Để bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn luôn là điều mà mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, con sẽ tăng cân nhanh hơn để đạt mốc tiêu chuẩn từ 3 đến 3,5 kg khi chào đời.
NGUYÊN TẮC GIÚP THAI NHI TĂNG CÂN NHANH
Để đưa ra được chế độ ăn phù hợp, mẹ bầu cần biết những nguyên tắc cần thiết để con yêu trong bụng tăng cân nhanh và đúng chuẩn.
- Thứ nhất: Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học để đáp ứng sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Nếu thai nhi quá nhẹ cân so với tiêu chuẩn thì việc bổ sung thực phẩm giàu protein hay nguồn đạm cao là rất cần thiết. Để thai tăng cân nhanh, lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm 15 gram đạm mỗi ngày.
- Thứ hai: Về cơ bản sự tăng cân của thai tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ. Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9-14 kg là phù hợp, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng của chị em trước khi mang thai. Không cần thiết phải tăng cân quá nhiều vì béo phì thai kỳ có thể gây ra biến chứng sản khoa, khó sinh nở.
- Thứ ba: Mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh.
BÍ QUYẾT GIÚP THAI NHI TĂNG CÂN NHANH VÀ ĐÚNG CHUẨN
1. Chế Độ Dinh Dưỡng
Để đạt chuẩn cân nặng thai nhi luôn nằm trong giới hạn khuyến cáo mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng sau đây:
Bà bầu cần chú trọng cân bằng tất cả các nhóm thực phẩm và bổ sung đa dạng dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu nói đến việc tăng cân nặng thai nhi tốt nhất thì chị em đặc biệt nên chú trọng đến nhóm chất đạm. Nếu thiếu đạm, bản thân mẹ sẽ không khỏe mạnh và thai nhi cũng chẳng bao giờ có thể tăng cân đạt chuẩn một cách nhanh chóng cả. Protein không phải là dưỡng chất duy nhất giúp thai nhi tăng cân, nhưng chúng chính là dưỡng chất cần có để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Nếu thiếu protein, con trong bụng dễ bị còi cọc, chậm lớn, tăng trưởng không đều còn mẹ sẽ có nguy cơ cao suy giảm miễn dịch, không có đủ sức khỏe, hay chóng mặt, nhức đầu và bệnh vặt. Một số món ăn giàu protein mẹ có thể tham khảo đó chính là:
- Thịt nạc: Các loại thịt nạc (bò, heo, gà,…) đều chứa một lượng chất đạm lớn đủ cung cấp cho nhu cầu bồi bổ thai phụ và nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ nên ăn nhiều thịt nạc và hạn chế mỡ sẽ tốt cho sức khỏe thai kỳ hơn.
- Trái bơ: Một loại trái cây vừa thơm ngon vừa chứa nhiều protein không ngờ đó chính là bơ. Mẹ có thể dùng bơ chế biến thành nhiều món như salad, sinh tố, chè bơ,…
- Bí ngô: Bí ngô và hạt bí ngô rang có nhiều protein. Không những thế, chúng còn có khả năng nuôi dưỡng thai nhi sáng mắt, thông minh. Đây là loại thực phẩm mẹ không nên bỏ qua khi mang thai.
- Cá: Cá không những giàu Omega-3 mà còn chứa lượng protein dồi dào. Chị em nên lựa chọn những loại cá an toàn, không chứa nhiều thủy ngân như cá hồi, cá cơm, cá chim,…
- Đậu: Đậu đỗ càng già càng chứa nhiều protein. Chúng còn cung cấp thêm nhiều vitamin và chất xơ nên mẹ hãy chú ý bổ sung thường xuyên nhé.
Đặc biệt, Ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung protein, nhằm giúp thai nhi phát triển và tăng cân nhanh hơn, đồng thời kích thích và sản sinh ra nhiều sữa mẹ để cho con bú khi chào đời.
Khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các loại chất béo lành mạnh bởi chúng đóng vai trò giúp não bộ và hệ thần kinh của bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn. Đồng thời, đây còn là cách giúp thai nhi tăng cân nhanh vào những tháng cuối của thai kỳ. Theo đó, chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu ô liu, bơ, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên.
Ngoài ra, nguồn chất béo omega 3 có trong cã cung rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng các loại chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, thịt rán,...
Không chỉ là 2 loại khoáng chất cần thiết trong suốt thai kỳ mà sắt và canxi còn cực kỳ quan trọng trong những tháng cuối bởi nó giúp bé phát triển khung xương, hoàn thiện hơn các hệ xương khớp. Khi nạp đầy đủ sắt và canxi còn hỗ trợ bé phát triển cả chiều cao lẫn cân nặng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, vào cuối tháng thai kỳ mẹ bầu cần khoảng 1.500mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày. Theo đó, mẹ bầu có thể bổ sung hai loại chất này qua việc uống nhiều sữa, ăn các loại tép, hải sản để bổ sung canxi cũng như các loại thịt bò, gan động vật, bí đỏ và nhiều thực phẩm giàu chất sắt khác.
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì… để bà bầu hấp thu canxi, sắt một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu nên uống 2,5 lít nước một ngày để tránh táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
2. Chia Khẩu Phần Ăn Thành Nhiều Bữa
Nhiều mẹ thắc mắc rằng, mình ăn rất nhiều thậm chí có những lúc dù bản thân đã chán ngán nhưng vẫn cố gắng ăn chỉ vì lo sợ con không có đủ dưỡng chất mà thai nhi vẫn nhẹ cân. Theo các chuyên gia, đây là cách ăn hoàn toàn sai lầm, chúng không những chẳng giúp con tăng kg mà lại còn khiến mẹ dễ phát phì, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Dinh dưỡng hấp thu nhiều nhất khi mẹ đói, vì thế, chị em cần bổ sung thức ăn một lượng vừa đủ và tốt nhất là chia đều khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa trong ngày. Với cách ăn này, mẹ không bị “quá tải” và thai nhi cũng nhận được hầu hết trọn vẹn dưỡng chất, con sẽ tăng cân nhanh và đạt chuẩn dễ dàng hơn qua từng tháng.
3. Giữ Tinh Thần Lạc Quan, Vui Vẻ
Chỉ khi tâm trạng vui vẻ thì mẹ mới có nhiều sức khỏe, ăn uống ngon miệng và thai nhi mới dễ dàng nhận được đầy đủ dưỡng chất. Nếu các bà bầu thường xuyên stress, căng thẳng, mệt mỏi thì dù có cố gắng ăn nhiều đến mấy, các dưỡng chất và vitamin cũng không thể đến được với thai nhi một cách trọn vẹn. Thai nhi sống bằng cảm xúc của mẹ nên nếu mẹ buồn, mệt mỏi con cũng sẽ chẳng thể nào tươi vui, hạnh phúc. Hãy cố gắng thư giãn tinh thần, tránh xa stress càng nhiều càng tốt để con trong bụng phát triển nhanh chóng nhất nhé mẹ.
4. Ngủ Sâu Giấc, Đúng Giờ
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của một mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Chị em nên có một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày và đi ngủ sớm để các loại hormone tốt cho sức khỏe được gia tăng. Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Nguyễn Ngọc
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.