Xơ cứng bì là tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi đã phát hiện mắc bệnh thì cần có những hiểu biết đúng đắn để giúp điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát. Vậy bệnh xơ cứng bì là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào ? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé !
BỆNH XƠ CỨNG BÌ LÀ GÌ ?
Bệnh xơ cứng bì là nhóm các bệnh hiếm gặp gây ra xơ cứng da và các mô kết nối. Triệu chứng của xơ cứng bì phần lớn thường dễ thấy trên da, nhưng cũng có một số trường hợp bị phá hủy các bộ phận khác trong cơ thể như mạch máu, cơ quan nội tạng và ống tiêu hóa. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh rất đa dạng tùy thuộc vào bộ phận nào bị ảnh hưởng.
Có hai dạng xơ cứng bì chủ yếu là xơ cứng bì cục bộ và xơ cứng bì hệ thống:
+ Xơ cứng bì cục bộ ảnh hưởng đến một phần cơ thể, thường là các tế bào da. Bệnh không gây hại đến các cơ quan khác. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể sẽ tự khỏi, nhưng đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, xơ cứng bì có thể phá hủy da của người bệnh;
+ Xơ cứng bì hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm da, mô dưới da, mạch máu và các cơ quan nội tạng.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ CỨNG BÌ
Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì, tuy nhiên có thể khẳng định đây không phải là bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái. Họ tin rằng bệnh xuất phát từ sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác.
Thông thường, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn,... Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ tấn công nhầm vào các mô của cơ thể. Điều này dẫn đến việc sản xuất quá nhiều collagen, protein trên các mô liên kết, kích thích tế bào xơ non sản xuất quá nhiều chất tạo keo. Kết quả là làm cho da dày lên, xơ hóa và hình thành sẹo.
Ngoài ra, một số yếu tố gây bệnh xơ cứng bì như:
- Môi trường sống: Nhiều nghiên cứu cho thấy các triệu chứng xơ bì cứng có thể được kích hoạt khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc với một số loại virus và thuốc. Ngoài ra, hóa chất và dung môi cũng làm tăng nguy cơ xơ cứng bì.
- Yếu tố nội tiết: Xơ cứng bì thường xảy ra ở nữ trong nhóm tuổi từ 30 - 55 với tỷ lệ cao hơn nam giới đến 7 - 12 lần. Do đó, có giả thuyết cho rằng hormone sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen, cũng là yếu tố hình thành bệnh xơ cứng bì.
- Cấu trúc gen: Một số gen gây ra sự phát sinh và tiến triển của bệnh xơ cứng bì.
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH XƠ CỨNG BÌ
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh xơ cứng bì khá đa dạng, phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng:
- Da: Hầu như mọi bệnh nhân xơ cứng bì đều bị cứng hoặc siết chặt một vài mảng da. Các mảng da này có thể hình bầu dục hoặc dạng đường thẳng. Số lượng, vị trí và kích thước của các mảng da khác nhau tùy theo loại bệnh xơ cứng bì. Da có thể trở nên sáng bóng vì nó bị siết chặt và vùng tổn thương sẽ bị hạn chế cử động.
- Ngón tay hoặc ngón chân: Một trong những biểu hiện sớm nhất của bệnh xơ cứng bì là sự tăng mẫn cảm đối với lạnh hoặc căng thẳng tinh thần. Khi tiếp xúc với vật lạnh các ngón có thể bị tê, đau hoặc thay đổi màu sắc. Đây là hiện tượng Raynaud, tình trạng này cũng xảy ra ở những người không mắc bệnh xơ cứng bì.
- Hệ tiêu hóa: Ngoài hiện tượng trào ngược dạ dày-thực quản làm tổn thương phần thực quản gần dạ dày, bệnh nhân xơ cứng bì cũng có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng nếu cơ ruột của họ không có nhu động đúng cách để vận chuyển thức ăn.
- Tim, phổi hoặc thận: Bệnh xơ cứng bì hiếm khi ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi hoặc thận nhưng các tổn thương này có thể đe dọa tính mạng.
NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH XƠ CỨNG BÌ
Các biến chứng từ nhẹ đến nặng của xơ cứng bì có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như:
- Đầu ngón tay: Hiện tượng Raynaud trong xơ cứng bì có thể rất nghiêm trọng khi dòng máu lưu thông bị tắc nghẽn làm tổn thương vĩnh viễn các mô ở đầu ngón tay, gây ra các vết lõm hoặc vết loét trên da.
Một số trường hợp hoại tử cần được phẫu thuật cắt bỏ.- Phổi: Sẹo hóa nhu mô phổi (xơ hóa phổi) có thể dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, làm giảm khả năng thở và khả năng chịu đựng khi vận động mạnh. Người bệnh cũng có thể bị cao huyết áp trong động mạch phổi (tăng áp phổi).
- Thận: Khi xơ cứng bì ảnh hưởng đến thận, người bệnh có thể bị cao huyết áp và gia tăng lượng protein xuất hiện trong nước tiểu. Biến chứng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở thận khi huyết áp tăng cao đột ngột có thể dẫn đến cơn suy thận cấp tính.
- Tim: Sẹo ở mô cơ tim làm tăng nguy cơ xuất hiện nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim), suy tim sung huyết và viêm màng ngoài tim. Xơ cứng bì cũng có thể làm tăng áp lực lên phía bên phải của trái tim (thường do biến chứng ở phổi) và làm cho nó to ra.
- Răng: Da mặt bị thít chặt lại làm miệng bệnh nhân trở nên nhỏ và hẹp hơn, gây khó khăn khi đánh răng và cần có cách làm sạch đặc biệt. Những bệnh nhân xơ cứng bì thường không tiết đủ lượng nước bọt bình thường, làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
- Hệ tiêu hóa: Biến chứng thường gặp là trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản và khó nuốt – một số bệnh nhân mô tả cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt giữa chừng xuống thực quản. Ngoài ra bệnh nhân còn bị những đợt táo bón xen kẽ với những đợt tiêu chảy.
- Chức năng tình dục: Đàn ông mắc bệnh xơ cứng bì thường bị rối loạn chức năng cương dương. Chức năng tình dục của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do giảm tiết chất nhờn và co thắt cửa âm đạo.
CHẨN ĐOÁN BỆNH XƠ CỨNG BÌ NHƯ THẾ NÀO ?
Bởi vì xơ cứng bì có rất nhiều dạng và ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau của cơ thể nên bệnh có thể rất khó chẩn đoán.
Sau khi khám lâm sàng kỹ lưỡng, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ kháng thể trong máu. Xét nghiệm cắt một mẩu da nhỏ bị bệnh (sinh thiết da) có thể cần thiết để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường trong phòng thí nghiêm.
Bạn có thể cần phải đo chức năng hô hấp, chụp CT phổi và siêu âm tim.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ CỨNG BÌ
Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh xơ cứng bì, chúng chỉ có thể ngăn ngừa, kiểm soát triệu chứng, cũng như hạn chế biến chứng. Các phương pháp thường được sử dụng hiện nay là:
1. Sử Dụng Thuốc
- Sử dụng kem hoặc thuốc bôi steroid giúp làm giảm sưng, đau khớp và làm chậm quá trình cứng da.
- Thuốc làm giãn mạch máu và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến phổi, thận.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm giảm các triệu chứng xơ cứng bì.
- Thuốc làm tăng lưu lượng máu đi đến các ngón tay.
- Thuốc chống nhiễm trùng để làm sạch và bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
- Thuốc giảm đau giúp người bệnh thoải mái hơn.
- Tiêm phòng cúm và viêm phổi để bảo vệ hệ thống hô hấp khi đã bị tổn thương bởi bệnh xơ cứng bì.
2. Sử Dụng Các Liệu Pháp Điều Trị
Ngoài việc sử dụng thuốc, có thể sử dụng một số liệu pháp hỗ trợ tình trạng xơ cứng bì. Các liệu pháp thường có tác dụng:
- Kiểm soát các cơn đau.
- Cải thiện sức mạnh cơ bắp và khả năng vận động của người bệnh.
- Duy trì các hoạt động độc lập mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
Các liệu pháp phổ biến bao gồm:
- Vật lý trị liệu.
- Liệu pháp ánh sáng và laser.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Luyện tập thể dục.
NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT NÀO GIÚP BẠN HẠN CHẾ DIỄN TIẾN CỦA BỆNH XƠ CỨNG BÌ ?
Bạn có thể làm theo các bước sau để kiểm soát các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì:
- Vận động cơ thể: các bài tập thể dục rất quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại nguy cơ mắc nhiều bệnh. Ngoài ra, tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn cản sự cứng cơ cũng như giúp cho các khớp xương linh hoạt hơn;
- Không hút thuốc lá: Nicotine có thể tăng nguy cơ làm cho các mạch máu và mô phổi cứng lại. Nếu bạn khó có thể cai thuốc lá, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ;
- Kiểm soát ợ nóng: do ợ nóng tạo ra axit có thể phá hủy thực quản, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm khiến bạn ợ nóng hoặc ợ hơi. Bạn nên tránh ăn quá nhiều hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ. Hãy điều chỉnh vị trí ngủ của bạn sao cho đầu đặt cao hơn ngực để tránh trào ngược. Nếu những mẹo nhỏ này không có tác dụng thì thuốc kháng axit có thể sẽ có hiệu qủa để loại bỏ các triệu chứng;
- Giữ ấm cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về bệnh cũng như cách điều trị bệnh xơ cứng bì. Nếu nghi ngờ bạn hoặc người thân bị bệnh xơ cứng bì thì hãy mau đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Nguyễn Ngọc
Bác sĩ Nguyễn Hữu Cốc có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám, điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa như khám thai, theo dõi thai định kỳ, điều trị vô sinh và hiếm muộn, chẩn đoán trước sinh, tư vấn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh ...
Bác sĩ Trí sở hữu nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật cột sống như: nắn chỉnh vẹo, lao cột sống, cột sống cổ trước và sau, cột sống ngực, thắt lưng, chấn thương cột sống,...
Bác sĩ Thiện Luân có kinh nghiệm về thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến Nội tổng quát, Nội hô hấp và Hồi sức cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ có chuyên môn cao trong việc theo dõi thai kỳ và điều trị các vấn đề bệnh lý phụ khoa.
Bác sĩ Trương Huỳnh Hồng Loan có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm âm đạo, nhiễm nấm, các bệnh rối loạn kinh nguyệt,...
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.