TẬP YOGA LÀ GÌ ?
Một hình thức luyện tập gọi là Yoga cho phép một người thư giãn bằng phương pháp thiền định và áp dụng tư thế cụ thể cho việc luyện tập để khỏe mạnh và thư giãn. Phương pháp có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ và đã phổ biến trên toàn thế giới. Được chứng minh rằng khi luyện tập Yoga, tâm trí, cơ thể và tâm hồn sẽ thả lỏng như khi bạn đang ngủ. Một số người sử dụng nó như bài luyện tập hàng tuần bởi vì họ tin rằng nó có thể giải phóng căng thẳng trong cả tuần.
Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự kết hợp cao độ của tinh thần và thể xác tại cùng một thời điểm. Dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở nguyên một tư thế, qua đó làm chủ và điều khiển được sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao trí tuệ, sức khỏe và tìm được chân giá trị hạnh phúc. Sự kỳ diệu của Yoga chính là thông qua việc luyện tập của thể xác để khai tâm, giúp con người giác ngộ, từ bỏ lối sống không lành mạnh, những tính xấu và hoàn thiện bản thân hơn. Với hàng nghìn lợi ích của Yoga, bộ môn này được xem là hình thức luyện tập thể thao lâu đời và đáng tin cậy nhất trên thế giới.
CÁC LOẠI YOGA
Có nhiều loại Yoga khác nhau, mỗi loại dựa trên một đường giải phóng cụ thể chẳng hạn hoạt động cơ thể, thiền định, tập trung, mantra, hiểu biết, sức mạnh giới tính, v.v… Một số Yoga phối hợp các Yoga khác. Mục đính của tất cả là phải giải thoát tinh thần khỏi thể xác và kết hợp với Đấng tuyệt đối.
Yoga Bhakti, con đường mộ đạo và tình yêu, tập trung vào thần thánh, nhà thần nghiệm hay thánh hoặc tập trung vào một nhiệm vụ trong đời sống. Thông qua bhakti người phục vụ tâm linh.
Yoga Hatha, sự thanh tẩy thể xác thông qua các bài tập cơ thể bao gồm hàng ngàn tư thế gọi là asana. Thanh tẩy thể xác dẫn đến sự hài hòa và phát triển các quá trình tâm thần và tâm linh. Yoga Hatha là hình thức phổ biến nhất ở phương Tây, nhưng không hiệu quả mấy vì chỉ được rèn luyện một cách nghiêm khắc để mang lại lợi ích cho cơ thể.
Yoga Jnana là con đường hiểu biết. Hiểu biết thu nhập được từ quan sát, nghiên cứu và thí nghiệm được hồi tưởng và suy ngẫm. Yoga Karma (nhân quả) là con đường phục vụ không vị kỷ.
Người thực hiện dharma (nhiệm vụ) của mình trong công việc và hoạt động hằng ngày, không có sự gắn bó với hoạt động hay kết quả hoạt động.
Yoga Mantra là con đường cầu nguyện và âm thanh linh thiêng thông qua việc sử dụng mantra. Mantra linh thiêng nhất là Om hay Aum.
Yoga Raja là con đường kiểm soát tâm trí thông qua tập trung, vận khí, tư thế, thiền định và chiêm niệm. Yoga Raja mang tính chất siêu hình nhất trong các loại Yoga.
Một số Yoga phối hợp những Yoga này. Yoga tích hợp là sự tổng hợp các Yoga nhấn mạnh hữu thể chung, do Sri Aurobindo tạo ra. Xem Aurobindo, Sri. Yoga Kundalini sử dụng tư thế và mantra để tăng gia năng lượng kundalini cơ bản. Yoga Laya sử dụng thiền định, vận khí, mantra, hình dung và tư thế để thanh tẩy hệ thống chakra và gia tăng kundalini. Yoga Tantra tập trung vào sự đánh thức sức mạnh giới tính, được chuyển thành kundalini. Nghi lễ giả kim thuật bao gồm sự chuyển hóa kundalini để đạt đến sự trường thọ. Phật giáo Tantra khai thác sức mạnh siêu nhiên và sử dụng ma thuật.
LỊCH SỬ CỦA YOGA
Về nguồn gốc của Yoga, không ai xác định được chính xác vì Yoga được truyền miệng và bí mật trong một thời gian dài. Những bản viết tay đầu tiên về Yoga được tìm thấy trên những chiếc lá cọ mỏng manh và dễ bị hư hại. Hầu hết các học giả tin rằng, Yoga có từ khoảng 5000 năm trước, cũng có một số khác lại cho rằng, việc thực hành Yoga đã có từ 10000 năm trước rồi.
Những bài tập thực hành Yoga được phát triển bởi nền văn minh Indus-Sarasvati ở miền bắc Ấn Độ và bắt đầu trong bối cảnh của mối quan hệ sư phụ-đệ tử. Những người thực hành Yoga đã luyện tập trong điều kiện khổ hạnh, tìm cách kiểm soát cơ thể, giảm bớt ham muốn – một trong những trở ngại cho việc đạt tới sự giác ngộ. Và cuối cùng, một số thiền sinh bắt đầu nhìn thấy rằng cơ thể không phải là sự trở ngại cho việc đạt tới sự hòa hợp với vũ trụ mà nó chính là phương tiện. Từ đó, họ tạo ra các bài tập thực hành nhằm cân bằng và kích thích cơ thể. Triết lý này được gọi là Tantra Yoga, dần dần dẫn tới việc khám phá cơ thể – 1 định nghĩa mang tính tâm linh, vốn là tiền thân của Hatha Yoga.
Trong những năm 1920 và 30, Hatha Yoga được quảng bá mạnh mẽ ở Ấn Độ thông qua tác phẩm của Swami Sivananda, T. Krishnamacharya và những người khác. Sivananda là tác giả của trên 200 đầu sách về Yoga, là người đã mở rất nhiều trung tâm yoga trên toàn thế giới và đào tạo các giáo viên Yoga.
Kể từ đó, nhiều giáo viên phương Tây và Ấn Độ đã trở thành những người tiên phong, phổ biến hatha yoga và thu hút hàng triệu tín đồ. Giờ đây, Hatha Yoga có nhiều trường học hoặc phong cách khác nhau, tất cả đều nhấn mạnh nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế.
Kể từ đó, rất nhiều giáo viên phương Tây và Ấn Độ đã trở thành những người tiên phong truyền bá Yoga và thu hút được hàng triệu tín đồ.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẬP YOGA HÀNG NGÀY
Cho dù bạn là người mới tập yoga được vài buổi, vài tháng hay vài năm thì chúng tôi tin chắc rằng bạn vẫn nhận được những lợi ích rất thiết thực cho sức khỏe của mình. Càng tập yoga thường xuyên và lâu dài, bạn càng cảm thấy mình khỏe mạnh hơn.
1. Tập Yoga Để Nâng Cao Sức Khoẻ
Tập yoga mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như: Tăng sự linh hoạt và sự dẻo dai, sức bền cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn; cải thiện hoạt động của các hệ cơ quan (hệ thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa…). Thêm vào đó, tập yoga còn có tác dụng phát triển các cơ, giúp các cơ rắn chắc, cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong học tập, công việc và cuộc sống.
Tập yoga hàng ngày còn là liệu pháp tuyệt vời để phòng và chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Các bài tập yoga có những tác dụng như: Ngăn ngừa các bệnh về xương khớp (giảm đau lưng, đau cổ, đau vai, đau nhức các khớp); cải thiện khả năng hoạt động của phổi, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường; giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Yoga Giúp Cho Tinh Thần Thoải Mái Và Thư Thái
Tập yoga có tác dụng làm dịu tâm trí, mang tới sự điều hòa và điềm tĩnh cho trí óc, giúp tăng cường sự tập trung, trí nhớ trong công việc, học tập. Hơn nữa, khi tập yoga bạn được rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện tinh thần; giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn và dễ đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Tập yoga còn giúp người tập có giấc ngủ sâu và ngon hơn nên tinh thần cũng hưng phấn và sảng khoái hơn.
Đặc biệt, những bài tập yoga là liều thuốc hiệu nghiệm cho tình trạng stress, căng thẳng, lo âu. Tập yoga có tác dụng giúp bạn trút bỏ những lo toan, phiền muộn trong cuộc sống; giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi tinh thần. Bạn thấy tâm trí sảng khoái, thoải mái hơn sau mỗi buổi tập và cảm thấy lạc quan, yêu cuộc sống hơn và sống tích cực hơn.
3. Yoga Giúp Bạn Cải Thiện Được Vóc Dáng Đẹp Hơn
Rất đặc biêt, tập yoga thì những người mập có thể giảm cân, còn những người gầy có thể tăng cân.
Rất nhiều người nghi ngờ hiệu quả giảm cân của yoga khi nhìn vào cường độ vận động và các động tác yoga. Nhưng trên thực tế, các động tác với cường độ chậm thường có độ khó gấp nhiều lần các bài tập cường độ nhanh. Tập Yoga đòi hỏi toàn bộ các bó cơ của cơ thể phải hoạt động hết công suất để hoàn thành các tư thế khó. Cơ hoạt động càng nhiều, càng đốt nhiều protein ở cơ. Khi protein ở cơ cạn kiệt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đốt mỡ và tiêu thụ năng lượng dư thừa. Nói cách khác, Yoga là bộ môn hoàn hảo nhất để buộc cơ bắp vận động.
Đây là lí do vì sao nhiều diễn viên, người mẫu, ca sĩ tập yoga để cải thiện và giữ gìn vóc dáng. Tập yoga mang lại cho bạn cơ bắp săn chắc, thân hình cân đối, gọn gàng, giúp người tập trẻ và đẹp hơn. Đặc biệt, các bài tập yoga vừa có thể áp dụng cho cả người gầy và người béo.
Với người béo, các bài tập yoga giúp cơ bắp săn chắc, tiêu hao năng lượng thừa nhưng lại không có cảm giác đói, thèm ăn; có chế độ dinh dưỡng khoa học, từ đó cải thiện vóc dáng hiệu quả. Với người gầy, tập yoga có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất, kích thích tuần hoàn máu, cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp tăng cân hiệu quả và bền vững.
Mỗi ngày bạn hãy dành tối thiểu 30 phút tập Yoga để đốt cháy 400kl Calo và các bài tập Yoga tương đương với một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nhất. Yoga giảm cân nhưng kết hợp tăng cơ và điều chỉnh lại các chỉ số hình thể vô cùng hiệu quả. Đừng ngạc nhiên tại sao chỉ với 1,2 tuần tập luyện, bạn đã cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của cơ thể!
4. Tập Yoga Thường Xuyên Giúp Gìn Giữ Tuổi Xuân
Bạn có biết tại sao hoa hậu, diễn viên luôn tươi trẻ và quyến rũ? Bí quyết chính là nhờ tập luyện yoga thường xuyên. Các bài tập yoga giúp điều tiết cơ thể, đào thải độc tố ra ngoài, mang lại sự khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Tác dụng cơ bản của yoga là đem đến sự khỏe mạnh từ bên trong, khiến người tập trông lúc nào cũng rạng rỡ, tươi trẻ.
Tập yoga hàng ngày có tác dụng cải thiện vóc dáng cơ thể, giúp thân hình cân đối, thon gọn và duy trì vóc dáng cho người tập. Thêm vào đó, tập yoga có tác dụng giảm stress, lo âu, giúp tinh thần thư thái, mang đến giấc ngủ ngon, khiến làn da luôn tươi trẻ, ngăn ngừa nám, mụn, vết nhăn. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là bí quyết cho phái đẹp gìn giữ sắc đẹp và tuổi xuân.
5. Tập Yoga Giúp Bạn Đầy Lùi Được Bệnh Tật
Giống như nhiều môn thể thao khác, tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh tật, nhưng Yoga còn được biết đến là liệu pháp vàng cho mọi căn bệnh à kéo dài tuổi thọ một cách đáng kinh ngạc. Những động tác “nhìn rất đơn giản” của Yoga, kết hợp với phương pháp hít thở riêng cho người tập luyện, sẽ giúp chúng ta điều khiển cơ thể một cách linh hoạt nhất. Sau 1,2 tháng tập luyện Yoga giúp điều hòa huyết áp, cải thiện các bệnh về thoái hóa đốt sống và các bệnh về xương, cải thiện chức năng não, phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ổn định đường huyết…
Đặc biệt, Yoga còn được biết đến là một bộ môn luyện tập hiếm hoi có khả năng làm thay đổi biểu hiện gen trong các tế bào miễn dịch ở con người.
6. Yoga Còn Giúp Cải Thiện Đời Sống Tình Dục
Tập yoga có tác dụng gì đối với đời sống tình dục của bạn? Tập yoga giúp chuyện chăn gối của cả phụ nữ và nam giới thăng hoa hơn. Các bài tập yoga giúp cải thiện các chức năng của tất cả các bộ phận của cơ thể, tăng sự linh hoạt dẻo dai cho cơ bắp, nhất là vùng hông, xương chậu và háng, từ đó cải thiện khả năng tình dục
Đặc biệt, với nữ giới, khi tập bài tập Mula Bandha sẽ khiến các cơ PC – pubococcygeus (nhóm cơ chạy từ xương mu đến xương cụt) săn chắc hơn, giúp tăng ham muốn và dễ đạt cực khoái. Với nam giới, bài tập này có tác dụng kéo dài thời gian lên đỉnh, khiến chuyện gối chăn sung mãn hơn.
NHỮNG LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI MỚI TẬP YOGA
Thời gian nào tập yoga tốt nhất? Nên tập yoga mấy lần 1 tuần? Tập yogo bao lâu thì hiệu quả hay bài tập yoga cho người mới tập tại nhà đúng cách? Tập yoga có giảm cân hay tăng cân được không? Đó chính là những câu hỏi mà một người mới tập yogo thường hay thắc mắc, hôm nay Chuyên mục Way.com.vn xin chia sẻ tơi những người mới tập yoga những kinh nghiệm hữu ích nhất !
– Sáng sớm: Tiếng Phạn cho thời gian này là “thời gian thần thánh của yoga”. Lúc này, tinh thần bạn sảng khoái, tập yoga vào buổi sáng sẽ đánh thức các giác quan, thể chất, tình thần, năng lượng và đặc biệt làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.
– Tối muộn: Thời gian này dạ dày rỗng nên tập yoga rất có lợi cho việc hô hấp bằng cơ hoành cũng như tốt cho việc phòng và chữa bệnh. Thêm vào đó, tập yoga giúp điều hòa tâm trí, xua tan mệt mỏi để bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Tập yoga cho người mới nên cố gắng giữ thói quen tập yoga vào cùng một thời điểm mỗi ngày và tập thường xuyên, đều đặn. Khi đã tập luyện một thời gian dài, bạn hãy khám phá cơ thể ở mọi thời điểm và tìm thời điểm tốt nhất cho mình.
Khi tập yoga, hít – thở là điều quan trọng nhất và đây là điều người mới tập yoga nên học trước tiên khi đến với bộ môn này. Sai lầm nhiều người hay mắc phải lúc tập luyện đó là hít thở nhanh và nông làm tăng lượng carbonic, khiến máu dồn vào lá lách gây đau bụng, chuột rút, tập không hiệu quả. Đặc biệt, nếu không luyện thở chính xác có thể ảnh hướng tới hệ thần kinh, dẫn đến trầm cảm, “tẩu hỏa nhập ma” và khó hồi phục lại được.
Thở đúng cách: Bạn hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng, hít sâu và thở dài để tặng lượng oxi và giảm lượng khí carbonic bơm vào máu, múi cơ. Khi hít vào thì phải căng bụng lên và thở ra thì phải hóp bụng lại. Nhờ thế, bạn có nhiều năng lượng để tập luyện hăng say hơn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Nhiều người khi mới tập yoga rất phấn khích, muốn đạt được hiệu quả thật nhanh nên gấp gáp tập luyện hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi. Hậu quả là họ bị mất ngủ, tâm trạng hay bồn chồn, cáu gắt. Người tập yoga cần hiểu rằng: Trong khi tập yoga, không được vội vàng, hối hả mà cần sự chậm rãi, thận trọng trong từng động tác.
Thêm vào đó, tập yoga cần đặt sự an toàn lên hàng đầu. Tập yoga là để rèn luyện sức khỏe, tinh thần chứ không phải để ganh đua với bạn cùng lớp hay thể hiện bản lĩnh để thầy khen, bạn bè thán phục bằng cách cố gắng tập những động tác khó, các tư thế đặc biệt. Người tập nên hiểu rõ cơ thể mình, thực hiện các động tác trong giới hạn khả năng của mình, ý thức được những gì mình đang làm, giữ cho tâm thần luôn an lạc – đó mới là yoga đích thực.
“Dục tốc bất đạt” – đây là nguyên tắc tập yoga cho người mới tập cần nắm vững. Không phải bạn cứ tập thật nhiều, tập nhiều gấp đôi người khác thì sẽ đạt hiệu quả nhanh. Bộ môn này cũng không hề có hiệu quả với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga phải tính bằng năm hoặc nhiều hơn nữa chứ không phải bạn tập theo trào lưu, tập cho vui hay tập theo ý thích nhất thời. Khi tập yoga cần biết cách chế ngự tính chán nản, cần sự chậm rãi, cẩn thận trong từng động tác và kiên trì, nhẫn nại theo đuổi đến cùng.
Hướng dẫn tập yoga cho người mới tập rất hữu ích đó là cần có sự hướng dẫn cặn kẽ của giáo viên khi tập luyện, để mang lại hiệu quả và tránh các sự cố đáng tiếc. Mỗi người cần được hướng dẫn để có chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình
Nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp thì nên để đầu cao hơn trị trí tim khi tập; giữ tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Nếu bị huyết áp thấp nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.
Đặc biệt, một số tư thế người có bệnh tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, thoái hóa đốt sống không nên cố tập như: Trồng cây chuối, rắn hổ mang, cây nến… Nếu tập phải có sự chỉ dẫn cặn kẽ của người hướng dẫn, tập dần dần mà không nên cố gập sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng.
Kỳ Duyên
Yoga tiền sản là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho “cục cưng” trong bụng. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu các bài tập yoga giúp mẹ bầu thật dẻo dai và khỏe mạnh, thai nhi phát triển đúng chuẩn nhé !
Để giúp cho những người mới bắt đầu với yoga mà còn bối rối không biết phân biệt giữa các trường phái khác nhau và yoga có những loại nào? Hãy cùng Thuocthang.com.vn Tham khảo ngay những trường phái phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào tiêu chí, tính cách cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người mà biết để lựa chọn mình loại hình yoga thích hợp nhất nhé!
Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.
Hiện nay các bệnh lý về xương khớp ngày càng tăng cao, bệnh thoái hóa khớp gối cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân là do tuổi tác, loãng xương, béo phì …
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Bài tập Kegel ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được mọi người biết tới như phương pháp luyện tập an toàn để cải thiện tình trạng sức khỏe, bệnh lý và chức năng sinh lý cho nam giới. Bài tập Kegel cũng tác động tốt tới vùng cơ xương cụt, cơ vùng chậu ở nam giới, đặc biệt là người từng phẫu thuật tuyến tiền liệt, người thường xuyên táo bón, mang vác vật nặng, bệnh lý bàng quang hoặc đường ruột,…
Hiện nay, Những bài tập chữa đau thần kinh tọa được rất nhiều người quan tâm, vì luyện tập yoga hàng ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và làm giảm các cơn đau thần kinh tọa
Bắp đùi là nơi rất dễ tích tụ mỡ thừa. Việc tích mỡ ở đùi không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn khiến trọng lượng cơ thể bị dồn xuống phía dưới, lâu dài sẽ có nguy cơ bệnh tật như: xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu... Khác với cơ chế vận động toàn thân để đốt mỡ của Cardio, Yoga giúp tăng cường sức bền của các nhóm cơ hiệu quả bằng các vận động tĩnh nhưng hiệu quả không kém các động tác vận động mạnh mẽ.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.