Bệnh đau mắt đỏ, có tên gọi chính thức là viêm kết mạc, đây là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.
Đa số trường hợp tự hết sau 7 đến 14 ngày nhưng thông thường bệnh thường sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực sau này. Có trường hợp tự chữa không đúng cách, bệnh có thể kéo dài hơn, có trường hợp bị bệnh 10 ngày đến khám mà mắt vẫn đỏ và phải điều trị cũng phải mất từ 1 đến 3 tuần mới khỏi. Một số ít trường hợp có biến chứng giác mạc.
Dưới đây là một vài thông tin cần biết về bệnh đau mắt đỏ và cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng, hiệu quả.
Nguyên Nhân Của Bệnh Đau Mắt Đỏ
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng nhưng đa phần là do virus. Trong đó 65%-90% nguyên nhân là do virus Adenovirus, ngoài ra có thể là virus Enterovirus. Đau mắt đỏ cấp do virus gặp sau khi bị sốt virus, viêm phổi cấp hoặc sau sởi, hoặc bị nhiễm virus simplex hoặc herpes zoster.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, với những trường hợp đau mắt do virus, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp.
Đau mắt đỏ do lậu gặp ở trẻ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con là một bệnh rất nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch, khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn.
Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau. Trung gian truyền bệnh chính là nước mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ do nước mắt này có chứa virus. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi và qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (nắm tay cửa, điện thoại, khăn...) đồng thời qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ như nước hồ bơi ). Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguồn bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt hay lây qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng hay ở nơi Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan rộng rãi.
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Đau Mắt Đỏ
Một số dấu hiệu có thể nhận biết là:
+ Chảy nhiều nước mắt
+ Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
+ Khó chịu với ánh sáng
+ Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)
+ Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)
+ Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua
+ Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu.
+ Một số người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi- họng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau và nổi hạch.
+ Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc.
Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Đau Mắt Đỏ Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Khi bị đau mắt đỏ cấp phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra nhỏ. Điều trị có hiệu quả nhất khi tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Dùng thuốc điều trị theo đơn: Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh viêm kết mạc do siêu vi của bạn là do các virus herpes simplex gây nên, có thể họ sẽ quyết định kê đơn cho bạn dùng các loại thuốc kháng virus.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Mặc dù các loại thuốc nhỏ không cần đơn thuốc có thể đem lại hiệu quả cho nhiều người bị đau mắt đỏ nhưng thuốc nhỏ mắt được kê đơn thường là những loại thuốc nhỏ mắt mạnh giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn.
+ Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn bằng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh là phương pháp điều trị bằng cách tấn công trực tiếp các vi khuẩn gây bệnh. Loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ viêm nhiễm chỉ sau vài ngày, tuy nhiên, bạn có thể thấy được sự khác biệt sau 24 giờ đầu tiên. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại thuốc này.
+ Điều trị viêm kết mạc do dị ứng bằng các loại thuốc nhỏ mắt kháng histamin hoặc có chứa steroid. Bạn có thể tìm mua một vài loại thuốc nhỏ mắt kháng histamin mà không cần kê toa nhưng những loại thuốc mạnh hơn chỉ được phép bán khi có toa thuốc của bác sĩ. Đôi khi, các tình trạng viêm kết mạc dị ứng nghiêm trọng cũng có thể được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa steroid.
Sử dụng nước muối sinh lý: Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù.
Thường xuyên lau sạch vùng mắt bị nhiễm bệnh: Bất kể khi nào mắt xuất hiện rỉ dịch, hãy dùng khăn lau sạch mắt để ngăn ngừa vi khuẩn gây mưng mủ cho mắt.
+ Lau mắt bắt đầu từ vị trí gốc mắt trong cùng, ngay cạnh mũi. Nhẹ nhàng lau toàn bộ mắt theo chiều tiến dần về đuôi mắt bên ngoài. Cách này sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy khỏi ống dẫn nước mắt và mắt của bạn một cách an toàn.
+ Rửa tay thật sạch trước và sau khi lau mắt.
+ Dùng khăn hoặc giấy sạch lau mắt để tránh chất dịch dính trở lại vào mắt.
+ Vứt bỏ khăn giấy hoặc khăn lau mắt dùng một lần, bỏ khăn mặt vào sọt chứa đồ giặt ngay sau khi sử dụng.
Chườm lạnh hoặc nước ấm lên mắt bị đau thường xuyên: Ngâm một chiếc khăn mềm, sạch, không bị dính bụi vào nước. Sau đó, vắt khăn thật khô, nhắm mắt lại rồi chườm nhẹ khăn lên mắt.
+ Cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm kết mạc do dị ứng là chườm lạnh, nhưng chườm ấm giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm sưng tấy khi mắc bệnh viêm kết mạch do siêu vi hoặc do vi khuẩn.
+ Lưu ý rằng: chườm ấm có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng mắt còn lại. Vì vậy, bạn nên thay gạc sau mỗi lần sử dụng và dùng các miếng gạc khác nhau cho mỗi bên mắt.
Nếu viêm kết mạc do virus thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn.
Các Biện Pháp Phòng Ngừa Lây Lan Bệnh Đau Mắt Đỏ
Viêm kết mạc do siêu vi và do vi khuẩn đều rất dễ lây lan và bạn có thể bị tái nhiễm sau khi khỏi bệnh nếu bệnh lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.
+ Không chạm tay vào mắt. Nếu chạm tay vào mắt hoặc mặt, hãy nhanh chóng rửa sạch tay ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay sau khi sử dụng các loại thuốc dành cho mắt.
+ Sử dụng khăn mặt sạch và thay vỏ gối mỗi ngày trong suốt thời gian bị bệnh.
+ Không dùng chung bất kỳ sản phẩm nào chạm vào mắt như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính áp tròng, mỹ phẩm dùng cho mắt, dung dịch dùng cho kính áp tròng, hộp đựng kính hoặc khăn lau kính.
+ Không sử dụng mỹ phẩm trên mắt cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn bởi các loại mỹ phẩm này có thể làm bạn tái nhiễm bệnh. Nếu bạn từng sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào đó khi bị đau mắt đỏ, hãy vứt bỏ nó ngay.
+ Xin nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày. Hầu hết, mọi bệnh nhân khi mắc bệnh viêm kết mạc do siêu vi có thể đi học hoặc đi làm sau 3 đến 5 ngày, khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn có thể đi học hoặc đi làm sau khi các triệu chứng biến mất hoặc 24 giờ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.
Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nên ngứ ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Chữa hắc lào tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là các điều trị được sử dụng từ xa xưa và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Mặc dù mọi người đều biết đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, nhưng ít có ai trong chúng ta thực sự có kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm HIV để có thể phòng ngừa bệnh. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm (một giai đoạn được gọi là nhiễm HIV cấp tính hoặc hội chứng retrovirus cấp tính), một số người nhận thấy những dấu hiệu như sốt, đau nhức người và đau họng. Nhưng sau giai đoạn nhiễm cấp, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lâm sàng tiềm tàng, hay HIV mạn tính, phần lớn không có triệu chứng.
Bệnh lậu là căn bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, thường lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Theo các nghiên cứu, bệnh lậu đang có xu hướng tăng và lan truyền nhanh với mức độ nguy hiểm. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhiều người điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.