Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ mắc hội chứng Asperger – rối loạn phát triển – ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng. Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần. Các yếu tố dẫn đến tình trạng này thường khác nhau, có thể bao gồm sinh non, sinh nhẹ cân, biến chứng khi sinh hay ốm khi mang thai. Bất kỳ chứng rối loạn nào cũng có khả năng khiến cuộc sống tương lai của một đứa trẻ trở nên khó khăn, việc phát hiện sớm rất quan trọng để có hướng điều trị.
1. RỐI LOẠN THÁCH THỨC CHỐNG ĐỐI (ODD)
Rối loạn thách thức chống đối là một hành vi gây hại phổ biến ảnh hưởng đến trẻ. Triệu chứng của ODD là:
- Tức giận, bùng phát những cơn thịnh nộ, thường xuyên giận dữ, ngang bướng hay cãi cọ người lớn.
- Chống lại quy tắc, quấy rầy người khác, đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình.
- Cố tình không tôn trọng các quy tắc, luôn đặt câu hỏi: “Tại sao phải như vậy?”.
- Hằn học và thù hận ai đó/cái gì đó ít nhất 2 lần trong 6 tháng gần đây.
2. RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC (CD)
Những trẻ mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác thường có hành vi gian lận và không tuân theo quy tắc. Ở Mỹ, có khoảng 5% trẻ em dưới 10 tuổi mắc chứng rối loạn này. Những hành vi của chứng rối loạn xử lý cảm giác là :
- Không tuân theo quy tắc bố mẹ hay nhà trường đưa ra, thường xuyên trốn học.
- Lạm dụng rượu, thuốc lá, ma túy khi còn nhỏ.
- Hiếu chiến, đánh đập vật nuôi, sử dụng vũ khí.
- Hay nói dối, thích làm những hành vi phạm tội như trộm cắp, đốt tài sản, đột nhập vào nhà người khác, bỏ nhà.
- Có xu hướng tự tử (rất hiếm).
3. RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có liên quan đến hành vi tập trung, bốc đồng ở trẻ, biểu hiện là :
- Khó tập trung vào một vấn đề.
- Không định hướng được khi nói chuyện với trẻ.
- Khó nhớ kiến thức học ở trường hay lời hướng dẫn, khó tập trung vào chi tiết.
- Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập.
- Khó khăn bày tỏ cảm xúc.
- Hay quậy phá, dễ nổi giận.
4. RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
Trẻ mắc chứng rối loạn nhân cách thường trở nên thờ ơ với vấn đề của người khác. Chứng rối loạn này thường trở nên trầm trọng hơn khi lớn tuổi, dẫn đến các hoạt động phi pháp và phi đạo đức. Được biểu hiện qua các hành vi:
- Trẻ dễ bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực
- Dễ bị kích thích, hay đau khổ, lo âu, giận dữ,
- Tránh né những người khác,
- Hỗn hào với cha mẹ, anh em, người lớn tuổi.
5. KHÔNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI
Phát triển kỹ năng xã hội là khả năng học cách giao tiếp, chơi và xây dựng mối quan hệ với người khác. Mặc dù quá trình này kéo dài suốt cuộc đời, song năm đầu tiên của bé là thời điểm rất quan trọng và thú vị, khi bé có thể học tập những kỹ năng này nhanh chóng. Triệu chứng của việc không phát triển kỹ năng xã hội là :
- Trẻ rất khó khăn khi bắt chuyện, duy trì tiếp xúc mắt, không cười với người khác.
- Khóc nhiều hơn bình thường trong các tình huống mới có liên quan đến những người khác, hoặc ở nơi xa lạ.
- Muốn được bế liên tục trong các tình huống xã hội, ngay cả với những người tương đối quen biết.
- Khó cảm thấy thoải mái trong các tình huống xã hội.
6. TỰ KỶ
Các triệu chứng tự kỷ có thể được quan sát sớm nhất khi trẻ 2 tuổi. Đến lúc lên 5, các triệu chứng thường trở nên dễ nhận thấy hơn và đây cũng là độ tuổi phổ biến khi trẻ bắt đầu bị chẩn đoán tự kỷ. Theo thống kê, con gái mắc chứng tự kỷ ít hơn bốn lần so với con trai. Triệu chứng của những bé tự kỷ là :
- Khó khăn trong giao tiếp, đặc biệt là với những người bé không quen biết.
- Vô ý thức như vỗ vào một bề mặt thật lâu, lắc lư người liên tục hoặc đặt đồ chơi thành các hàng dựa trên nguyên tắc mà bé tự tạo ra.
- Trẻ sợ hãi trước bất kỳ sự thay đổi nào.
7. CHỨNG KHÓ VIẾT (RỐI LOẠN VIẾT CHỮ)
Chứng rối loạn này ngăn trẻ học viết đúng chính tả. Nó chủ yếu xảy ra ở trẻ có vấn đề về mắt hoặc tai, hoặc những người mắc ADHD. Cha mẹ có thể quan sát qua các dấu hiệu:
- Trẻ luôn nhầm lẫn các âm tương tự.
- Trẻ hay thêm chữ cái vào các từ, thay đổi vị trí các âm tiết hoặc thậm chí bỏ qua chúng hoàn toàn.
- Khó để đọc những gì trẻ viết ngay cả khi trẻ cố gắng hết sức và viết chậm, trẻ hay trộn lẫn các từ vào nhau.
8. CHỨNG KHÓ ĐỌC
Theo thống kê, 70-80% người gặp khó khăn trong việc đọc thực sự mắc chứng khó đọc. Chứng rối loạn này thường là bẩm sinh và có thể được điều trị nếu trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa kịp thời. Bạn có thể chẩn đoán chứng khó đọc nếu trẻ có các triệu chứng sau:
- Trẻ đọc rất kém, mặc dù các kỹ năng khác về toán, nghệ thuật và viết đều ổn.
- Trẻ có thể đọc nhưng không thể kể lại những gì vừa đọc vì không hiểu ý nghĩa của văn bản.
- Trẻ thường để đầu óc trên mây, cầm bút sai cách.
Hy vọng qua bài viết Các dấu hiệu rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ mà thuocthang.com.vn đã đăng tải mà các bố mẹ có thể quan sát thêm được các dấu hiệu của trẻ nhỏ kịp thời và điều trị, hướng dẫn bé tích cực, lành mạnh hơn.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.