Với độ hot của dồi sụn thì hiện nay, nó là món ăn vặt được nhiều người tìm đến và thưởng thức nhất. Có thể các bạn nghĩ, món dồi sụn này rất khó làm và bản thân không làm được. Nhưng các bạn đừng lo, dồi sụn là món ăn vặt có quy trình làm đơn giản như cái tên của nó vậy. Ai khi thưởng thức món ăn này cũng đều chấm điểm tuyệt đối cho sự ngon tuyệt đỉnh của nó.
Không những vậy, món dồi sụn khiến cho người thưởng thức một khi đã ăn là sẽ nhớ mãi và muốn quay lại ăn tiếp những lần tiếp theo, bởi vì thành phần tạo nên nó gồm có: lòng lợn non, thịt lợn xay, sườn sụn và các loại rau củ kết hợp mang đến một hương vị ngon và giòn sần sật, quyến rũ bất kỳ vị khách khó tính nào. Vậy bạn đã biết cách làm món dồi sụn này tại nhà chưa? | thuocthang.com.vn hôm nay xin gửi đến bạn đọc cách làm dồi sụn đơn giản ngay tại nhà nhé.
1. Gía trị dinh dưỡng có trong sụn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sụn của lợn là nguồn thực phẩm cung cấp collagen dồi dào, trong khi đó, collagen lại là loại protein giữ vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Đây cũng là chất chiếm 80% trong cơ cấu hình thành xương cùng với canxi và chiếm 50% trong cơ cấu thành phần của sụn người. Ở người lớn tuổi, việc thiếu collagen do lão hóa sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Việc bổ sung collagen thông qua việc chế biến sụn có tác dụng làm hạn chế xuất hiện và hỗ trợ điều trị các các bệnh về xương khớp. Ưu điểm nhất của sụn lợn là dễ mua và giá thành rẻ nên được khuyến cáo nên bổ sung món này vào thực đơn. Thường xuyên ăn món sụn này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch…
2. Cách làm dồi sụn nướng
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Sụn heo 30 gr. Mỡ heo 100 gr. Thịt heo xay 300 gr. Lòng non 400 gr(khoảng 1 bộ). Hành tây băm 30 gr. Rau húng quế 30 gr. Rau răm và hành lá 25 gr. Đậu phộng rang 30 gr(không vỏ). Đường 3 muỗng canh. Hạt nêm 2 muỗng canh. Nước mắm 3 muỗng canh. Rượu 2 muỗng canh. Dầu điều 1 muỗng canh. Tiêu sọ 2 muỗng cà phê.
2.2 Cách làm món dồi sụn
Bước 1: Sơ chế lòng non.
Bạn lộn trái lòng non, rồi tiến hành tuốt hết dịch vàng với nước và muối, bóp đi bóp lại để loại bỏ chất nhầy bên trong.
Đồng thời, nếu muốn khử bớt mùi hôi tanh của lòng non, bạn có thể rửa bằng nước cốt chanh và giấm, hoặc rượu gừng trước khi rửa sạch bằng nước nhiều lần.
Bước 2: Cắt nhỏ sụn và mỡ heo
Sau khi rửa sụn và mỡ heo, dùng dao cắt nhỏ sụn đồng thời cắt mỡ heo thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó, băm nhuyễn hai nguyên liệu này với nhau.
Bước 3: Trộn nguyên liệu làm nhân dồi.
Lấy một bát lớn, trộn tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị với nhau: sụn, mỡ heo, hành tây, húng quế, rau răm, đậu phộng giã nhỏ, đường, nước mắm, hạt nêm, rượu mai quế lộ, dầu điều, tiêu sọ.
Đảo trộn và để hỗn hợp thấm đều khoảng 30 phút.
Bước 4: Nhồi dồi
Bạn tiến hành cột 1 đầu của bộ lòng, dùng miệng phễu nhét vào miệng lòng, rồi dùng 1 tay giữ chặt miệng phễu, còn tay kia múc hỗn hợp nhân cho vào đầu phễu. Dùng đũa, hoặc thanh hình trụ dài, nhấn hỗn hợp xuống lòng non.
Sau khi nhồi xong, dùng chỉ thực phẩm để chia và cột lòng theo từng đoạn vừa ăn.
Bước 5: Luộc dồi
Bắt nồi nước lên bếp, cho dồi vào luộc khoảng 5 - 7 phút.
Lấy dồi ra, để nguội, cắt từng khúc rồi xiên vào que trước khi nướng.
Khi luộc, thấy bề mặt dồi chuyển sang màu đục thì lấy que xiên châm vào từng khúc dồi để cho khí bên trong lòng thoát ra, tránh để dồi sụn bị căng quá, dễ làm cho phần nhân bị bục và trôi ra khi luộc (nhất là nướng ở giai đoạn sau).
Bước 6: Nướng dồi
Chuẩn bị bếp than hồng, đặt vỉ nướng và xếp dồi sụn lên. Khi nướng, trông thấy dồi chuyển sang màu nâu đỏ và có phần hơi cháy xém, nghĩa là ăn được rồi nhé!
Bạn có thể nướng bằng lò nướng hay bếp nướng, tuy nhiên nướng than sẽ giúp thành phẩm thơm ngon hơn đấy.
Để miếng dồi có màu đẹp mắt hơn, khi nướng bạn quét lên dồi một chút mật ong sẽ giup miếng dồi có màu vàng ươm, mùi vị thơm ngon hấp dẫn.
Bước 7: Thành phẩm
Dồi dụn sau khi nướng, có màu nâu vàng, kèm theo hương thơm rất hấp dẫn. Khi cắn, bạn có thể cảm nhận được phần vỏ bên ngoài hơi giòn, cùng với phần nhân sụn sần sật, vị béo bên trong.
Trên đây là cách làm dồi sụn đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn tham khảo về cách làm dồi thơm ngon để cùng thưởng thức với gia đình nhé. Chúc các bạn ngon miệng nhé!.
Danh Trường
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.