Cáp giới là tên thuốc trong y học cổ truyền, Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Chiều dài có thể từ 15-20cm, ngang 5-7cm, đuôi nhỏ và dài 15-17cm. Đầu bẹp, 4 chân, mỗi chân 5 ngón, tạo thành hình chân vịt, da sần sùi, có vẩy nhỏ hình tròn hoặc nhiều cạnh, nhiều màu có thể xanh lá mạ, xanh rêu, xanh nhạt hay đỏ nâu, nhạt thay đổi tùy theo cảnh vật xung quanh để nó có thể lẩn tránh khi ở trên cây. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất của con vật, khi tổn thương có thể mọc lại.
Bộ phận dùng làm thuốc: cả con đã chế biến bằng cách nhúng nước sôi hoặc dùng rượu làm sạch lông, vẩy, loại bỏ phủ tạng, đầu (chặt từ sau hai u mắt) và bàn chân.
Có thể dùng tươi hay tẩm rượu nướng vàng. Dược liệu vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh phế, thận.
Tác dụng bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận dương dùng trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, hư lao, ho ra máu, các chứng lưng đau, gối mỏi, tai ù, sinh lý kém, liệt dương, di tinh, các trường hợp suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Sau đây là một số bài thuốc điển hình:
Tên Hán Việt khác của Cáp giới: Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoâ Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Gekko gekko Lin.
Họ: Tắc Kè (Gekkonidae).
Cáp giới là tên thuốc trong y học cổ truyền, Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Chiều dài có thể từ 15-20cm, ngang 5-7cm, đuôi nhỏ và dài 15-17cm. Đầu bẹp, 4 chân, mỗi chân 5 ngón, tạo thành hình chân vịt, da sần sùi, có vẩy nhỏ hình tròn hoặc nhiều cạnh, nhiều màu có thể xanh lá mạ, xanh rêu, xanh nhạt hay đỏ nâu, nhạt thay đổi tùy theo cảnh vật xung quanh để nó có thể lẩn tránh khi ở trên cây. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất của con vật, khi tổn thương có thể mọc lại.
Bộ phận dùng làm thuốc: cả con đã chế biến bằng cách nhúng nước sôi hoặc dùng rượu làm sạch lông, vẩy, loại bỏ phủ tạng, đầu (chặt từ sau hai u mắt) và bàn chân.
Có thể dùng tươi hay tẩm rượu nướng vàng. Dược liệu vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh phế, thận.
Tác dụng bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận dương dùng trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, hư lao, ho ra máu, các chứng lưng đau, gối mỏi, tai ù, sinh lý kém, liệt dương, di tinh, các trường hợp suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Sau đây là một số bài thuốc điển hình:
Bài Thuốc Số 1:
Người cao tuổi thể trạng hư yếu, suyễn gấp đoản hơi, so vai để thở, đàm khò khè, lưng lạnh sợ rét nặng hoặc sau khi đàm suyễn đã dịu cần phải ôn thận, nạp khí, hóa đàm, lợi phế, bình suyễn, chỉ khái:
Dùng bài: cáp giới 1 đôi, câu kỳ tử 12g, sa uyển tử 12g, tiền hồ 9g, trầm hương 2g, nữ trinh tử 12g, thỏ ty tử 12g, hạnh nhân 12g, tử uyển 9g. Tán bột hòa nước ấm uống mỗi lần 8g, ngày 2-3 lần.
Bài Thuốc Số 2:
Nếu kiêm chứng chân tay lạnh, thể trạng hàn quá nặng thì dùng Hạ thị suyễn chứng phương để ôn thận, nạp khí, hóa đàm, bình suyễn:
Dùng bài: cáp giới 1 đôi, trầm hương 6g, nhân sâm 15g, cam thảo 6g, trần bì 6g, phục linh 10g, tang bạch bì 10g. Tán thành bột hòa nước chín uống, mỗi lần 8g.
Bài Thuốc Số 3:
Người cao tuổi mắc chứng suyễn khái nếu kiêm chứng lưỡi tối tía, môi tái thuộc dương hư huyết trệ:
Dùng bài: cáp giới, nhân sâm, tam thất, xuyên bối, đông trùng hạ thảo lượng bằng nhau. Tán bột ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2g.
Bài Thuốc số 4:
Trợ dương, ích khí, hành ứ, thông mạch, bồi bổ cơ thể:
Dùng bài: cáp giới một đôi, nhân sâm 60g, rượu trắng 500ml, ngâm 30 ngày trở lên, mỗi lần uống 10-15ml, ngày 2 lần.
Bài Thuốc số 5:
Chữa tà khí ở vùng phế, trong ngực tích huyết gây đau, mất tiếng, ho lâu ngày mất tiếng:
Dùng bài: cáp giới 1 đôi, sinh địa hoàng 80g, a giao 40g, kha tử 60 g, mạch môn đông 80g, tế tân 30g, cam thảo 40g, hoàn viên bằng quả táo mỗi lần uống 1 viên, ngâm cho tan ra trước bữa ăn.
Bài Thuốc Số 6:
Chữa chứng khái suyễn lâu ngày, đờm đặc vàng, ho ra mủ lẫn máu ngực bồn chồn, nóng, người gầy yếu, mạch phù hư hoặc lâu ngày thành phế nuy, phải bổ khí thanh phế, chỉ khái, bình suyễn:
Dùng bài: cáp giới 1 đôi, hạnh nhân 500g, cam thảo 500g, nhân sâm 200g, phục linh, bối mẫu, tang bì, tri mẫu đều 200g, sao giòn, tán mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 15g với nước chín.
Bài Thuốc Số 7:
rường hợp suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, ngũ canh tả do thận dương hư:
Dùng bài: cáp giới 1 đôi, nhân sâm, ngũ vị tử 60g, hồ đào nhục 80g hoặc ba kích 60g, phục linh 40g, bạch truật 60g làm bột uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 15g.
Nguyễn Ngọc
Như các bạn đã biết thịt lợn là một món ăn thường gặp trong mỗi gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, kho, nướng, xào … Vậy hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn bí quyết hầm thịt lợn với thuốc bắc vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng nhé.
Sữa chua là một món tráng miệng quá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là phái nữ vì những công dụng mà nó mang lại. Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, mà sữa chua còn giúp bạn có vóc dáng đẹp cùng làn da mịn màng.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.