Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.
Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.
Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ. Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Các yếu tố gây bệnh thoái hóa khớp ở người lớn tuổi
- Sự lão hóa: Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặt khác khi người ta già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
- Yếu tố cơ giới: Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa nhất là thể thoái hóa thứ phát, thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:
+ Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.
+ Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống.
+ Sự tăng tải trọng do tăng cân quá mức như béo phì, tăng tải trọng do nghề nghiệp...
- Các yếu tố khác: Do di truyền cơ địa già sớm, nội tiết tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.
Những khớp dễ bị thoái hóa trên cơ thể
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng thường phổ biến ở:
- Khớp gối: Bệnh thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì loại khớp này luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.
Triệu chứng thường gặp: Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.
- Khớp háng: Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên.
Triệu chứng thường gặp: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối
- Ngón tay bàn tay: Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay. Các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó, các khớp khiến ngón tay có thể hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong nhẹ.
- Cột sống thắt lưng:Là loại tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân.
Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy và thường diễn ra trong 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần nhưng âm ỉ kéo dài cả ngày và thỉnh thoảng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc nhiều.
- Cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện là cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.
- Bàn chân và gót chân: Thoái hóa khớp ở bàn chân thường tác động vào gốc của ngón cái, có thể làm ngón này bị cứng lại hoặc cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.
Thoái hóa khớp ở gót chân thường làm bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp ở người lớn tuổi
Đau khớp
Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và trở nên nặng hơn vào buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp. Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường là sẽ giảm sau một vài phút vận động.
Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó vận động.
Các triệu chứng này thường rất đa dạng, diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể. Khi thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn – đặc biệt khi thời tiết ẩm đi kèm với giảm áp suất không khí giảm.
Hạn chế vận động
Các động tác của khớp bị hạn chế ở các mức độ khác nhau khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn.
Biến dạng
Khớp xương biến dạng do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, cột sống gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề và đôi khi cong nhẹ…
Các triệu chứng khác: khi như Teo cơ do ít vận động, Có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, Tràn dịch khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình này bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là từ sau tuổi 40.
Khi lao động và sinh hoạt, cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột. Hạn chế tình trạng tăng cân – béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương… Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về khớp, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sự tổn thương sụn và xương dưới sụn chính là nguồn gốc của thoái hóa khớp. Do vậy, cơ thể cần được cung cấp những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào tại đây, từ đó giúp tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ - gân - sụn khớp.
Các phương pháp chữa trị bệnh thoái hóa khớp
Khi nhận thấy cảm giác bất thường ở khớp, cần đến bác sĩ để được tư vấn. Thoái hóa khớp thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đau và một số dấu hiệu khác.
Trong trường hợp bệnh nhẹ: sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện… để giảm đau. Lúc đau, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
Trong trường hợp bệnh nặng: có thể sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ.
Riêng bản thân người bệnh cần có chế độ kiểm soát cân nặng, luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn uống với các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên, chế độ sinh hoạt phù hợp.
Ngọc Nguyễn
Vào cuối ngày, phần lớn mọi người đều có xu hướng trầm xuống thì người mắc hội chứng Sundowner lại kích động khác thường. Điều này có thể khiến người thân, người chăm sóc họ sợ hãi, thậm chí có những ứng xử không phù hợp. Để có thể chăm sóc tốt cho người mắc hội chứng Sundowner, Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp quá trình điều trị trở nên đơn giản hơn.
Suy tim là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Để kịp thời điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển xấu hơn thì bạn nên biết những dấu hiệu suy tim đặc trưng nhất và làm các xét nghiệm để chuẩn đoán suy tim. Vậy làm sao để xác định được bệnh suy tim chính xác nhất? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đột quỵ do thiếu máu cấp hay còn gọi là nhồi máu não là loại đột quỵ thường gặp nhất, chiếm đến 2⁄3 trường hợp đột quỵ. Đây là tình trạng thiếu máu não cục bộ do tắc nghẽn động mạch não (huyết khối gây ra) và hẹp động mạch não làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu trong động mạch não gây hoại tử.
Mất ngủ tuổi trung niên không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Thuocthang.com.vn xin gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết về chứng khó ngủ ở độ tuổi này. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn để có sức khỏe toàn diện.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Do đó, con cháu trong gia đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp trong gia đình hơn
Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu về vấn đề này để biết cách chăm sóc người cao tuổi của bạn nhé.
Khi các chức năng tâm sinh lý trong cơ thể bị suy giảm, kéo theo đó là sự giảm sút về chức năng của sức đề kháng con người làm cho các loại bệnh tật có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Mỗi người có một cơ địa khác nhau nên sự suy giảm về chức năng cơ thể trên tất cả mọi người là không giống nhau. Khi con người đạt đến độ tuổi ngoài 50 thì có một điều họ giống nhau về vấn đề sức khỏe đó chính là nguy cơ mắc bệnh.
Bắt người lớn tuổi thì sẽ gặp nhiều khó khăn như: tóc bạc, nếp nhăn, hay quên. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu những thách thức mà mọi người phải đối mặt khi họ già đi, và nhận ra rằng có những biện pháp phòng ngừa có thể đặt cho bạn (hoặc người thân yêu) ) trên một con đường để lão hóa khỏe mạnh. Vậy ở người già, họ có nguy cơ mắc phải những nhóm bệnh nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu để chuẩn bị thật tốt tâm lý bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người già trong gia đình nhé.
Người cao tuổi ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Kéo theo đó, việc chăm sóc cho người già, người lớn tuổi phải thật cẩn thận. Không chỉ về sức khỏe thế chất mà tâm lý người cao tuổi cũng nên được quan tâm. Tuổi càng cao, họ càng suy ngẫm nhiều, từ đó, mang theo những nỗi lo lắng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người già.
Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là bạn đồng hành của những người cao tuổi. Các rối loạn tâm lý thường gặp là trầm cảm và lo âu. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy rối loạn trầm cảm và lo âu gặp ở 25% bệnh nhân ở các cơ sở đa khoa. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là rất cao, lên tới 40%.
Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ thường gặp ở người già, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy. Bệnh tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị tổn thương não nghiêm trọng.
Trung bình người bệnh chỉ có thể sống được từ 8 – 10 năm kể từ khi mắc bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có thể sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị đúng cách.
Tùy vào mỗi người, mà bệnh có thể diễn tiến nhanh hay chậm. Dù bệnh này thường không do yếu tố di truyền, nhưng nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.