Các bậc cha mẹ có lẽ đã biết rằng hầu như tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên và trưởng thành của trẻ. Chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trẻ nhỏ thường xuyên phạm lỗi và "thử thách" độ kiên nhẫn, sự dễ tính của cha mẹ.
Không có tiêu chuẩn nào để đánh giá hành vi phát triển bình thường hay không ở trẻ. Điều này phụ thuộc vào tính cách, sự phát triển tình cảm và môi trường trưởng thành của bé. Làm thế nào để bạn phân biệt hành vi đó là bình thường hay không ?
DẤU HIỆU TRẺ BỊ RỐI LOẠN HÀNH VI VÀ CÁCH XỬ LÝ
Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó khăn để kiểm soát hành vi của bản thân và không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào đã đặt ra.
Các hành động do người bị rối loạn hành vi thường thể hiện một cách bột phát mà không lường được hậu quả của hành động đó. Trẻ cũng không quan tâm tới cảm xúc của người khác. Dưới đây là một số dấu hiệu báo động con bạn có thể đang gặp rắc rối về hành vi:
1. Nói Chuyện Thiếu Tôn Trọng, Cãi Lời Người Lớn
Một đứa bé ba tuổi cãi lời bạn có vẻ buồn cười và đáng yêu. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ 7 tuổi luôn hét lên là “không” với những điều bạn nói thì thật đáng lo ngại. Nếu bạn không xử lý đúng cách, việc cãi lời có thể dẫn đến tranh cãi giữa bố mẹ và con cái. Những cách sau đây hiệu quả để dạy dỗ bé yêu:
- Cha mẹ cần khéo léo khuyến khích và khen ngợi vì con đã làm theo hướng dẫn, tức giận cũng là điều bình thường thôi, còn thái độ nói chuyện không tôn trọng người lớn lại là vấn đề cần tránh.
Nếu trẻ cãi lại nhưng vẫn làm theo yêu cầu của bạn hoặc trẻ không phá hoại, lúc này, bạn có thể suy nghĩ và bỏ qua lỗi lầm cho trẻ.
Bạn không nên phản ứng dữ dội với biểu hiện bất thường của trẻ. Chờ trẻ bình tĩnh, bạn nói chuyện về hành vi của trẻ, giải thích hành động nào có thể chấp nhận, hành động nào không? Cho trẻ biết đến những hậu quả có thể xảy ra về hành vi đó.
Đặt ra giới hạn: Cha mẹ cần làm rõ giới hạn hành vi và cho trẻ thấy rõ phần thưởng cũng như hậu quả của hành vi ấy, nhưng với thái độ cứng rắn chứ không phải đe dọa trẻ.
Cuối cùng, cha mẹ hãy tự kiểm tra lại hành vi của chính mình xem có cư xử thô lỗ với trẻ hay không, hoặc với người khác mà trẻ ở gần và vô tình nhìn, nghe thấy. Nếu có, hãy thay đổi cách cư xử để trẻ noi theo.
2. Trẻ Chửi Tục
Trẻ em thường la hét khi chúng giận nhưng nếu trẻ chửi thề trước 10 tuổi, bạn nên quan tâm hơn về điều này. Khi trẻ chửi thề, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
-Cha mẹ không được chửi thề trước mặt trẻ.
- Phát hiện con nói tục chửi bậy, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh. Không nên nóng nảy mà đánh mắng trẻ, cần dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để khuyên nhủ trẻ.
- Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục hiệu quả nhất (do bắt chước người lớn hoặc học theo phim ảnh, sách, truyện ,...)
- cha mẹ phải phân tích cho trẻ biết được điều đó hoàn toàn không tốt và chỉ những em bé chưa ngoan mới nói tục chửi bậy.
- cha mẹ nên trao đổi với thầy cô giáo của bé ở trường để cùng phối hợp giúp bé bỏ hoàn toàn tật xấu này.
3. Có Hành Vi Hung Hăng Và Bạo Lực
Việc đánh nhau hay giành đồ chơi – có thể chỉ mang tính thời điểm ngay tại đó – chứ không mang tính chất lặp đi lặp lại, hay làm cho bé trở thành đưa trẻ hư hay con có xu hướng bạo lực. Nhưng nếu việc này xảy ra thường xuyên, không có sự ngăn chặn lại, thì nguy cơ phát triển xu hướng bạo lực cho bé là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Cha mẹ hãy lưu ý nếu trẻ có các hành vi như cắn, đấm, đá, đánh.
- Thay vì la hét để đàn áp trẻ, cha mẹ nên giữ giọng bình tĩnh, đồng cảm và giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho bé về hành động của mình là sai.
- Sau khi bé bình tĩnh lại, hãy hướng dẫn bé cách xin lỗi.
- Khen ngợi và khuyến khích những hành vi tích cực, không bạo lực ở trẻ.
4. Trẻ Hay Nói Dối
Trẻ nhỏ rất dễ nói dối và đây là hành vi không được khuyến khích, cha mẹ hãy chú ý giúp trẻ trung thực hơn, không để nói dối trở thành thói quen của trẻ. Lúc này, điều bạn cần làm là:
- Tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối. Phân tích nhẹ nhàng cho bé về hành động của mình là sai.
-Cha mẹ hãy đánh giá cao những mặt tích cực hơn là trừng phạt hành vi tiêu cực để ngăn trẻ cần phải nói dối.
-Dạy bé thành thật và bạn hãy là tấm gương tốt cho bé.
5. Bắt Nạt Bạn Bè
Trẻ có xu hướng bắt nạt người khác để cảm thấy mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, hành động bắt nạt giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng, khiến cho người khác phải tuân theo mình vô điều kiện. Cha mẹ cần hành động ngay để ngăn chặn hành vi xấu này của trẻ.
- Dạy con ngay từ nhỏ rằng bắt nạt là hành vi sai trái. Giải thích cho trẻ biết hành động bắt nạt là như thế nào, lấy ví dụ cụ thể.
- Quan sát để phát hiện sớm dấu hiệu bắt nạt bạn của trẻ. Khi thấy con đang bắt nạt bạn mình, bạn hãy sửa hành vi đó ngay lúc đó.
6. Vòi Vĩnh
Trẻ có xu hướng bạo lực, khóc để đạt được điều mình muốn. Nếu chiều theo hành vi xấu này, bạn chỉ khiến trẻ cảm thấy điều mình làm là đúng. Vì thế bạn có thể giải quyết theo các cách sau:
- Cha mẹ tìm cách nói từ chối bằng 1 lời đề nghị/lời giải thích ngắn gọn, hơn là chỉ nói “Không được”.
- Đừng quá dễ dãi cho trẻ quá nhiều.
- Cha mẹ kiên quyết không chiều theo ý bé mà giải thích cho bé rõ để bé sẽ sớm nhận ra rằng: vòi vĩnh không phải là cách hữu hiệu để đạt được điều mình muốn.
7. Thiếu Động Lực, Lười Biếng
Khi trẻ lười biếng, ỷ lại và không có động lực tham gia bất cứ hoạt động nào thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nếu cha mẹ cứ cố ép trẻ làm những việc mà trẻ không hứng thú thì chỉ khiến trẻ muốn chống đối thêm mà thôi. Để giúp con có động lực, bạn hãy:
- Khuyến khích bé bằng cách kể chuyện lúc nhỏ của bạn để chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho bé.
- Không ép buộc mà hãy cho con cơ hội được lựa chọn theo sở thích và mong muốn của riêng con
- Khuyến khích trẻ, tạo niềm vui, phần thưởng nhỏ thông qua những công việc vặt hàng ngày.
- Đặt kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo như là xem phim, đi siêu thị sau khi hoàn thành hết các công việc được giao để kích thích trẻ.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HÀNH VI CHO TRẺ
Khi nhận thấy con có những biểu hiện của triệu chứng rối loạn hành vi, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để có biện pháp điều trị tương thích với độ tuổi của trẻ. Tiếp cận đúng phương pháp sẽ giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát được hành vi của mình. Việc điều trị rối loạn hành vi ở trẻ đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, bác sỹ tâm thần và xã hội cùng với nhiều phương pháp như:
+ Áp dụng các liệu pháp tâm lý như liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp tâm lý hành vi, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm.
+ Tạo môi trường học tập lành mạnh cho trẻ. Hãy nhớ, chính tình yêu thương của cha mẹ và môi trường sống lành mạnh mới là ‘biệt dược’ để điều trị chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ.
Nếu không được điều trị, trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm các vấn đề mới. Trẻ sẽ không thể thích nghi được với những yêu cầu của tuổi trưởng thành, do vậy, gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ và công việc. Trẻ cũng sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp. Con bạn thậm chí có thể bị rối loạn nhân cách, ví dụ như rối loạn nhân cách phản xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.