Khoai lang là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Ở Việt Nam, Khoai lang là một loại củ rất dân dã và phổ biến, đã được các nhà nghiên cứu phòng chống ung thư Nhật Bản xếp vào nhóm đầu trong số 20 loại rau củ có hiệu quả ức chế tế bào ung thư tốt nhất. Trong dân gian, có nơi còn gọi khoai lang là “sâm nam”, “sâm đất” – ý nói đến lợi ích vô giá của loại củ dân dã này đối với sức khỏe.
Trên thực tế nghiên cứu đã chứng tỏ khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím, là siêu thực phẩm chống ung thư.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy trong khoai lang tím chứa chất ức chế sự phát triển tế bào ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, vú. Ngoài ra chất này còn ức chế tiểu cầu ngưng tụ, có tác dụng chống đông, do vậy giúp dự phòng bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sinh hóa Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Biochemistry), các nhà khoa học Mỹ đã kết hợp các chiết xuất lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư, và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi thử nghiệm cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Các nhà khoa học khẳng định rằng khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người nên ăn 1 củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa trưa hoặc tối, hoặc cũng có thể ăn 1 củ khoai lang tím to mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, chống bệnh ung thư.
Một nghiên cứu của Châu Á cũng cho thấy khoai lang giàu vitamin A, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng hữu hiệu.
Bên cạnh đó, khoai lang còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác, xứng danh “sâm nam”:
Ngoài ra, nó còn có thể loại bỏ độc tính của thủy ngân, cadmium, asen và các hiệu ứng độc hại khác gây ra bởi thức ăn và môi trường, ngăn chặn quá trình gây ung thư của các kim loại độc hại.
Củ khoai lang thường được luộc, rán hay nướng. Chúng cũng có thể được chế biến thành tinh bột và có thể thay thế một phần cho bột mì. Trong công nghiệp, người ta dùng khoai lang làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và cồn công nghiệp. Ngoài ra, Khoai lang chứa các chất tạo màu có đặc tính chống viêm, cùng với đó là vitamin C, vitamin A, vitamin E hỗ trợ hệ miễn dịch đồng thời là chất chống oxi hóa mạnh mẽ.
Nhưng thưởng thức loại thực phẩm này sao cho đúng cách không phải là điều mà ai cũng biết. Sau đây là Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang
1. Không Ăn Khoai Lang Sống
Khoai lang là một loại thực phẩm hoàn toàn không thích hợp để ăn sống. Nguyên nhân là bởi khi chưa được chế biến, các màng tế bào trong khoai lang chưa bị nhiệt độ phá vỡ nên rất khó tiêu hóa.
Bên cạnh đó, khi chế biến khoai lang bằng phương pháp luộc, bạn nên chú ý kéo dài thời gian nấu để tránh tình trạng chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nóng ruột, nấc… sau khi ăn khoai.
2. Khoai Lang Nướng Không Nên Ăn Vỏ
Khoai lang nướng với hương vị thơm ngon là món ăn khoái khẩu của không ít người. Trong đó, nhiều người còn không ngần ngại thưởng thức cả lớp vỏ cháy sém bên ngoài củ khoai.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta không nên ăn vỏ của khoai lang nướng. Bởi lớp vỏ của loại củ này có chứa không ít kiềm sinh vật, đi vào cơ thể sẽ khiến dạ dày khó chịu.
Hơn nữa, khoai lang nướng thường có lớp vỏ bị cháy sém. Dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp vỏ này có nguy cơ bị biến chất và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.
Vỏ của khoai lang nướng tiềm ẩn không ít nguy cơ đối với sức khỏe.
3. Không Nên Ăn Khoai Lang Chiên Hay Xào
Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.
Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
4. Nên Ăn Khoai Lang Vào Bữa Trưa
Lượng canxi trong khoai lang cần khoảng 4-5 giờ đồng hồ để cơ thể hấp thu, trong khi đó ánh sáng Mặt Trời buổi chiều lại có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào buổi trưa, canxi có thể hấp thu hết trước bữa ăn tối, không ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn của bữa tối.
5. Không Nên Ăn Khoai Lang Với Những Món Ngọt Khác
Không nên ăn khoai lang với những món ngọt khác. Khoai lang bản thân là một loại thực phẩm ngọt, nếu ăn thêm cùng một loại thực phẩm ngọt khác sẽ khiến tăng khả năng xuất hiện tình trạng trào ngược.
Không ăn khoai lang cùng với quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
6. Nên Ăn Cả Vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
7. Không Ăn Lúc Đói
Khoai lang có hàm lượng đường cao. Ăn khoai lang khi bụng rỗng sẽ tạo ra lượng lớn axit dạ dầy, khi chất này quá nhiều sẽ kích thích lên niêm mạc dạ dày khiến bạn có cảm giác cồn cào. Trong quá trình tiêu hóa, chất enzyme trong khoai lang tạo ra khí carbon dioxide gây trướng bụng, ợ chua.
8. Không Ăn Khoai Lang Để Lâu
Khoai lang để lâu ngày ngọt hơn khoai lang mới đào do lượng nước giảm đi làm tăng nồng độ đường trong khoai lang. Đồng thời, trải qua thời gian lâu, nước trong khoai tham gia phản ứng thủy phân tinh bột trong khoai tạo thành đường tăng cao hơn nữa. Khoai lang mầm ăn vào có thể gây ngộ độc.
9. Người Bị Bệnh Thận , Đường Tiêu Hóa Không Nên Ăn
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thạn yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
10. Không nên chỉ ăn mỗi khoai lang, và ăn quá nhiều
Khoai lang tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, Bạn nên ăn khoai lang phối hợp cùng gạo hoặc mì và chỉ ăn từng lượng vừa đủ cho cơ thể. Khoai lang có thể ăn kèm dưa muối. Trước khi chế biến khoai nên dùng nước muối có pha chút ít phèn chua để ngâm khoai.
Thuocthang.com.vn Chúc bạn thành công !
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.