Suy tim không có nghĩa là trái tim dừng hoạt động, nó chỉ làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn và bạn thường xuyên khó thở, mệt mỏi vì điều đó. Nhưng bạn vẫn có thể cải thiện được tình trạng này để tận hưởng chất lượng sống tốt hơn, khi bạn hiểu về bệnh, biết cách chăm sóc bản thân và cân bằng trong cuộc sống.
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị phát hiện mắc suy tim hàng năm và trong đó có khoảng 500.000 người tử vong vì bệnh này. Trong các bệnh lý về tim mạch, suy tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, có khoảng 50% bệnh nhân tử vong sau 5 năm phát bệnh.
Vậy những biểu hiện thường gặp của bệnh suy tim là gì? Mắc bệnh suy tim có chữa khỏi được không là câu hỏi của nhiều người đặc biệt là những người được chuẩn đoán mắc căn bệnh này. Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng | thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
BỆNH SUY TIM LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH SUY TIM
Suy tim (suy tim sung huyết) là tình trạng tim bị suy giảm chức năng, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường.
Suy tim thường phát triển sau khi người bệnh mắc các bệnh lý khác làm tổn thương hoặc làm suy yếu tim.
Trong một số trường hợp suy tim, cơ tim có thể bị tổn thương và suy yếu, tâm thất bị giãn ra đến mức mà tim không thể co bóp để tống máu hiệu quả đi khắp cơ thể. Theo thời gian, tim không thể đáp ứng được các yêu cầu của cơ thể như các hoạt động hằng ngày.
Phân suất tống máu (EF) là một chỉ số quan trọng thể hiện khả năng bơm máu của tim tốt như thế nào và được sử dụng để giúp phân loại suy tim và hướng dẫn điều trị. Bình thường, phân suất tống máu là 55% hoặc cao hơn - có nghĩa là hơn một nửa lượng máu lấp đầy tâm thất được bơm ra với mỗi nhịp.
Suy tim có thể xảy ra ở bên trái (tâm thất trái), bên phải (tâm thất phải) hoặc cả hai bên của tim. Thông thường, suy tim thường bắt đầu từ bên trái, đặc biệt là tâm thất trái do đây là buồng bơm chính của tim. Theo đó các nguyên nhân gây suy tim có thể kể đến như:
- Bệnh động mạch vành và đau tim: Bệnh động mạch vành diễn ra rất phổ biến và là nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim. Bệnh này là kết quả của sự tích tụ chất béo tạo thành các mảng bám trên thành động mạch và giảm thể tích lòng mạch, khiến giảm lưu lượng máu chảy qua chỗ hẹp và có thể dẫn đến đau tim.
- Huyết áp cao: Nếu huyết áp tăng cao, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn mức để lưu thông máu khắp cơ thể. Theo thời gian, việc gắng sức thêm này có thể làm cho cơ tim cứng lại hoặc quá yếu dẫn đến bơm máu không hiệu quả.
- Bệnh van tim: Van tim có nhiệm vụ giữ cho luồng máu chảy theo hướng thích hợp thông qua trái tim. Nếu van bị hỏng do dị tật bẩm sinh, bệnh động mạch vành hoặc nhiễm trùng tim sẽ dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn, từ đó có thể làm tim bị suy yếu theo thời gian.
- Phì đại cơ tim có rất nhiều nguyên nhân bao gồm một số bệnh, nhiễm trùng, lạm dụng rượu và tác dụng độc hại của thuốc như cocaine hoặc một số loại thuốc dùng để hóa trị. Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò nhất định dẫn đến phì đại cơ tim.
- Viêm cơ tim do một loại virus và có thể dẫn đến suy tim trái.
- Dị tật tim bẩm sinh: Nếu tim và các buồng tim hoặc van tim không được hình thành chính xác trong quá trình phát triển của thai nhi, khiến các bộ phận khỏe mạnh khác của tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, do đó, có thể dẫn đến suy tim.
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường có thể khiến tim người bệnh đập quá nhanh, khiến tim làm việc nhiều hơn bình thường.
- Những bệnh khác như bệnh tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp hoặc bệnh thừa sắt hoặc bệnh lắng đọng amyloid ở mô cũng có thể góp phần gây ra suy tim.
Nguyên nhân gây suy tim cấp tính bao gồm virus tấn công cơ tim, nhiễm trùng nặng, phản ứng dị ứng, bệnh phổi như cục máu đông trong phổi, sử dụng thuốc hoặc bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN BỆNH SUY TIM
Một yếu tố nguy cơ duy nhất cũng có thể đủ để gây ra suy tim, tuy nhiên có những người bệnh phải kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ thì mới gây ra bệnh suy tim. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
+ Huyết áp cao khiến tim hoạt động mạnh hơn.
+ Bệnh động mạch vành:. Động mạch bị thu hẹp có thể hạn chế tim cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể, dẫn đến cơ tim bị suy yếu.
+ Đau tim: Đau tim là một dạng bệnh lý của động mạch vành nhưng xảy ra đột ngột.
+ Bệnh tiểu đường: Bị tiểu đường làm tăng nguy cơ huyết áp cao và bệnh động mạch vành.
+ Do một số loại thuốc trị tiểu đường: Các thuốc điều trị tiểu đường như rosiglitazone (Avandia) và pioglitazone (Actos) đã được các nghiên cứu phát hiện có làm tăng nguy cơ suy tim ở một số người bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy, người bệnh không nên ngừng dùng các loại thuốc này. Nếu đang dùng các loại thuốc này, người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bản thân về bệnh lý tim mạch và có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào không.
+ Do một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến suy tim hoặc các vấn đề khác của tim như thuốc chống viêm không steroid (NSAID); một số loại thuốc gây mê; một số loại thuốc chống loạn nhịp tim; một số loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao, ung thư, bệnh máu, bệnh thần kinh, bệnh tâm thần, bệnh phổi, bệnh tiết niệu, viêm và nhiễm trùng; và các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác. Người bệnh không nên tự ngừng dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu có thắc mắc về các loại thuốc đang sử dụng, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào không.
+ Chứng ngưng thở khi ngủ: Không thể thở đúng cách trong khi ngủ vào ban đêm dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến suy tim.
+ Dị tật tim bẩm sinh
+ Bệnh hở van tim
+ Nhiễm virus có thể đã làm tổn thương cơ tim
+ Ngoài ra Lạm dụng rượu, Hút thuốc lá, Béo phì, Rối loạn nhịp tim cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy tim.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT SUY TIM
Khi bị suy tim, bạn có thể gặp các triệu chứng dưới đây:
+ Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh suy tim thường bị khó thở từ từ, tăng dần, đặc biệt là khi hoạt động thể lực mạnh như đi bộ, leo cầu thang, mang vật nặng.
+ Ho: Khác với các bệnh lý khác, ho do suy tim thường là ho khan, xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức. Ho nặng lên khi nằm và có thể kèm theo bọt hồng nếu người bệnh bị phù phổi cấp.
+ Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức: Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức.
+ Đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải).
+ Phù hai bàn chân, cẳng chân, bụng.
+ Nhịp tim nhanh bất thường.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc cùng lúc trong bất cứ giai đoạn nào của suy tim. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có chuyên khoa tim mạch để thăm khám.
NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ SUY TIM HIỆU QUẢ
Suy tim là bệnh mạn tính, cần được điều trị suốt đời. Mục tiêu của điều trị suy tim là giảm nguy cơ tử vong, bên cạnh đó, điều trị còn làm giảm triệu chứng, giảm tỷ lệ nhập viện, chậm tiến triển, ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh suy tim hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng các loại thuốc với liều lượng và thời gian theo quy định. Dưới đây là những cách điều trị suy tim hiệu quả đang được áp dụng hiện nay.
Điều Trị Suy Tim Bằng Chế Độ Ăn, Tập Luyện
Về chế độ ăn, người bệnh suy tim nên áp dụng các lời khuyên sau:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Trừ trường hợp trong đơn thuốc có thuốc chống đông nhóm vitamin K, bạn sẽ cần hạn chế các loại rau màu xanh đậm như đậu Hà Lan, mùi tây, rau diếp, bông cải xanh, cải bó xôi… Bởi chúng có thể làm giảm tác dụng chống đông của thuốc.
- Ăn giảm muối, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, dưa muối, giò, chả...
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên rán...
- Không uống rượu bia.
- Uống nước theo nhu cầu của cơ thể: Không có một quy định chính xác người bệnh suy tim phải uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên uống khi cơ thể cảm thấy khát. Trừ trường hợp đang bị phù, bạn cần hỏi bác sĩ về lượng nước mình có thể uống để tránh triệu chứng này nặng thêm.
Về tập luyện, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền. Thời gian tập được khuyến cáo là 20 – 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Khi mới bắt đầu tập luyện, bạn nên thực hiện ở cường độ thấp sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Nếu thấy mệt mỏi, khó thở, nhịp tim tăng nhanh, đau ngực, hãy ngừng tập, nghỉ ngơi, đồng thời giảm bớt cường độ trong lần tập sau.
Ngoài ra, bạn cần bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc. Nếu thừa cân, bạn nên trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch giảm cân phù hợp.
Điều Trị Suy Tim Bằng Thuốc Và Can Thiệp, Phẫu Thuật
Thuốc điều trị: thường gặp nhất là thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn beta, lợi tiểu, ức chế thụ thể angiotensin II, đối kháng Aldosterone, Digoxin. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm các thuốc khác như nhóm nitrat (giúp giảm đau ngực), statin (giảm cholesterol máu), thuốc chống đông.
Can thiệp, phẫu thuật: Ví dụ như sửa chữa/ thay van tim, cấy máy khử rung tim ICD, máy tạo nhịp tim, bắc cầu mạch vành để điều trị nguyên nhân gây suy tim. Phẫu thuật ghép tim chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Bác sĩ là người quyết định bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp nào. Thế nhưng việc điều trị hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân bạn. Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và tạo thói quen ghi lại nhật ký sức khỏe. Sau đó, hãy cung cấp cho bác sĩ các thông tin này trong lần khám định kỳ.
Trên đây là các thông tin về bệnh suy tim và các phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay mà thuocthang.com.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc. Để có thể điều trị thành công bệnh suy tim chúng ta cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời những triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch, thực hiện khám sức khỏe định kỳ... Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.