Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Các chuyên gia đánh giá, sự nguy hiểm của căn bệnh sốt xuất huyết ở chỗ bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Mặt khác, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
Về đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.
Các Phương Pháp Phòng Ngừa Bệnh Sốt Xuất Huyết Hiệu Quả Nhất
Bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh thì đây vẫn chưa phải là biện pháp phòng ngừa duy nhất bởi nếu lạm dụng quá nhiều vắc-xin sẽ dẫn đến những hệ quả tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cho chúng ta một số phương pháp phòng ngừa bệnh tại nhà tự nhiên và an toàn, lành mạnh nhất để bản thân bạn có thể chủ động trong việc phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết này.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi...
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Phát quang bụi rậm.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Để Phòng Chống Muỗi Đốt
Mrs Nguyễn Ngọc
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.
Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nên ngứ ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Chữa hắc lào tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là các điều trị được sử dụng từ xa xưa và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Mặc dù mọi người đều biết đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, nhưng ít có ai trong chúng ta thực sự có kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm HIV để có thể phòng ngừa bệnh. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm (một giai đoạn được gọi là nhiễm HIV cấp tính hoặc hội chứng retrovirus cấp tính), một số người nhận thấy những dấu hiệu như sốt, đau nhức người và đau họng. Nhưng sau giai đoạn nhiễm cấp, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lâm sàng tiềm tàng, hay HIV mạn tính, phần lớn không có triệu chứng.
Bệnh lậu là căn bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, thường lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Theo các nghiên cứu, bệnh lậu đang có xu hướng tăng và lan truyền nhanh với mức độ nguy hiểm. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhiều người điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.