Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách nhất giúp bé nhanh khỏi bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh tay chân miệng là bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch ở trẻ và có thể để lại nhiều biến chứng nặng , nên các bậc phụ huynh phải có cách chăm sóc thích hợp. Thông thường trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 đều được chỉ định chăm sóc và điều trị tại nhà, nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ đúng cách.
CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG
Bình thường bênh tay chân miệng sẽ bằng đầu ủ bệnh và bùng phát cuối cùng là khỏi hẳn trong 3-5 ngày.
Nên mẹ lưu ý theo dỗi con, phải hạ sốt ngay khi phát hiện trẻ nóng sốt. Nếu trẻ tiếp tục sốt cao, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế.
- Triệu Chứng Của Bé Trong Thời Gian Ủ Bệnh Tay Chân Miệng
+ Rối loạn tiêu hóa; đi nhiều lần, phân lỏng hơn và có thể có lẫn tia máu, mẹ hãy chú ý bé, vì nó thường xuất hiện trong thời gian ủ bệnh.
+ Nổi mẩn đỏ và mụn nước: chúng sẽ mọc thành từng đám lớn nhỏ khác nhau, không đau cũng thấy ngứa.
+ Sốt nhẹ
- Triệu Chứng Của Bé Trong Thời Gian Phát Bệnh
+ Loét miệng: những vét loét sẽ xuất hiện trên cả niêm mạc miệng đồng thời lan nhanh ta lưỡi và những bộ phận khác, đầu tiên là mép cằm, xung qunah miệng.
+ Khắp người bị nổi mẩn: sau những vết lở loét trên miệng lưỡi thì sẽ là những đám mụn nước trên da tay, châm gặm bàn chân, chúng sẽ mọng nước nhưng không gây đau hay ngứa.
+ Sốt cao: nếu tình trạng viêm và mụn nước không được kiểm soát thì tình trạng sốt cao sẽ diễn ra. đặc điẻm là từng đợt một và dao động từ 37,9 – 38,3 độ.
CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG TẠI NHÀ
Sau đây là một số hướng dẫn các mẹ để có thể chăm sóc cho bé bị bệnh chân tay miệng ngay tại nhà một cách an toàn để bé được khỏe mạnh và nhanh chóng hết bệnh.
1. Cách Ly
Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7 – 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan. Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.
Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.
2. Giữ Vệ Sinh Cá Nhân
Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.
Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
3. Tạo Môi Trường Sống Trong Lành
Người chăm sóc trẻ như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay hạn chế gieo rắc vi rút gây bệnh tay chân miệng cho những trẻ lành khác trong gia đình.
Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Phòng ốc nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
4. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Tay Chân Miệng
Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích. Ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.
Thức ăn nên thật nguội, thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
Cho bé uống sữa bằng muỗng, sẽ giúp bé giảm cản giác đau rát hơn, đồng thời giảm lượng sữa xuống vì bé sẽ rất mệt mẹ không nên ép bé uống, chia ra làm nhiều đợt khác nhau.
Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, một hũ yaourt hoặc một ly nước trái cây lạnh, nước luộc rau củ quả có tính mát đặc biệt là nước cam trong khẩu phần ăn của trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ, và giảm đau rát.
Sau khi ăn, súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn bữa khác. Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.
Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5 – 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh. Cữ những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh.
Hy vọng với cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, chăm sóc sức khỏe cho bé hiệu quả, tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây nên. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng Thuocthang.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.