Dùng rễ cây đinh lăng ngâm rượu để tăng cường sức khỏe được rất nhiều anh em quan tâm. Bên cạnh đó, cách ngâm rượu đinh lăng như thế nào để phát huy hết công dụng cũng đang được bàn tán rất nhiều.
Trước khi tìm hiểu về cách sở hữu bình rượu đinh lăng vừa đẹp vừa quý, chúng ta cùng tìm hiểu về dược tính của vị thuốc bổ này các bạn nhé!
Bộ phận dùng để làm thuốc ngâm rượu là rễ của cây đinh lăng. Theo sách “những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ cây đinh lăng có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin B1, axit amin, đặc biệt có hàm lượng lớn saponin… Vì chất saponin là thành phần đặc trưng của các loại nhân sâm nên rễ cây đinh lăng cũng có tác dụng tương tự nhân sâm.
Trong thời kỳ kháng chiến, Viện Y Học Quân Sự Việt Nam đã dùng rễ cây đinh lăng để bào chế thành viên bột giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sức bền cho bộ đội và các vận động viên thể thao.
Ngày nay, cây đinh lăng đã được trồng phổ biến để lấy rễ làm thuốc bổ chữa bệnh. Biết cách ngâm rượu đinh lăng và cách dùng hợp lý được xem là giải pháp hữu hiệu cho người suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt do thiếu máu não, hay suy giảm khả năng sinh lý.
Cách Ngâm Rượu Đinh Lăng
Khâu lựa chọn nguyên liệu cũng là yếu tố quyết định chất lượng rượu đinh lăng có đạt tiêu chuẩn hay không. Thông thường để ngâm rượu đinh lăng. Chúng ta dùng củ để ngâm rượu cho bổ, đẹp mắt, chứ không ai dùng cả cây đinh lăng để ngâm rượu vì thân và lá đinh lăng hơi chát, khi ngâm cả thân và lá sẽ ra màu đục xỉn, vị chát khó uống. Ngoài ra, Cây đinh lăng có nhiều chủng loại, để có bình rượu đinh lăng tốt cho sức khỏe bạn cần chọn đúng loại rễ đinh lăng chất lượng. Sau đó là chọn rượu ngâm và cách ngâm hợp lý.
1. Chọn Đinh Lăng
Hiện nay, đinh lăng được biết đến với hai loại, gồm đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá to. Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ sẽ tốt hơn hẳn nên được nhiều người chọn dùng.
Vì vậy, để phát huy công dụng của đinh lăng khi ngâm rượu, bạn nên chọn đúng rễ của cây đinh lăng lá nhỏ. Tùy theo sở thích, bạn có thể ngâm rễ tươi hoặc khô đều được.
2. Chọn Rượu Ngâm
Đối với rượu ngâm, bạn nên lựa chọn loại rượu đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh và có nồng độ khoảng 40 – 50 độ, nếu là rượu nếp sẽ có hương vị thơm và ngọt.
Bạn nên chú ý đến nồng độ rượu vì nếu nặng quá sẽ gây khó chịu cho người dùng hoặc nhẹ quá thì không chiết suất được hết thành phần có lợi trong rễ đinh lăng.
3. Chọn Bình Ngâm
Về bình ngâm đinh lăng, tốt nhất bạn nên chọn loại bình thủy tinh hoặc chum sành có độ dày cao. Nếu thích bạn cũng có thể chọn các loại bình có họa tiết, hoa văn đẹp mắt để trưng bày và giới thiệu rượu quý cho bạn bè xem.
4. Các Bước Ngâm Rượu Đinh Lăng:
Cách ngâm rượu đinh lăng tươi hay khô về cơ bản là như nhau. Dưới đây là cách ngâm rượu với rễ tươi, bạn làm theo các bước sau:
+ Rửa sạch rễ đinh lăng, chú ý đến những vị trí ngóc ngách của rễ.
+ Dùng dao hoặc thìa sắt cạo bỏ phần thân nối với rễ gần bề mặt đất. Nếu bạn không loại bỏ phần này thì khi ngâm, rễ đinh lăng sẽ không đẹp và sau này uống rượu sẽ có mùi tanh.
+ Rửa lại với nước và để cho ráo, bạn có thể dùng khăn sạch lau cho khô.
+ Sắp xếp rễ đinh lăng vào bình đã được tráng qua rượu sao cho đẹp mắt. Để tạo dáng đẹp, bạn cần lựa chọn loại rễ sao cho phù hợp với bình.
+ Cuối cùng đổ rượu nếp có nồng độ từ 40 – 50 độ vào bình. Bạn nên cân đối một cách hợp lý giữa tỷ lệ đinh đăng với rượu, nếu ngâm khoảng 1 ký đinh lăng tươi thì bạn nên dùng 6 – 7 lít rượu.
Bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Rượu đinh lăng ngâm trong thời gian từ 3-6 tháng trở đi sẽ mang đến chất lượng tốt nhất.
Mrs Ngọc Nguyễn
Sao biển còn được mệnh danh là “nữ hoàng đáy biển”. Sao biển được biết đến rất nhiều công dụng, nhất là khi ngâm với rượu vừa giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ lại trẻ hóa làn da thêm mịn màng.
Rượu đòng đòng là một trong những đặc sản, món quà quý của miền quê Bắc Bộ. loại rượu này được rất nhiều cánh mày râu săn tìm để thưởng thức vì độ ngon và an toàn lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ốc kèn là loại ốc vô cùng quý hiếm và từ lâu ốc kèn đã được coi là món ngon đặc biệt trong những đặc sản biển bởi thịt của nó giòn, ngon và bổ dưỡng. Vì vậy hiện nay rất nhiều người sử dụng ốc kèn để ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe.
Ngải cứu khá quen thuộc với người dân Việt Nam và từ xưa ông cha ta đã dùng thảo dược này để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Và hiện nay sử dụng rượu ngâm ngải cứu để chữa bệnh đang được truyền tai nhau rất nhiều.
Mối chúa loài vật này tưởng chừng như vô dụng, không có tác dụng gì, nhưng thực tế nó loại thực phẩm quý được ví như đông trùng hả thảo dưới lòng đất. Mối chúa trong Đông y có rất nhiều tác dụng như bổ thận tráng dương, chống xuất tinh sớm, giảm đau nhức xương khớp,…
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Bản thân trái cây tươi đã mang nhiều chất dinh dưỡng có lợi và thường dùng để làm món tráng miệng hàng ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến cách làm rượu trái cây chưa? Đây là một trong những cách chế biến rượu vừa thơm ngon, vừa an toàn lại tốt cho sức khỏe đang được rất nhiều gia đình áp dụng.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Rượu nho luôn là loại đồ uống được nhiều người yêu thích và để ngâm ủ được rượu nho có mùi thơm đặc trưng, hương vị nồng nàn, mà phải có màu đỏ đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cách làm ngâm ủ rượu nho không mấy phức tạp nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và thời gian ủ lâu dài, nếu khoảng thời gian bạn ủ càng lâu rượu sẽ càng ngon và hấp dẫn hơn.