Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Những món ngon từ mướp đắng ăn lần đầu tuy khó ăn nhưng lần sau bạn sẽ dễ dàng bị nghiền nó lúc nào không hay.
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Cùng Thuocthang.com.vn khám phá cách làm một số món ngon từ loại quả này nhé!
LỢI ÍCH TỪ MƯỚP ĐẮNG
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương.
Ngoài ra, có thể dùng mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị.
Quả này còn dùng để chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng.
Đồng thời, có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần.
Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.
Gần đây, phương pháp giảm cân bằng mướp đắng đã dần phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản.
Lý do là vì loại quả này có tác dụng ức chế các cơ quan ppar (tác nhân chủ yếu gây bệnh tiểu đường và làm tăng cholesterol) nên được đánh giá là tuyệt đối an toàn và khoa học.
Với phương pháp này, các bạn sẽ không cần "hành hạ" dạ dày bằng việc nhịn ăn hay ra sức vận động mà vẫn có hiệu quả.
Lượng mướp đắng tối thiểu mà người muốn giảm cân cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là từ 2-3 quả. Hãy nhớ rửa sạch, bỏ hạt rồi ăn sống loại quả này như các hoa quả khác để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý
Mướp đắng là loại quả có vị đắng đặc trưng và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng như canh mướp đắng, mướp đắng xào, salad mướp đắng...
Tuy vậy, mướp đắng được coi là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được, chẳng hạn nhưng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dù chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai...
CÁCH CHỌN MƯỚP ĐẮNG NGON
Để có món mướp đắng xào trứng ngon chúng ta nên chọn các trái mướp đắng ngon và hấp dẫn theo tiêu chí sau:
Chọn mướp đắng gân nhỏ li ti nhỏ thì tốt hơn gân lớn. Thân mướp đắng có màu xanh rất đậm, thân phình, láng bóng có thể ngâm chất kích thích vì vậy nên tránh.
Các mẹ khi sơ chế nên ngâm trong nước muối pha loãng 10-15 phút, xả nhiều lần bằng nước sạch để giảm độ đắng và giảm đi dư lượng thuốc trừ sâu có trong quả.
Ngoài ra, các mẹ nên chọn địa chỉ uy tín để mua rau an toàn, sạch và tránh dư lượng thuốc trừ sâu, nếu ở thành phố thì các mẹ mua tại các siêu thị nhé!
BÍ QUYẾT LOẠI BỎ VỊ ĐẮNG CỦA KHỔ QUA CỰC DỄ KHÓ NGỜ
Ăn khổ qua rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn còn ái ngại bởi vị đắng nó đem lại. Giờ đây bạn có thể ăn khổ qua thoải mái khi áp dụng những cách trên nhé!
Bổ dọc quả khổ qua, đem phần cùi trắng nằm sát tận cùng bên trong lớp thịt mướp loại bỏ hoàn toàn. Vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.
Đem khổ qua để lạnh ở mức -8 độ C hoặc cắt nhỏ mướp đắng rồi ngâm trong nước đá một thời gian.
Khổ qua sau khi cắt, dùng một chút muối ướp trong chốc lát, rửa sạch dưới vòi nước, có thể giảm đắng. Cách này áp dụng cho món khổ qua xào khi được cắt mỏng.
Khổ qua bổ đôi, bỏ hạt, cắt thành lát mỏng, rửa sạch bằng nước lạnh, vừa rửa vừa lấy tay nhẹ nhàng bóp khổ qua, đổi 3-4 lần nước lạnh, khổ qua bớt đắng, ngon ngọt hơn.
Khổ qua xào chung với ớt sẽ làm giảm vị đắng. Hoặc đem khổ qua rửa sạch, cắt lát mỏng vừa ăn, đun nóng chảo (hoặc nồi) không thêm dầu, cho khổ qua vào xào chín, để nguyên trong chảo. Lúc xào chung với món khác mới lấy khổ qua đã chín ra trộn đều, nêm gia vị.
Trụng khổ qua qua nước sôi rồi mới dùng. Chất đắng trong mướp đắng sẽ bị tiêu hủy ở nhiệt độ nóng trên 80 độ C. Nếu lại được rửa qua nước lạnh, sẽ hết hẳn vị đắng. Tuy nhiên, cách xử lý bằng nhiệt độ quá cao có điểm yếu là làm mất nhiều chất dinh dưỡng quý trong khổ qua.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MỘT SỐ MÓN NGON TỪ MƯỚP ĐẮNG GIẢI NHIỆT MÙA HÈ
Nếu bạn cũng muốn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, bạn có thể tham khảo các món ăn thơm ngon được chế biến từ mướp đắng dưới đây. Mỗi tuần nấu 3-5 bữa, bạn sẽ thấy công dụng của thực phẩm “hảo hạng” này. Các gợi ý món ăn cụ thể như sau:
1. Món Nộm Mướp Đắng
1 đĩa nộm mướp đắng xanh mát mắt sẽ làm dịu bớt cái nóng hè oi ả, làm tươi mới cho bữa cơm gia đình. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị khoảng 300gr mướp đắng, 1 quả ớt ngọt, 1 củ hành tây, tỏi băm nhuyễn, gia vị như đường, xì dầu, dầu mè, dấm…
Cách làm:
+ Rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột và hạt sau đó cắt dọc thân quả mướp thành 4 phần bằng nhau và cắt lát mỏng.
+ Hành tây và ớt ngọt thái chỉ.
+ Pha nước trộn nộm: tùy vào khẩu vị của từng người mà bạn gia giảm đường, dầu mè, dấm, xì dầu cho vừa miệng. Sau khi pha xong cho vào xoong nhỏ đun nóng trên bếp sau đó để nguội.
+ Trụng sơ mướp đắng đã thái lát mỏng với nước sôi có bỏ một ít muối. Chỉ nên trụng nhanh sau đó xả lại ngay với nước lạnh để giữ được độ giòn.
+ Cho tất cả mướp đắng, hành tây, ớt ngọt vào bát sau đó trộn đều với hỗn hợp nước trộn nộm đã để nguội và thưởng thức.
2. Món Mướp Đắng Nhồi Thịt
Chuẩn bị: 500gr mướp đắng, 300gr nạc vai, 5 tai mộc nhĩ lớn, nấm hương, gia vị, mắm, mì chính, hạt tiêu, hạt nêm, hành khô, hành lá.
Cách làm:
+ Sơ chế mướp đắng: rửa sạch, bỏ 2 đầu quả mướp, bỏ hết hạt và để ráo nước. Tiếp đó, thái khoanh tròn khoảng 5cm.
+ Ngâm mộc nhĩ với nước sôi cho mộc nhĩ nở hết và làm sạch, thái chỉ.
+ Nấm hương rửa với nước lạnh, sau đó ngâm với nước ấm khoảng 15 – 20 phút cho nấm mềm ra.
+ Rửa sạch hành lá, thái nhỏ.
+ Thịt nạc vai đã xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ, nấm hương, các loại gia vị, hành khô đã chuẩn bị sau đó nhồi vào các khoanh mướp đắng.
+ Đun sôi nước sau đó thả mướp đắng đã nhồi thịt vào, đun lửa nhỏ và nêm thêm gia vị, hạt nêm vừa ăn. Trong khi đun nên mở hé vung để giữ được màu xanh cho mướp đắng.
Khi mướp đắng nhồi thịt đã chín, bỏ hành lá thái nhỏ vào và múc ra bát. Ăn mướp đắng nhồi thịt ngon nhất là khi còn nóng ấm.
3. Món Canh Cá Quả Mướp Đắng
Chuẩn bị: 2 – 3 quả mướp đắng, 1 con cá quả, hành lá, rau mùi, gia vị, đường, muối, hạt tiêu.
Cách làm:
+ Cá quả làm sạch, để ráo nước, trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.
+ Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi, bỏ ruột, cắt khúc khoảng 2 – 3cm tùy ý.
+ Đun sôi khoảng 2 – 3 bát nước rồi cho cá quả vào hầm. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
+ Khi cá quả đã chín mềm, bạn cho mướp đắng vào và đun lửa vừa cho tới khi mướp đắng chín mềm.
+ Nêm nếm gia vị, hạt tiêu vừa ăn sau đó bỏ hành lá, rau mùi cắt khúc vào nồi canh và tắt bếp.
+ Múc canh ra bát và thưởng thức. Chú ý nên chọn cá quả vừa phải và khi múc ra bát để nguyên con, cá không bị vỡ nát, mướp đắng chín tới, giữ được màu xanh.
4. Canh Mướp Đắng Nấu Tôm
Món canh mướp đắng nấu tôm được nhiều người yêu thích. Được đánh giá là món canh dễ ăn, có vị ngọt của tôm pha lẫn chút đăng đắng dễ chịu của mướp. Cùng tìm hiểu cách nấu ngay nào!
Nguyên liệu chuẩn bị:
+ Mướp đắng : 3-4 quả
+ Tôm : 250g
+ Giò sống
+ Hành lá, hành khô, rau mùi
+ Gia vị các loại : bột ngọt, bột canh, hạt nêm, …
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Mướp đắng bạn rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu. Dùng thìa nạo sạch ruột, và sử dụng dao thái lát mỏng.
– Để hạn chế bớt độ đắng của mướp. Bạn ngâm chúng trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó đem rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
– Hành khô bóc vỏ, rửa sạch. Đập dập và thái nhỏ.
– Tôm bạn bóc vỏ, rút phần chỉ đen. Sau đó giã thô, không cần giã quá nhuyễn.
– Trộn tôm với giò sống, hành khô + tiêu và muối. Ướp trong khoảng 10 phút.
– Rau mùi, hành lá đem rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 2: Tiến hành nấu canh mướp đắng nấu tôm
– Cho khoảng 3-4 bát con nước vào nồi và đun sôi.
– Sau khi nước sôi, bạn múc từng thìa hỗn hợp tôm ướp (chuẩn bị từ bước 1), thả vào trong nồi nước sôi. Tiếp tục đun to lửa để nước sôi.
– Đun đến khi nào tôm chín, nổi lên bề mặt thì bạn thả mướp đắng vào.
– Đun tiếp đến khi nào mướp đắng chín thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Lưu ý : Không nên đun quá lâu sẽ làm giảm độ giòn, màu xanh của mướp.
– Sau khi đun xong, bạn múc canh ra bát tô lớn. Cho hành và rau mùi lên trên và thưởng thức.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món canh mướp đắng nấu tôm. Cách nấu khá đơn giản phải không nào?!. Một món ăn dân dã nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn hãy áp dụng cho bữa ăn sắp tới nhé!
5. Mướp Đắng Xào Trứng
Nguyên liệu làm món mướp đắng xào trứng:
+ Mướp đắng 2 quả
+ Trứng gà 3 quả (tùy sở thích của bạn thích nhiều hay ít trứng)
+ Bột canh
+ Dầu ăn
Cách làm:
+ Bước 1: Bạn rửa sạch mướp đắng rồi để ráo nước, sau đó bổ mướp ra làm đôi, lấy sạch ruột, thái thành lát mỏng.
+ Bước 2: Cho mướp đắng vào ngâm nước lạnh khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước (đây là cách làm cho mướp giảm độ đắng)
+ Bước 3: Bạn đập trứng ra bát, đánh tan thật đều nhuyễn
+ Bước 4: Cho chảo lên bếp và đun nóng dầu ăn sau đó bạn cho mướp đắng vào xào qua rồi cho trứng vào đảo qua lại thật đều và nhanh tay.
+ Bước 5: Sau đó bạn rắc bột canh lên đảo cho ngấm đều tới khi mướp đắng có màu xanh sẫm là chín. Xúc ra đĩa và thưởng thức (món này sẽ rất ngon khi ăn nóng).
6. Mướp Đắng Xào Thịt Bò
Vị đắng của mướp đắng, vị ngọt và mềm của thịt bò đã góp phần tạo nên một món ăn vô cùng tuyệt vời. Cùng bắt đầu học cách làm với chúng tôi qua các bước thực hiện được chia sẻ dưới đây nhé!
– Mướp đắng: 1 quả
– Thịt bò: 300g
– Cà rốt: 1 củ vừa
– Đậu đen lên men, tỏi
– Gia vị: muối, đường, hạt tiêu, dầu mè, bột ngô, dầu ăn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Mướp đắng: rửa sạch, bổ đôi quả theo chiều dọc để loại bỏ hết ruột ở bên trong. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và mỏng vừa ăn. Lưu ý: để không bị đắng thì mướp đắng khi cắt xong các bạn ngâm ngay vào trong nước đá có pha một chút muối nhé.
– Thịt bò: rửa sạch, thái miếng mỏng.
– Cà rốt: nạo vỏ, rửa sạch, nếu thích các bạn có thể tỉa hoa rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
– Tỏi: bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ.
– Đậu đen lên men: ngâm với nước 15-20 phút rồi sau đó bạn để khô, chặt thành từng miếng nhỏ.
Bước 2: Ướp thịt bò
– Sau khi sơ chế xong hết các nguyên liệu thì bạn lấy thịt bò cho vào một chiếc bát tô to.
– Cho muối, đường, bôt ngô, dầu ăn với một lượng vừa phải. Trộn đều tất cả các nguyên liệu này lại với nhau và để khoảng 10 phút để thịt bò ngấm đều gia vị.
Bước 3: Làm mướp đắng xào thịt bò
– Cho một chút dầu ăn vào chảo, đun nóng. Cho thịt bò đã ướp gia vị vào đảo đều, nhanh tay đến khi thịt bò tái thì bạn xúc thịt bò ra đĩa.
– Cho thêm một chút dầu ăn, cho tỏi và đậu đen vào phi thơm vàng.
– Cho mướp đắng và cà rốt vào xào cùng. Chỉ cần xào tầm 3 phút để các loại rau này mềm ra thì đổ thịt bò đã xào tái trước đó vào xào cùng.
– Xào đến khi tất cả các nguyên liệu chín đều thì bạn nêm lại gia vị, thêm một chút hạt tiêu để món ăn có vị cay hấp dẫn nhé.
– Đặc biệt, mướp đắng xào thịt bò không thể thiếu được hương vị của một chút dầu mè. Bạn chỉ cần rắc một ít dầu mè, đảo đều và tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức
– Xúc thịt bò xào mướp đắng ra đĩa, trình bày theo sở thích bạn nhé.
– Thưởng thức món ăn với cơm nóng thì chắc chắn bạn sẽ chỉ có cảm giác no chứ không muốn dừng lại đâu nhé.
7. Món Mướp Đắng Ướp Đá Ăn Kèm Ruốt Giải Nhiệt Cơ Thể
+ Mướp đắng (khổ qua): 2 trái
+ Ruốc lợn (chà bông): 250gr
+ Đá viên
+ Màng bọc thực phẩm hoặc túi nilong bọc thức ăn đều được
+ Nước lọc: 4 muỗng
+ Đường: 1 muỗng cà phê
+ Nước Mắm: 2 muỗng
+ Ớt: 1 trái
+ Tỏi: 2 tép
Bước 1. Sơ chế mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng bạn chọn những trái non xanh mơn mởn, đừng lựa những trái già, héo món ăn sẽ bị xơ, không ngon.
Rửa sạch mướp đắng. Bổ đôi, dùng muỗng cà phê moi bỏ hết ruột, rồi xắt thành từng miếng mỏng, ngâm qua nước muối loãng 5 phút, xong vớt ra, rửa lại với nước sạch, để ráo.
Bước 2. Ướp đá
Cách 1. Ướp đá mướp đắng bằng tủ lạnh
Bạn cho mướp đắng vào dĩa, sau đó đặt trực tiếp vào ngăn đá tủ lạnh 10 – 15 phút rồi lấy ra là xong.
Cách 2. Ướp với đá viên
Nếu bạn không có tủ lạnh thì có thể thực hiện cách làm món mướp đắng ướp đá theo cách sau:
Đập nhỏ viên đá cho vào tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, rồi để mướp đắng lên trên màng bọc. Ướp mướp đắng từ 30 – 40 phút cho lạnh là được.
Bước 3. Pha nước chấm
Pha nước trộn gỏi đầu tiên bạn lấy 4 muỗng nước chín pha với 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm. Vắt thêm một tí chanh vào hỗn hợp trên là có một chén nước trộn như ý.
Bước 4: Trình bày món ăn, đầu tiên lấy một đĩa đá lót phía dưới cùng (có thể cho vào màng bọc thực phẩm để khổ qua không thấm vào nước đá), sau đó cho khổ qua lên trên mặt đĩa, tiếp tục rắc chà bông lên trên khổ qua. Khi gần thưởng thức món ăn thì rưới nước trộn pha phía trên lên là dùng được.
Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm món mướp đắng ướp đá ăn kèm ruốt rồi đó. Món gỏi mướp đắng này không hề đắng mà còn giòn nữa, tưởng không ngon mà ngon không tưởng phải không nào.
8. Lẩu Cá Thác Lác Khổ Qua
Lẩu cá thác lác khổ qua là món ăn vừa mát, bổ mà còn ngon tuyệt bạn không nên bỏ qua trong mùa nóng cũng như lạnh. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo công thức nấu lẩu cá thác lác khổ qua đơn giản mà rất tuyệt vời dành cho những người nội trợ nhé!
+ Cá thác lác: 500g
+ Khổ qua: 5 trái
+ Bún tươi: 500g
+ Xương nấu nước dùng: 500g
+ Hành tây: 1 củ
+ Ớt, tiêu, nước mắm, bột nêm, gò, hành, dầu ăn mỗi thứ 1 ít
Bước 1: Nấu nước dùng
Xương bỏ vào hầm với hành tây thái múi lấy khoảng 2 lít nước dùng. Trong quá trình hầm nên vớt bọt để nước trong.
Nước dùng nêm nếm gia vị vừa ăn sau đó múc ra nồi lẩu nên nêm hơi nhạt để chấm cá và khổ qua sẽ ngon hơn và khi ăn gần hết nước không bị mặn. Có thể cho vào nổi lẩu ít ớt để tăng thêm vị hấp dẫn của nước lẩu.
Bước 2: Chế biến rau
Khổ qua bào mỏng hoặc thái mỏng sau đó ngâm nước cho bớt đắng sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh cho giòn khi ăn.
Hành rửa sạch cắt khúc, ngò thái nhuyễn
Bước 3: Chế biến cá thác lác
Cá thác lác mua về cho một ít tiêu, hành, dầu ăn, ớt, hạt nêm, nước mắm rồi dùng muỗng quết dẻo. Có thể thêm chút thì là để tăng thêm sự hấp dẫn tùy theo khẩu vị của gia đình bạn.
Bỏ cá kín vào chén hoặc tô sau đó úp ngược vào đĩa cá sẽ trông rất hấp dẫn. Có thể trang trí thêm 1 quả ớt hoặc vài cọng ngò.
Múc nước lẩu ra nồi lẩu, cho hành ngò vào và đặt lên bếp mini, Cá sau khi quết dẻo thì lấy ra đĩa, khi nước sôi thì sắn lấy từng cục vừa ăn cho vào nổi lẩu, Lấy bún bỏ ra đĩa, Khổ qua xếp ra đĩa. Nước mắm cho thêm 1 ít ớt cắt mỏng chấm sẽ rất ngon.
Thật đơn giản phải không nào! Như vậy là bạn có thể tự tay làm các món ngon từ mướp đắng rồi. Còn chần chờ gì nữa mà không tự tin vào bếp và làm món ăn này để cùng thưởng thức với những thành viên trong gia đình và bạn bè thôi nào. Thuocthang.com.vn tin rằng mọi người sẽ rất thích những món ăn này của bạn đấy.
Kỳ Duyên
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.