Gừng là một gia vị chống oxy cao, giúp tăng độ pH của dạ dày, giúp giảm mỡ bụng nhanh và giảm lượng cholesterol. Không chỉ có tác dụng giảm mỡ bụng nhanh chóng, đốt cháy mỡ thừa, gừng còn rất tốt cho tim mạch, sức khỏe và làm đẹp. Đặc biệt, khi ngâm cùng rượu, tác dụng của gừng còn phát huy mạnh mẽ hơn.
Gừng – Vị Thuốc Quý Có Trong Mọi Nhà
Gừng từ lâu đã được các thầy thuốc xem như là một bài thuốc quý để chữa được rất nhiều bệnh. Gừng được dùng làm thuốc, làm thực phẩm như mứt, làm trà gừng, kẹo gừng. Bên cạnh đó gừng còn là một gia vị thông dụng của nhiều món ăn trong mọi nhà.
Theo Tây Y, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng giúp giảm đau hiệu quả của gừng. Gừng cho tác dụng giảm đau tương tự như thuốc giảm đau tổng hợp, nhưng lại hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Nhiều bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu migraine đã báo cáo rằng cơn đau của họ dịu hẳn, thậm chí biến mất chỉ sau nửa giờ uống nước có pha bột gừng. Gừng còn chữa chứng đau bụng kinh cho phụ nữ, đau bụng do trúng thực hoặc rối loạn tiêu hóa.
Còn trong Đông Y, gừng còn có tên gọi là Khương. Gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế, vị và tì. Nhờ có công dụng như tán hàn, phát biểu, long đờm nên gừng là bài thuốc được sử dụng để chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, cảm lạnh, phong hàn…
Gừng sống được gọi là sinh khương, có chứa nhiều tinh dầu. Sinh khương giúp tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích tiết dịch vị, chữa cảm lạnh, buồn nôn.
Gừng phơi khô được gọi là can khương. Can khương dùng để chữa đau bụng, thổ tả và làm ấm dạ dày. Ngoài ra còn có ổi khương ( gừng được lùi trong lửa, bên ngoài cháy, bên trng ruột vàng nâu) hoặc khương bì (vỏ gừng đem phơi khô)…
Rượu Gừng Là Giải Pháp Làm Tan Mỡ Bụng, Giúp Eo Thon
Đối với chị em phụ nữ, sau khi sinh con, cơ thể bị tăng cân và mỡ thừa ở bụng luôn là nỗi khổ khiến chị em mất tự tin về chính mình.
Thời kì mang thai, tăng trung bình hơn 10 kg và đa số tập trung nhiều ở vùng bụng. Sinh xong, bụng vừa mỡ, da lại bị dãn và dư thừa cùng nhiều vết rạn.
Tôi thấy nhiều chị em tập luyện và nhịn ăn rất cực nhưng lại không lấy lại được vóc dáng. Nhiều người còn thêm rắc rối là không thể nhịn ăn kiêng khem nhiều vì sợ làm vậy không có sữa cho con bú.
Thế là vì con, từ thời gian mang bầu, sau sinh đến cho con bú, nhiều chị em rơi vào trầm cảm, tự ti vì vòng 2 quá khổ của mình.
Thực sự mà nói, để giảm mỡ bụng, tôi khuyên chân thành chị em sau sinh không nên dùng phương pháp nhịn ăn. Nhịn ăn vừa không đủ sữa cho con, vừa không đủ dưỡng chất để giúp chị em phục hồi lại máu huyết sau lần sinh nở.
Một phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn mà chị em nên lựa chọn chính là tập thể dục và biết cách ngâm rượu gừng rượu gừng để đánh tan mỡ bụng.
Cách Dùng Rượu Gừng Cho Phụ Nữ Sau Sinh
– Sau khi tắm rửa và lau khô cơ thể. Bôi một ít rượu gừng lên bụng và dùng tay mát xa nhẹ nhàng thèo chiều kim đồng hồ từ ngoài bụng dần vào trong. Mát xa liên tục trong vòng 10-20 phút là xong một quy trình.
– Một cách khác nữa là bôi rượu gừng lên vùng bụng và dùng đai quấn giảm mỡ ướm vào giữ khoảng 30 phút.
Bên cạnh rượu gừng, tôi khuyên chị em phụ nữ sau sinh nên thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày. Việc tập luyện đều đặn sẽ giúp các cơ và bó sợi collagen săn chắc trở lại, đẩy oxi lên não giúp bạn sảng khoái minh mẫn hơn.
Ngoài ra, tập thể dục còn giúp máu huyết lưu thông, da dẻ hồng hào và cân bằng lại nội tiết tố cho cơ thể.
Các Mẹ Cần Lưu Ý
Rượu gừng mang lại tác dụng cực kì hiệu quả để giảm mỡ bụng an toàn cho phụ nữ sau sinh. Rượu gừng lại không chứa hóa chất bảo quản, vì thế bạn hoàn toàn an tâm sử dụng.
Với thành phần từ thiên nhiên, rượu gừng giúp bạn giảm vòng eo an toàn và không ảnh hưởng đến sữa trong thời gian cho con bú.
Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là rượu gừng rất nóng, có thể gây bỏng. Vì vậy nên tránh uống trực tiếp rượu ngâm gừng, tránh thoa rượu gừng lên các vùng da nhạy cảm như da mặt, da quanh vùng vú.
Bạn có thể bị kích ứng da, bỏng nhẹ và nếu thoa lên quanh vú, khi bé bú sữa mẹ sẽ bị cay và ảnh hưởng niêm mạc môi, lưỡi của bé.
Hãy xem tiếp cách ngâm rượu gừng cho chị em được hướng dẫn rất cụ thể phía dưới.
Rượu gừng chữa các chứng bệnh do hàn lạnh, khí huyết ứ trệ
Gừng và rượu đều có tính nóng ấm nên thường dùng xoa bóp giúp trừ đuổi phong hàn, thông kinh hoạt lạc để chữa các bệnh sau
– Trúng gió, trúng lạnh: người sợ lạnh, đau mỏi khắp người, đau đầu, đầy trướng bụng, khó tiêu… Dùng rượu gừng đã ngâm thấm vào bông hoặc khăn, Vừa bôi vừa chà nhiều lần lên bề mặt da ở lưng và bụng để làm nóng cơ thể.
– Trúng thực do nhiễm lạnh hoặc do ăn đồ ăn lạnh. Bạn cũng dùng rượu gừng xóa và chà lên bụng
– Đau tê nhức xương khớp do thoái hóa hoặc do té ngã.
– Đau bụng kinh
Cách ngâm rượu gừng để giảm cân, chữa đau nhức, trúng gió, đau bụng kinh…
Chọn Gừng Làm Nguyên Liệu
Gừng để ngâm rượu nên chọn loại trồng ở Việt Nam sẽ tươi và tốt hơn gừng trồng ở Trung Quốc.
Khi chọn gừng, bạn nên chọn loại củ nhỏ, vừa phải, da hơi sần và gọt ra thấy vỏ gừng mỏng.
Thông thường, gừng trồng trong vườn nhà ở Việt Nam, khi mang ra chợ bán thường còn bám một ít đất trồng trên vỏ.
Gừng ngon là loại có màu vàng tươi, không bị trầy trụa hay cắt dở, gãy đôi.
Gừng mua mà củ ngả màu nâu, hoặc vỏ gừng quá khô thường là gừng củ, đã thu hoạch từ khá lâu nên hàm lượng dinh dưỡng hao hụt rất nhiều.
Chọn Rượu Ngâm
Rượu ngâm gừng tốt nhất nên chọn rượu nếp hoặc rượu gạo khoảng 40-45 độ.
Cách Ngâm Rượu Gừng Tại Nhà
– Đầu tiên gừng cần được rửa sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Thay vì gọt vỏ như cách thông thường, bạn nên dùng dao sắc để cạo vỏ gừng. Rửa lại lần nữa và để ráo.
– Tiếp theo, tùy theo sở thích mà bạn có thể để nguyên củ để ngâm, hoặc thái lát mỏng 0.5-1cm để ngâm nhanh hơn, hoặc cho vào cối giã nát đều được.
– Cho gừng vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu trắng vào ngập mặt lớp gừng theo tỉ lệ 1kg gừng: 2 lít rượu trắng. Ngâm sau 100 ngày là có thể dùng được.
Những Trường Hợp Sau Đây, Tôi Khuyên Bạn Không Nên Dùng Gừng Và Rượu Gừng:
– Người cao huyết áp nên tránh uống rượu gừng.
– Người mắc bệnh gan như tăng men gan, viêm gan, xơ gan…
– Người bị sỏi túi mật, viêm túi mật…
– Phụ nữ vào 3 tháng cuối của thai kì nên tránh ăn gừng hoặc uống nước gừng. Thời gian 3 tháng đầu, nước gừng tươi có thể giúp giảm chứng ốm nghén cho thai phụ. Tuy nhiên vào 3 tháng cuối, gừng có thể làm tăng huyết áp, không tốt cho cả bà mẹ và thai nhi.
– Người đang sốt cao. Gỉa sử nếu bạn bị cảm, muốn ăn cháo gừng hoặc uống nước gừng để giải cảm. Vậy thì, việc đầu tiên hãy tìm cách hạ sốt trước đã, sau khi thân nhiệt đã ổn định mới được phép sử dụng nước gừng.
Bên cạnh việc lấy lại vóc dáng, tôi khuyên chị em phụ nữ sau sinh, các bạn cũng cần chú ý bồi dưỡng đúng cách để lấy lại thể lực, phòng tránh suy nhược cơ thể. Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả trái cây, chị em có thể dùng thêm thuốc bổ khí dưỡng huyết của Đông y để nâng cao sức khỏe sau sinh.
Qua những chia sẻ vừa rồi, mong rằng sẽ giúp bạn biết cách ngâm rượu gừng để làm đẹp cũng như phòng bệnh. Thân chúc các bạn luôn mạnh khỏe !
Mrs Ngọc Nguyễn
Sao biển còn được mệnh danh là “nữ hoàng đáy biển”. Sao biển được biết đến rất nhiều công dụng, nhất là khi ngâm với rượu vừa giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ lại trẻ hóa làn da thêm mịn màng.
Rượu đòng đòng là một trong những đặc sản, món quà quý của miền quê Bắc Bộ. loại rượu này được rất nhiều cánh mày râu săn tìm để thưởng thức vì độ ngon và an toàn lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ốc kèn là loại ốc vô cùng quý hiếm và từ lâu ốc kèn đã được coi là món ngon đặc biệt trong những đặc sản biển bởi thịt của nó giòn, ngon và bổ dưỡng. Vì vậy hiện nay rất nhiều người sử dụng ốc kèn để ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe.
Ngải cứu khá quen thuộc với người dân Việt Nam và từ xưa ông cha ta đã dùng thảo dược này để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Và hiện nay sử dụng rượu ngâm ngải cứu để chữa bệnh đang được truyền tai nhau rất nhiều.
Mối chúa loài vật này tưởng chừng như vô dụng, không có tác dụng gì, nhưng thực tế nó loại thực phẩm quý được ví như đông trùng hả thảo dưới lòng đất. Mối chúa trong Đông y có rất nhiều tác dụng như bổ thận tráng dương, chống xuất tinh sớm, giảm đau nhức xương khớp,…
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Bản thân trái cây tươi đã mang nhiều chất dinh dưỡng có lợi và thường dùng để làm món tráng miệng hàng ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến cách làm rượu trái cây chưa? Đây là một trong những cách chế biến rượu vừa thơm ngon, vừa an toàn lại tốt cho sức khỏe đang được rất nhiều gia đình áp dụng.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Rượu nho luôn là loại đồ uống được nhiều người yêu thích và để ngâm ủ được rượu nho có mùi thơm đặc trưng, hương vị nồng nàn, mà phải có màu đỏ đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cách làm ngâm ủ rượu nho không mấy phức tạp nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và thời gian ủ lâu dài, nếu khoảng thời gian bạn ủ càng lâu rượu sẽ càng ngon và hấp dẫn hơn.