Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người gây nên do 2 loại giun đũa: Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt.
Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người gây nên do 2 loại giun đũa: Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt.
Trong nhiều năm bệnh giun đũa chó, mèo ở người được xem là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhưng với những tiến bộ trong huyết thanh chẩn đoán những năm gần đây người ta thấy tỷ lệ người có phản ứng dương tính với kháng nguyên ngoại tiết của Toxocara sp. không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn và một số tác giả còn cho rằng đây là một bệnh giun sán phổ biến nhất ở các nước phát triển .
1. Nguồn gây bệnh:
- Giun đũa chó là toxocara thuộc họ giun Ascarridae. Giun đũa chó Toxocara canis liên quan đến người thường ký sinh ở ruột non của chó, giun đũa chó mèo Toxocara cati ký sinh ở ruột non của mèo. Chúng thường đẻ trứng và theo phân ra ngoài. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành, có trường hợp ấu trùng giun chui qua nhau thai hay sữa từ chó mẹ sang chó con. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường (thường là đất) và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi.Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng.
- Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các bộ phận khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt, hệ thần kinh trung ương... gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các bộ phận nhiều năm nếu không được điều trị.
- Bệnh giun toxocara lây truyền qua đường ăn uống do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó mèo. Ngoài ra ấu trùng giun có trong thịt chó mèo, nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.
- Thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến con người bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó) có tên khoa học là toxocara canis. Bệnh hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao.
2. Triệu chứng:
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng eosin mạn tính, tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trị trệ trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bò đào, viêm nhãn cầu.
-Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà thường tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, gây mẩn ngứa thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
- Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.
- Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.
3. Điều trị:
Vấn đề điều trị sán chó tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng của bệnh nhân. có khi phải phẫu thuật. Khi dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống. Sán chó có thể trị khỏi nhưng sẽ bị tái phát nếu bị nhiễm trở lại.
- Để điều trị nhiễm giun đũa sán chó, người ta dùng Albendazole 400mg chia 2 lần trong ngày và uống trong 2-3 tuần, thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ, mặc dù một số người có thể gặp đau đầu hoặc đau dạ dày.
- Ngoài anthelmintics, thuốc steroid (corticosteroid) thường được kê toa giảm viêm do nhiễm trùng nặng. Nếu Toxocariasis ảnh hưởng đến mắt, thuốc steroid được sử dụng thay vì anthelmintics. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết.
- Hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn không gặp biến chứng, tuy nhiên nột số cơ quan như mắt, não bộ,… bị ấu trùng sán chó gây tổn thương nhiều thì khó chữa khỏi hoàn toàn..
- Sau khi điều trị, người bệnh khi làm thử nghiệm Elisa có thể cho kết quả dương tính (+) hằng năm do kháng thể ký sinh trùng sán chó có thể tồn tại trong máu vài năm sau đó. Do đó, cần phải đi xét nghiệm máu lại mỗi 3 tháng/ lần cho đến khí kết quả hoàn toàn âm tính thì mới kết luận được kết quả điều trị.
4. Cách phòng bệnh:
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.
- Nên dọn dẹp hàng tuần nơi chó mèo nằm, Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác, Không cho trẻ chơi nơi chó mèo thải phân, định kỳ sổ giun cho chó mèo và đặc biệt nên rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với chó mèo.
- Không cho chó vào khu vực trồng rau, cải của vườn nhà để tránh nhiễm sán từ phân chó.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ.
- Ăn chín, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.
Nhiễm sán chó là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Thậm chí là để lại nhiều di chứng nếu không điều trị kịp thời. Và bệnh này thường sẽ không lây từ người qua người.
Ngọc Lan
U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt.
Chăm sóc sức khỏe định kỳ hàng năm hay thường được gọi là khám sức khỏe tổng quát hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được mọi người quan quan tâm một cách đúng mực. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là nhiều người còn mơ hồ về vấn đề này, không biết nó gồm những gì, khám bao nhiêu là đủ,...
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh phình mạch não sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Sau khi nặn mụn xong, nhiều người chưa kịp vui mừng vì đã loại bỏ được nhân mụn đáng ghét đã phải lo đối phó với tình trạng sưng và thâm da. Với những cách làm lành vết nặn mụn nhanh chóng, hiệu quả dưới đây của Thuocthang.com.vn, từ nay bạn sẽ không còn phải đau đầu vì vấn đề này nữa.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Tuy dễ ăn, dễ chế biến lại tốt cho sức khỏe nhưng có những thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên nấu cùng cà chua bởi có thể làm mất đi dưỡng chất hay thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên cả nước, tất cả trẻ em đều được tiêm miễn phí. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp thuốc tiêm không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc bố mẹ muốn lựa chọn loại thuốc tốt hơn thì có thể đưa con đến các trung tâm y tế hay bệnh viện quốc tế để chích ngừa cho bé. Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về các cơ sở tiêm chủng uy tín hiện nay để các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé.
Đối với phụ nữ, vẻ ngoài xinh đẹp, phản ánh cá tính của mỗi người là điều rất quan trọng tạo nên sự tự tin và thần thái cho chị em. Thế nhưng, không phải chị em nào sinh ra cũng đã đẹp, có người lại không may sở hữu một gương mặt tròn và to. Đây là khuyết điểm mà chị em đau đầu tìm cách che đậy. Ngoài các mẹo trang điểm, kiểu tóc là một trong những bí kíp để giúp khuôn mặt trở nên thon gọn một cách hiệu quả. Vậy kiểu tóc nào đẹp và phù hợp với khuôn mặt tròn và to? Hãy cùng chuyên mục làm đẹp của Thuocthang.com.vn tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Một loại kem chống nắng chứa thành phần thiên nhiên không có quá nhiều hóa chất sẽ là lựa chọn an toàn và đúng đắn nhất giúp làn da không bị tổn thương. Điều tuyệt vời là bạn có thể dễ dàng tự làm những loại kem dưỡng thể, dưỡng mặt hay thanh kem chống nắng hoàn toàn tự nhiên và thơm mát.