Cam thảo ở nước ta hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Đa số mọi người đều biết cam thảo có loại khô, vị ngọt và được dùng làm nước uống giúp thanh nhiệt. Tuy Nhiên Cam thảo còn rất nhiều tác dụng như chữa các bệnh về đường hô hấp, giải cảm, tốt cho tim phổi, điều trị viêm loét dạ dày…
Thông Tin Chung
+ Tên thường gọi: Cam thảo đất
+ Tên khác: Cam thảo nam, Dạ cam thảo, thổ cam thảo, tứ thời trà...
+ Tên tiếng Anh:
+ Tên khoa học: Scoparia dulcis L.
+ Thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae
Mô tả
Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt.
Ra hoa quả vào tháng 5-7.
Bộ Phận Dùng
+ Toàn cây - Herba Scopariae.
Nơi Sống Và Thu Hái
Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần.
Những Vị Thuốc Mang Tên Cam Thảo Được Dùng Ở Việt Nam:
- Cam thảo bắc.
- Cam thảo đất.
- Cam thảo dây.
Hai vị sau được gọi chung là cam thảo nam, vị hơi ngọt, tác dụng không giống như cam thảo bắc. Riêng hạt cam thảo dây lại có chất độc.
Cam thảo bắc là 1 trong 10 vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc.
Theo Đông y, sinh cam thảo (cam thảo sống) vị ngọt, tính bình; chích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt, tính ôn. Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị. Cụ thể là nó giảm nhẹ hoặc hòa hoãn độc tính của các vị thuốc độc (như phụ tử), mạnh (như đại hoàng) hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ (như hoàng cầm tính lạnh, phối hợp với đẳng sâm tính ấm). Nếu làm thuốc bổ thì dùng chích cam thảo, để giải nhiệt thì dùng sinh cam thảo.
Thành Phần Hóa Học
Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, b-sitosterol và (+) manitol.
Một Số Công Dụng Của Cây Cam Thảo
Từ lâu cam thảo là một vị thuốc trị cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản. Cam thảo giúp long đờm, làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp đồng thời hỗ trợ điều trị dị ứng, viêm mũi dị ứng và hạ sốt, giảm đau đầu.
Pháp luật và xã hội cho hay, trong cam thảo có chứa deglycyrhizinate có tác dụng góp phần vào việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nơi bị loét dạ dày.
Cam thảo có thể bảo vệ các niêm mạc dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dày. Từ đó bảo vệ niêm mạc khỏi dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét. Bên cạnh đó, cam thảo có chứa flavonoidcó thể giupps ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hellicobacter pylori gây loét dạ dày ở hầu hết các bệnh nhân.
Cam thảo kích hoạt các interferon trong cơ thể từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch. Các interferon này là dạng protein do tế bào cơ thể sản sinh ra khi bị virut tấn công nhằm ngăn không cho virut phát triển, phòng ngừa các bệnh do virut đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra.
Flavonoid và estrogen là 2 chất chứa trong cam thảo có tác dụng là giảm các triệu chứng khó chịu liên quan tới thời kỳ mãn kinh như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó chịu,…đồng thời giảm đau hiệu quả cơ đau trước kì kinh nguyệt.
Cam thảo có tác dụng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol bằng việc tăng lưu lượng mật trong cơ thể. Cholesterol dư thừa trong cơ thể có thể được loại bỏ bơi acid và cam thảo cũng có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol gây hại dẫn tới bệnh tim mạch.
Trong rễ cây cam thảo có chứa hợp chất acid glycyrhizic có tác dụng tăng cường chức năng của tuyến thượng thận. Acid glycyrhizic này khiến chậm quá trình phân hủy các hóc môn cortisol từ đó đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài tình trạng trầm cảm, mệt mỏi mãn tính và lo lắng.
Cam thảo thường được dùng trong các trường hợp viêm da như chàm, viêm da dị ứng, vảy nến, ngứa và khô da,…
Liều Dùng Thông Thường Của Cam Thảo Là Gì?
Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:
Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.
Liều Dùng Thông Thường Để Phục Hồi Sau Giải Phẫu:
Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.
Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.
Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):
Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Bạn Sẽ Gặp Tác Dụng Phụ Nào Khi Dùng Cam Thảo?
Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.
Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.
Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trước Khi Dùng Cam Thảo, Bạn Nên Lưu Ý Những Gì?
Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng cây cam thảo.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:
+ Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
+ Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào khác
+ Bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cam thảo hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo dược khác
+ Bạn đã hoặc đang mắc bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác
+ Bạn dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
+ Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cam thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: