Căng cơ là triệu chứng xảy ra ở nhiều người nhất là nam giới hoặc những ai phải vận động mạnh, làm việc nặng. Hiện tượng căng cơ xảy ra khi các sợi nhỏ trong cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ cơ. Dưới đây là triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục bị căng cơ.
CĂNG CƠ LÀ BỆNH GÌ ?
Căng cơ có 3 nhóm cấp độ.
Nhóm cấp độ 1 là bị rách vài sợi cơ, cấp độ 2 là khi bị tổn thương sợi cơ nặng hơn hoặc cấp độ 3 là tình trạng bị rách hoàn toàn sợi cơ. Đây là hệ quả của việc do bị mệt mỏi hoặc làm việc quá sức sử dụng cơ bắp không đúng. Cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo nhưng thông thường là các cơ lưng dưới cổ, vai, gân kheo. Khi bị rách cơ sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ bị tổn thương.
TRIỆU CHỨNG CĂNG CƠ THƯỜNG GẶP
Những dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ là bao gồm:
+ Cảm thấy bị đau khi ngồi nghỉ ngơi
+ Bị sưng tấy hoặc bầm tím, đỏ chỗ chấn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó
+ Cảm giác các gân cơ bị yếu đi
Hầu như tình trạng căng cơ mức độ nhẹ và vừa sẽ lành sau vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Quá trình phục hồi nhanh hơn sẽ nhờ bạn áp dụng một số phương pháp điều trị căng cơ ngay tại nhà.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA CĂNG CƠ ?
Căng cơ có thể xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ do một số yếu tố chính như:
+ Bạn không khởi động cơ bắp kỹ khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao
+ Sử dụng cơ bắp quá mức vào các hoạt động hay công việc
+ Thiếu độ mềm dẻo
+ Tập luyện nhiều dưới cường độ cao
+ Trượt ngã, khi nhảy cao, nhảy xa, chạy
+ Thời tiết lạnh cũng có thể làm cơ bắp bị co cứng nên bạn cần khởi động đúng cách để làm ấm cơ bắp sẽ giúp ngăn ngừa căng cơ.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CĂNG CƠ
Hầu hết tình trạng căng cơ mức độ nhẹ và vừa đều lành sau vài tuần. Quá trình phục hồi có thể nhanh hơn và toàn diện hơn nếu bạn áp dụng một số liệu pháp tại nhà hoặc tiếp nhận điều trị chuyên nghiệp.
1. Sơ Cứu Ban Đầu Cho Căng Cơ
Hầu hết các tình trạng căng cơ có thể được điều trị hiệu quả tại nhà, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.
+ Đầu tiên cần cởi bỏ quần áo và đồ khỏi vùng bị tổn thương.
+ Nghỉ ngơi, không vận động mạnh và sử dụng cơ bắp đang bị tổn thương trong một vài ngày.
+ Nên điều trị sớm bằng cách chườm nước đá ngay sau khi bị căng cơ để giảm sưng. Giữ cơ bắp căng giãn ở vị trí thoải mái.
+ Quấn băng nén xung quanh vùng tổn thương cho đến khi sưng đau giảm bớt, chú ý không quấn quá chặt.
+ Chườm nóng khi chấn thương đã được ít nghiêm trọng, khi chườm nóng, bạn không nên đặt trực tiếp lên da mà hãy đặt qua một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt hoặc đá lạnh và da để không làm bỏng da.
+ Để phục hồi sau căng cơ là bạn cần nghỉ ngơi hoặc nghỉ tập vài ngày để cơ sẽ phục hồi nhanh hơn.
2. Chườm Lạnh Đối Với Căng Cơ Cấp Tính.
Nếu tình trạng căng cơ là cấp tính (khoảng vài ngày) thì có thể là vấn đề do viêm và cần được xử lý. Khi sợi cơ rách, hệ miễn dịch sẽ đưa nhiều chất dịch chứa tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu làm sạch các mảnh vụn từ tế bào bị thương tổn và mô liên kết, đồng thời tạo nền tảng cho quá trình hồi phục. Tuy nhiên, viêm quá nhiều sẽ tạo ra áp lực gây đau dữ dội hơn. Vì vậy, bạn cần chườm lạnh (đá viên hoặc túi gel đông lạnh gói trong khăn mỏng) càng sớm càng tốt vì nhiệt độ thấp sẽ giúp co mạch máu cục bộ và giảm phản ứng gây viêm.
+ Nên chườm lạnh 10-20 phút mỗi tiếng (chườm lâu hơn nếu vùng cơ bị căng sâu hoặc rộng hơn). Sau đó, giảm tần suất chườm lạnh khi cơn đau và sưng giảm bớt.
+ Chườm đá viên lên cơ bị căng, đồng thời quấn băng đàn hồi hoặc nâng cao vùng bị căng cơ sẽ giúp ngăn ngừa sưng tấy.
3. Chườm Nóng Ẩm Đối Với Căng Cơ Mãn Tính.
Nếu tình trạng căng cơ dai dẳng và trở thành mãn tính (kéo dài hơn 1 tháng) thì quan trọng nhất không phải là vấn đề giảm sưng. Điều đáng quan tâm là cơ bị suy yếu, quá căng và thiếu lưu thông máu bình thường, dẫn đến không đủ chất dinh dưỡng (oxy, glucose và khoáng chất). Lúc này, việc chườm nóng ẩm có thể giúp giảm căng và co thắt cơ, tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình chữa lành mô cơ bị căng mãn tính.
+ Chườm túi chườm ấm (loại có thể làm nóng bằng lò vi sóng) lên cơ bị căng từng đợt 15-20 phút, 3-5 lần mỗi ngày, cho đến khi cơ bớt căng. Túi chườm thảo mộc thường chứa tấm lúa mì hoặc gạo, cũng như các loại thảo mộc giúp xoa dịu và/hoặc tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương.
+ Một cách khác đó là ngâm cơ bị căng mãn tính vào nước muối Epsom ấm khoảng 20-30 phút vì cách này giúp giảm đáng kể cơn đau, sưng ở cơ. Ma-giê trong muối giúp giãn sợi cơ, còn nước ấm sẽ kích thích tuần hoàn.
+ Không chườm nóng khô (ví dụ như đai quấn nóng) đối với căng cơ mãn tính để tránh làm mất nước trong mô và khiến căng cơ trở nặng hơn.
4. Uống Thuốc Kháng Viêm.
Như đã nêu trên, viêm là yếu tố chính góp phần gây ra triệu chứng đi kèm với tổn thương cơ xương cấp tính như căng cơ. Vì vậy, uống thuốc kháng viêm không kê đơn trong giai đoạn đầu của chấn thương là một cách tốt. Các thuốc kháng viêm thông thường gồm có Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) và Aspirin. Tuy nhiên, các thuốc này thường không tốt cho dạ dày nên bạn không nên uống quá 2 tuần. Thuốc kháng viêm chỉ giúp xoa dịu triệu chứng và không thúc đẩy quá trình chữa lành nhưng sẽ giúp bạn làm việc cũng như tham gia các hoạt động khác (vào thời điểm thích hợp) thoải mái hơn.
+ Không dùng Ibuprofen cho trẻ nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc hoặc cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.
+ Đối với vấn đề về cơ mãn tính hơn, bạn có thể cân nhắc uống thuốc giãn cơ (ví dụ như Cyclobenzaprine) để giảm cứng và/hoặc co cơ.
5. Thử Bài Tập Giãn Cơ Cấp Độ Nhẹ.
Kéo giãn cơ chủ yếu là biện pháp dùng để phòng ngừa chấn thương nhưng bạn cũng có thể thực hiện khi bị chấn thương (lưu ý thực hiện một cách thận trọng và vừa sức). Khi cơn đau ban đầu do căng cơ cấp tính thuyên giảm sau vài ngày, bạn có thể tập một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ dẻo dai và ngăn ngừa chuột rút. Bắt đầu tập 2-3 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 15-20 giây trong khi hít thở sâu. Bạn càng cần tập giãn cơ đối với căng cơ mãn tính. Tăng tần suất lên 3-5 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 30 giây cho đến khi cảm giác khó chịu giảm bớt.
+ Khi giãn cơ đúng cách, ngày hôm sau bạn sẽ không thấy đau cơ nữa. Cơ vẫn còn đau nghĩa là bạn đã giãn cơ quá mức và cần tập nhẹ nhàng hơn bằng cách giảm cường độ.
+ Nguyên nhân thường dẫn đến "giãn cơ quá mức" là thực hiện giãn cơ khi cơ đang lạnh. Vì vậy, bạn cần kích thích tuần hoàn máu hoặc chườm nóng ẩm lên cơ trước khi tập giãn cơ.
6. Mát-Xa Sâu.
Nếu liệu pháp tại nhà không giúp ích cho việc phục hồi sau căng cơ như bạn nghĩ, hoặc đơn giản là muốn giúp cơ phục hồi nhanh hơn, thì bạn có thể đến gặp chuyên viên mát-xa để được mát-xa lớp mô sâu. Mát-xa sâu giúp ích đối với tình trạng căng cơ mức độ nhẹ và vừa vì nó giúp giảm co thắt cơ, chống viêm và giúp thư giãn. Bắt đầu buổi mát-xa 30 phút và để họ xoa bóp tăng cường độ đến mức bạn có thể chịu được. Chuyên viên mát-xa cũng có thể tiến hành liệu pháp kích thích huyệt tập trung vào những sợi cơ bị tổn thương.
+ Luôn uống đủ nước sau khi mát-xa để đẩy axit lactic và sản phẩm phụ do viêm ra khỏi cơ thể. Nếu không uống đủ nước, bạn có thể bị đau đầu nhẹ hoặc buồn nôn.
+ Nếu chi phí cho việc mát-xa chuyên nghiệp quá đắt đỏ, bạn có thể thử dùng bóng tennis hoặc con lăn mát-xa để thay thế. Tùy vào vị trí bị căng cơ mà bạn có thể lăn người lên bóng tennis hoặc con lăn cho đến khi cảm thấy bớt căng, đau.
7. Phương Pháp Trị Liệu Bằng Siêu Âm.
Máy trị liệu bằng siêu âm tạo ra sóng âm tần số cao (con người không nghe được) bằng cách rung các vật liệu tinh thể, từ đó tạo tác động điều trị đối với mô mềm và xương. Mặc dù đã được các bác sĩ, nhà vật lý trị liệu và chuyên gia nắn xương khớp ứng dụng hơn 50 năm để điều trị nhiều chấn thương cơ xương nhưng cơ chế ảnh hưởng đến mô của phương pháp này vẫn chưa được làm rõ. Siêu âm tạo ra hiệu ứng nhiệt ở một số chế độ nhất định, có lợi cho tình trạng căng cơ mãn tính, đồng thời có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy chữa lành ở những chế độ hoàn toàn khác (chế độ xung) để điều trị căng cơ cấp tính. Tần số siêu âm có thể thay đổi để thâm nhập vào cơ thể qua bề mặt hoặc sâu hơn rất nhiều, rất hữu ích trong điều trị căng cơ vai và lưng dưới.
+ Điều trị bằng siêu âm không gây đau và kéo dài khoảng 3-10 phút, tùy thuộc vào vị trí căng cơ và căng cơ là mãn tính hay cấp tính. Quy trình điều trị được lặp lại 1-2 lần mỗi ngày đối với căng cơ cấp tính, hoặc ít hơn đối với căng cơ mãn tính.
+ Một lần điều trị siêu âm đôi khi có thể giúp giảm đáng kể tình trạng căng cơ. Tuy nhiên, thường sẽ mất 3-5 lần điều trị mới cho kết quả đáng kể.
8. Phương Pháp Điều Trị Kích Thích Cơ.
Một phương pháp điều trị hiệu quả khác đối với căng cơ cấp và mãn tính là kích điện cho cơ. Kích thích cơ bằng dòng điện là quy trình đặt điện cực trên mô bị tổn thương để truyền dòng điện và gây co cơ. Đối với căng cơ cấp tính, thiết bị kích thích cơ (tùy chế độ) có thể giúp giảm viêm, đau và gây tê các sợi thần kinh. Đối với cơn đau mãn tính, phương pháp kích thích cơ bằng dòng điện còn giúp tăng cường sức mạnh của cơ và "tái huấn luyện" sợi cơ, tức giúp sợi cơ co đồng bộ và hiệu quả hơn.
+ Bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên gia nắn xương khớp và bác sĩ thể thao là những chuyên gia sức khỏe thường sử dụng phương pháp kích thích cơ bằng điện.
+ Có thể mua thiết bị kích thích cơ bằng điện tại cửa hàng cung ứng dụng cụ y tế, cửa hàng chuyên bán sản phẩm phục hồi sức khỏe và có bán trực tuyến. Thiết bị này có mức giá phải chăng hơn so với thiết bị siêu âm nhưng chỉ được sử dụng dưới sự giám sát và tư vấn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
9. Liệu Pháp Hồng Ngoại.
Bức xạ hồng ngoại cũng thuộc lĩnh vực điều trị bằng tần số. Việc sử dụng sóng ánh sáng năng lượng thấp (hồng ngoại) giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, giảm đau và viêm, đặc biệt là do chấn thương mãn tính. Các chuyên gia cho rằng tia hồng ngoại (thông qua thiết bị cầm tay hoặc phòng xông hơi phát ra tia hồng ngoại) có thể xâm nhập sâu vào cơ thể và cải thiện tuần hoàn vì nó giúp tạo nhiệt và làm giãn mạch máu. Quy trình điều trị kéo dài khoảng 10-45 phút, tùy vào vị trí căng cơ và căng cơ là cấp tính hay mãn tính.
+ Trong một số trường hợp, người bệnh có thể thấy bớt đau đáng kể trong vòng nhiều tiếng sau lần điều trị đầu tiên bằng hồng ngoại. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khác trong từng trường hợp cụ thể.
+ Hiệu quả giảm đau thường kéo dài lâu, hàng tuần hoặc thậm chí là hàng tháng.
+ Chuyên gia nắn xương khớp, chuyên gia vật lý trị liệu và chuyên viên mát-xa là những chuyên gia sức khỏe thường sử dụng liệu pháp hồng ngoại.
10. Chế Độ Sinh Hoạt Phù Hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện căng cơ và giảm đau cơ như:
+ Duy trì thói quen nên tập thể dục mỗi ngày
+ Hãy luôn nhớ khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn cơ sau đó
+ Khi bị căng cơ cần duỗi chân và không ngồi ở một vị trí quá lâu
+ Giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi
+ Nhấc đồ vật một cách cẩn thận và không quá nặng, sự cố gắng nhấc một vật nặng sẽ dẫn đến bị căng cơ nhanh chóng.
+ Mang giày thoải mái, không đi giày quá chật
Nguyễn Ngọc
Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.
Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.
Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.
Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này.
Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.