạch não sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì? Triệu chứng viêm não Nhật Bản?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính (CLL) là một loại ung thư khởi phát trong các tế bào bạch cầu (gọi là lymphocytes) trong tủy xương. CLL chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi và chiếm khoảng một phần ba tất cả các bệnh bạch cầu.
Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Bệnh Bạch Cầu Lympho Mạn Tính
Yếu tố nguy cơ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh như ung thư của một người. Bệnh ung thư khác nhau có các nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ, như hút thuốc, có thể thay đổi. Những người khác, như tuổi tác hoặc lịch sử gia đình của một người, không thể thay đổi.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tiểu đường là một căn bệnh với rất nhiều biến chứng phức tạp mà khi mắc bệnh người bệnh cần phải kiêng khem nhiều thứ, có khẩu phần ăn hợp lý nếu không muốn bệnh trở nặng. Chính vì lí do này mà người bệnh thường gặp vấn đề dinh dưỡng do không hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết. Chăm sóc sức khỏe ngày càng ưu việt, bệnh nhân tiểu đường tìm được giải pháp cho chính họ thông qua dòng sữa dòng cho người tiểu đường. Trên thị trường có rất nhiều dòng sữa mà người bệnh rất băn khoăn không biết nên tin dùng sản phẩm nào. Hiểu được nỗi lòng của quý độc giả, Thuocthang.com.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết này nhằm giúp độc giả tìm được sản phẩm phù hợp nhất cho mình.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn