Cảm Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Ngày nay sự xuất hiện của các chủng loại virus cúm có nguồn gốc từ động vật như gia cầm, gia súc trở thành nỗi sợ hãi cho ngành y tế phòng dịch vì sự lây lan và mức độ nguy hiểm của bệnh. Khác các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Do đó, điều trị cúm nặng vẫn còn là thách thức cho các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là những gì bạn cần biết để luôn đi trước mùa cúm này.
Khi Nào Là Mùa Cúm?
Cảm cúm có thể được phát hiện quanh năm, tuy nhiên virút cúm bùng phát mạnh trong mùa thu và mùa đông. Trong các mùa cúm điển hình, hoạt động của cúm cao điểm vào tháng Giêng hoặc muộn hơn.
Mùa cúm thường kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân. Sự bùng phát có thể cao điểm vào những thời điểm khác nhau trong những mùa đó, nhưng mọi người nên được chủng ngừa trước khi họ trở về nhà trong những ngày nghỉ để ngăn chặn sự bùng phát.
Tại Sao Chúng Ta Nên Tiêm Ngừa Cúm?
Vắc xin cúm đã được sử dụng từ hơn 60 năm và đã có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy an toàn và hiệu quả trong dự phòng bệnh cúm .
+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 - 80%.
Hiện nay tại Việt Nam, vaccine phòng cúm Vaxigrip có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm virus cúm A/H1N1; Cúm A/H3N2 và chủng cúm tuýp B.
+ Đây là vaccine chứa vi rút cúm bất hoạt, không có khả năng gây bệnh và không gây nên bất kỳ biến cố bất lợi nào cho phôi thai.
+ Các chuyên gia y tế và các nhà sản xuất vaccine đều đồng thuận rằng vaccine ngừa cúm dạng bất hoạt an toàn và hiệu quả trong các thời điểm của thai kỳ, kể cả khi đang cho con bú sữa mẹ.
+ Chưa có nghiên cứu nào đến nay ghi nhận vaccine ngừa cúm dạng bất hoạt làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi.
Như vậy, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là tiêm phòng vaccine cúm. Người đã tiêm phòng nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa tiêm phòng.
Tiêm Phòng Khi Nào Là Tốt Nhất
+ Từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10 là thời điểm lý tưởng để tiêm phòng cúm, nhưng nếu bạn lo ngại về các ổ dịch tại địa phương, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
+ Phải mất hai tuần sau khi chủng ngừa để phát triển các kháng thể thích hợp trong cơ thể.
Đối Tượng Nên Và Không Nên Tiêm Phòng Cúm
+ Trẻ em dưới 9 tuổi nên tiêm 2 mũi khi tiêm lần đầu (mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần). Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm thì mỗi năm tiêm 1 mũi.
+ Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.
+ Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus cúm và nguy cơ mắc cúm nặng có biến chứng cần được khuyến cáo tiêm ngừa bao gồm: phụ nữ mang thai; trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi; người cao tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mạn tính (COPD, suy tim, viêm đa khớp, bệnh lupus…) nhân viên y tế, người đi du lịch giữa các nước và các vùng trong một nước.
+ Những đối tượng không nên tiêm phòng cúm: trẻ dưới 06 tháng tuổi; đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó; dị ứng nghiêm trọng với trứng; hoãn tiêm khi đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính (nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới nên đi tiêm phòng cúm); từng bị hội chứng Guillian-Barre trong 06 tuần sau khi tiêm cúm.
Các Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ?
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp là một trong những cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm
- Các biện pháp phòng bệnh thụ động: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ khoảng cách an toàn (>1m) và tránh tiếp xúc với người nhiễm khuẩn hô hấp cấp; mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người có nguy cơ cao mắc cúm như bệnh viện, bến xe, siêu thị,…
Tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Đặc biệt, tránh tiếp xúc gia cầm bị bệnh ốm chết hoặc đi vào vùng có dịch khi không cần thiết, tuyệt đối không ăn các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín.
- Phòng ngừa chủ động bằng tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin cúm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm ngừa không chỉ giúp phòng các chủng cúm mùa đang lưu hành (trong đó có chủng cúm A/H1N1 gây đại dịch) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm A khác do tính miễn dịch chéo trong vắc xin. Những người bị di ứng với trứng gà hay thịt gà thì không nên tiêm vắc xin cúm do có khả năng bị dị ứng.
- Khi có dấu hiệu bị cúm như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi nên đi khám kịp thời, đeo khẩu trang, vệ sinh khi ho, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý, sau khi chẩn đoán mắc cúm cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác và cộng đồng.
Hãy Theo Dõi Những Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Bệnh Cúm:
+ Đột ngột sốt cao
+ Nhức mỏi cơ thể
+ Đau đầu
+ Mệt mỏi
+ Viêm họng
+ Ho và / hoặc tắc nghẽn
+ Sổ mũi
Nếu bạn, hoặc một người nào đó bạn biết, có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh cúm, có một cửa sổ 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng để bắt đầu điều trị bằng siêu vi , giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và giảm nguy cơ biến chứng. Cách tốt nhất để tránh bệnh cúm là được chủng ngừa.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.
Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nên ngứ ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Chữa hắc lào tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là các điều trị được sử dụng từ xa xưa và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Mặc dù mọi người đều biết đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, nhưng ít có ai trong chúng ta thực sự có kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm HIV để có thể phòng ngừa bệnh. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm (một giai đoạn được gọi là nhiễm HIV cấp tính hoặc hội chứng retrovirus cấp tính), một số người nhận thấy những dấu hiệu như sốt, đau nhức người và đau họng. Nhưng sau giai đoạn nhiễm cấp, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lâm sàng tiềm tàng, hay HIV mạn tính, phần lớn không có triệu chứng.
Bệnh lậu là căn bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, thường lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Theo các nghiên cứu, bệnh lậu đang có xu hướng tăng và lan truyền nhanh với mức độ nguy hiểm. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhiều người điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.