Viêm da cơ địa đối xứng là một dạng khá phổ biến của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người. Vậy bệnh viêm da cơ địa đối xứng là gì? Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa đối xứng như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây !
Viêm da cơ địa đối xứng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng rất ít gặp ở người lớn tuổi. Theo thống kê, hiện nay bệnh viêm da cơ địa đối xứng ở trẻ em chiếm tỉ lệ khoảng 10 – 30 %, người lớn khoảng 1 – 3%. Bệnh viêm da cơ địa đối xứng chiếm ¼ tổng số các bệnh ngoài da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh phát triển diện rộng trên da, gây ra tình trạng bội nhiễm, khiến không ít bệnh nhân cảm thấy lo lắng.
Theo bác sĩ Võ Hoài An (Chuyên khoa da liễu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết, viêm da cơ địa đối xứng là tình trạng tổn thương ở bề mặt da, khiến làn da nổi mẩn đỏ, sưng tấy. Đồng thời, bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Đặc biệt, người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kém sức sống.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, TS. BS Hoàng Đắc Khương (Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội) chia sẻ: Bệnh viêm da cơ địa đối xứng là căn bệnh phát triển theo 4 giai đoạn: đỏ da, nổi mụn đỏ, vỡ mụn nước do tự bong tróc hay do người bệnh gãi, da bong vảy. Căn bệnh này xảy ra cùng một lúc ở hai bên đối xứng nhau trên bề mặt da và thường xảy ra ở hai cánh tay. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng phức tạp. Đặc biệt, bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Cũng theo bác sĩ Hoàng Đắc Khương, thời gian đầu, bệnh mới bộc phát ở giai đoạn cấp tính trẻ em sẽ gặp phải triệu chứng xuất hiện mụn nước ở bề mặt da. Đồng thời, làn da của trẻ bong nhẹ, xung quanh bị phù nề và có các tiết dịch gây cảm giác đau nhức, mất ngủ. Nếu trẻ gãi nhiều sẽ khiến vùng da mắc bệnh bị tổn thương, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, da có dấu hiệu khô và bong tróc vảy, gây rối loạn sắc tố, xuất hiện các đám sẩn đỏ. Bên cạnh đó, bệnh chuyển biến nặng thêm gây chảy dịch vàng, nứt kẽ, sưng nề, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA ĐỐI XỨNG
Điều trị viêm da cơ địa đối xứng là việc cần thiết thực hiện đúng thời điểm và đúng phương pháp. Về nguyên tắc, việc điều trị nhằm mục đích giảm ngứa và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát trong tương lai. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng này phổ biến, người bệnh có thể tham khảo thêm:
1. Điều Trị Bằng Tây Y
Thông thường để điều trị viêm da cơ địa đối xứng nói riêng và viêm da cơ địa nói chung, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc ngoài da như Glucocorticoid. Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể bôi thuốc 2 lần mỗi ngày để kiểm soát tình trạng. Sau khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh bôi thuốc 2 lần một tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Glucocorticoid là thuốc có tác dụng rất mạnh do đó người bệnh chỉ nên sử dụng ở những vùng da bị tổn thương. Hạn chế sử dụng thuốc lên vùng da mỏng đặc biệt là trên mặt để tránh làm tổn thương bề mặt da.
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa đối xứng khác như:
+ Vệ sinh vùng da bệnh bằng nước muối sinh lý hàng ngày để sát khuẩn.
+ Sử dụng dung dịch chống nhiễm trùng như: Thuốc tím 1% Jarish, Nitrat bạc 0,25%-2%,…
+ Sử dụng thuốc an thần, chống ngứa như thuốc kháng Histamine vào ban đêm để có giấc ngủ tốt hơn.
Đối với các trường hợp bệnh nặng, thuốc không có tác dụng điều trị thì người bệnh có thể sử dụng phương pháp quang trị liệu bằng tia cực tím. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây rối loạn sắc tố da, gây ngứa và tăng khả năng ung thư. Do đó bên nhân nên tham trao đổi với bác sĩ và cần nhắc kỹ trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại sản phẩm bổ sung.
2. Điều Trị Bằng Đông Y
Điều trị viêm da cơ địa đối xứng bằng thuốc Đông y được nhiều người bệnh quan tâm và áp dụng. Các bài thuốc này mang lại hiệu quả cao và an toàn đối với người sử dụng. Một số bài thuốc đông y phổ biến bao gồm:
+ Bài thuốc chữa viêm da cơ địa đối xứng dạng ống: Bao gồm các loại thảo dược như phật phà, tang diệp, ô rô,… Các loại thảo dược này đều có tác dụng làm mát gan, giải độc gan, làm giảm các triệu chứng phù nề, ngứa và nổi mẩn đỏ trên da.
+ Chữa viêm da cơ địa đối xứng bằng trà thảo dược: Những loại trà này bao gồm sâm quy, kim ngân hoa, phục linh, lạc tiên, bồ công anh,… có tác dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể và giúp tăng sức đề kháng cho da.
Các bài thuốc Đông y thường được bào chế bằng các loại dược liệu thiên nhiên, an toàn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
3. Áp Dụng Bài Thuốc Dân Gian
Các bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa đối xứng. Việc áp dụng các bài thuốc dân gian thường xuyên có thể hạn chế các triệu chứng lây lan sang các vùng da lân cận. Người bệnh có thể tham khảo cách chữa bệnh bằng cách bài thuốc dân gian như sau:
+ Người bệnh có thể chọn lá lốt tươi, không phá già hoặc quá non ngâm trong nước muối khoảng 5 phút rồi nấu sôi với 3 lít nước trong 10 phút. Dùng nước này để pha nước tắm mỗi ngày.
+ Ngoài ra, người bệnh có thể sắc nước lá lốt để uống hoặc chế biến thành các món ăn quen thuộc để điều trị bệnh từ bên trong.
+ Lá trầu không chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn có thể loại bỏ vi khuẩn gây hại trên da. Bên cạnh đó, lá trầu không cũng giúp tái tạo da mới và giúp làm giảm nhanh có triệu chứng viêm da cơ địa đối xứng.
+ Người bệnh có thể lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa sạch sau đó mang đi phơi cho héo. Sau đó dùng lá trầu này nấu nước và pha loãng ra để tắm.
+ Lá đơn đỏ có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể và điều trị các triệu chứng mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa.
+ Người bệnh có thể sử dụng 5 – 9 lá đơn đỏ, rửa sạch sau đó mang đi đun với 1 bát nước đầy. Chia nước này ra uống làm hai lần mỗi ngày vào lúc sáng và tối.
Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa đối xứng, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Nguyễn Ngọc
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …