Mụn cóc phẳng thường xuất hiện nhiều nhất ở những người đang trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc ở trẻ em. Thủ phạm gây ra mụn cóc phẳng là một dạng virus có tính truyền nhiễm, lành tính và thường không gây đau đớn hay ngứa ngáy.
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện trên mặt, mu bàn tay hoặc bàn chân, và có xu hướng cùng lúc xuất hiện nhiều hoặc xuất hiện liên tục nhiều mụn trong một khoảng thời gian ngắn.
CÁCH NHẬN BIẾT MỤN CÓC PHẲNG
Mụn cóc phẳng thường có kích thước nhỏ hơn những loại mụn cóc khác và không giống như mụn cơm. Chúng chỉ hơi nhô lên khỏi làn da, không có đầu mụn thậm chí nhiều trường hợp còn không thể phát hiện mụn bằng mắt thường.
Mụn cóc phẳng thường có hình tròn hoặc hình bầu dục và thường có đường kính từ 1 – 3 mm. Màu sắc của mụn cóc dao động từ màu hồng cho đến nâu sẫm. Khi mụn cóc phát sinh, nó thường xuất hiện trên từng mảng da và số lượng có thể từ 20 đến 200 mụn cóc trên một vùng da nhất định.
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện xung quanh một vết trầy xước hoặc xung quanh một vùng da đã chịu va đập và tổn thương. Cạo râu được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn cóc trên mặt ở nam giới, trong khi đó cạo lông chân là nguyên nhân hàng đầu gây mụn cóc trên chân ở nữ giới.
NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN CÓC PHẲNG
Tất cả các loại mụn cóc đều do virus HPV gây ra (có hơn 100 loại virus HPV khác nhau). Mụn cóc phẳng là một dạng của mụn cóc và nó do virus HPV 3, 10, 28 và 49 gây nên.
Các chủng HPV này thuộc dạng lành tính và không giống như các chủng HPV gây bệnh sùi mào gà – một loại bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Virus HPV lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp da với da hoặc qua việc dùng chung vật dụng cá nhân. Virus sẽ đi vào trong vết xước trên da và gây ra mụn cóc ở các vùng da xung quanh. Nếu bạn bị mụn cóc phẳng, bạn cũng có thể lây nhiễm nó cho người khác thông qua những cơ chế tương tự.
AI CÓ NGUY CƠ BỊ MỤN CÓC PHẲNG ?
Mụn cóc phẳng là một dạng bệnh phổ biến, nó xảy ra trên khoảng 10% dân số. Hầu hết các trường hợp mụn cóc được phát hiện trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi. Mụn cóc phẳng là một trong 3 dạng bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay, nguy cơ mắc bệnh là tương đương ở cả nam và nữ giới.
Trẻ em có nguy cơ cao hơn người lớn bị mụn cóc phẳng bởi vì chúng thường bị trầy xước da do chạy nhảy chơi đùa và thường tiế xúc nhiều với các trẻ em khác tại trường học. Những thanh thiếu niên mới bắt đầu cạo râu cũng có nguy cơ cao hơn bị mụn cóc phẳng vì hành động này thường gây ra các vết xước.
Thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì thường bị mụn trứng cá, việc dùng tay tác động trực tiếp lên vùng da bị mụn cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm và tăng cao khả năng bị mụn cóc phẳng.
Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch kém hoặc đang bị suy giảm hệ thống miễn dịch do các bệnh lý có liên quan, hoặc những người đang thực hiện các biện pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, các loại thuốc, các bệnh mãn tính… có nguy cơ bị mụn cóc phẳng cao hơn người bình thường.
Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị mụn.
BỊ MỤN CÓC PHẲNG CÓ PHẢI ĐI KHÁM BÁC SĨ HAY KHÔNG ?
Mụn cóc phẳng là một bệnh lành tính, không gây đau đớn ngứa ngáy khó chịu và thường tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên bạn có thể có hoặc không đi khám bác sĩ tùy mức độ nghiêm trọng của mụn cóc.
Các trường hợp nên đi khám bao gồm:
+ Kích thước mụn cóc quá lớn hoặc vùng phát triển mụn quá rộng
+ Mụn cóc thay đổi hẳn màu da tự nhiên của bạn
+ Mụn cóc dẫn đến chảy máu
CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC PHẲNG
Mụn cóc phẳng thường tự biến mất mà không cần bất cứ biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên việc điều trị có thể rút ngắn thời gian cần thiết để mụn biến mất.
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện trên vùng da mặt, tay và chân. Vì thế việc điều trị cũng có thể hạn chế đáng kể khả năng tạo sẹo sau khi khôi phục.
1. Sử Dụng Thuốc
Đi khám bác sĩ nếu bạn muốn điều trị mụn cóc phẳng. Họ có thể kê cho bạn một loại kem có tác dụng trong trường hợp này, bao gồm:
+ Acid retinoic 0,05% kem, được gọi là tretinoin (AVITA, Refissa, Retin-A, Tretin-X)
+ Kem Imiquimod 5% (Aldara, Zyclara)
+ Kem 5- fluorouracil tại chỗ (Carac, Efudex, Fluoroplex, Tolak), 1% hoặc 5% kem
+ Các loại thuốc bôi khác không cần kê đơn bao gồm 5% benzoyl-peroxit (Del Aqua, NeoBenz Micro, Clearskin, EFFACLAR) có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
2. Phương Pháp Áp Lạnh:
Đối với mụn cóc phổ biến ở người lớn và trẻ lớn hơn, phương pháp áp lạnh (đóng băng) là điều trị phổ biến nhất. Điều trị này không phải là quá đau đớn. Nó có thể gây ra các đốm đen ở những người có làn da sẫm. Nó được phổ biến để điều trị nhiều lần.
3. Đốt Điện Và Nạo:
Thuật ngữ đốt điện là một cách điều trị tốt cho mụn cóc thông thường, mụn cóc filiform, và mụn cóc bàn chân. Nạo liên quan đến việc cạo (curetting) mất đi mụn cóc với một con dao nhọn hay nhỏ, công cụ hình muỗng. Hai thủ tục thường được sử dụng cùng nhau. Các bác sĩ da liễu có thể loại bỏ các mụn cóc bằng cách cạo nó đi trước khi hoặc sau khi phẫu thuật điện. Excision: Bác sĩ có thể cắt ra mụn cóc (cắt bỏ).
4. Laser Điều Trị:
Điều trị Laser là một lựa chọn, chủ yếu là mụn cóc mà không đáp ứng với liệu pháp khác. Trước khi điều trị bằng laser, các bác sĩ da liễu có thể làm tê liệt các mụn cóc bằng cách tiêm thuốc gây mê (shot).
5. Liệu Pháp Miễn Dịch:
Điều trị này sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại mụn cóc. Liệu pháp này được sử dụng khi mụn cóc vẫn còn mặc dù phương pháp điều trị khác. Một trong những loại miễn dịch liệu liên quan đến việc áp dụng một loại hóa chất, chẳng hạn như diphencyprone (DCP), để mụn cóc. Một phản ứng dị ứng nhẹ xảy ra xung quanh mụn điều trị. Phản ứng này có thể gây ra mụn cóc mất. Sự tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, mang đến cho cơ thể khả năng chống lại virus.
PHÒNG NGỪA SAU MỤN CÓC PHẲNG
Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc phẳng thường biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sau khi đã khỏi hẳn mụn cóc, người bệnh vẫn có thể tái phát mụn trở lại thậm chí nó còn lan rộng hơn.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn cóc phẳng quay trở lại là tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách ăn uống đủ chất, tập thể dục, ngủ đủ giấc và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Mụn cóc phẳng là do một loại virus HPV gây nên và lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp. Dưới đây là những gì bạn cần làm để phòng ngừa lây lan hoặc ngăn bệnh lây sang người khác:
+ Không chà sát, nắn bóp hoặc trích mụn cóc.
+ Rửa tay sau khi chạm hoặc sau khi thoa thuốc điều trị mụn cóc
+ Không chạm vào mụn cóc trên người khác
+ Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, quần áo… bất cứ đồ dùng cá nhân nào khác ngay cả khi hai người không bị mụn
+ Giữ làn da sạch sẽ và khô
Các biện pháp đơn giản bên trên sẽ không giúp bạn ngăn ngừa hoàn toàn khả năng lây lan mụn cóc dạng phẳng. Nhưng nó có thể ngăn chặn đáng kể tình trạng này.
Đừng quên đi khám bác sĩ da liễu khi bạn nhận thấy mụn cóc phẳng xuất hiện kèm theo những triệu chứng bất thường, có dấu hiệu nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau thời gian dài.
kỳ Duyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.