Y học cổ truyền cho rằng cây dâu tằm có rất nhiều công dụng như bồi bổ can thận, điều trị đau nhức xương khớp, điều trị mất ngủ… Ngày nay các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu tằm cho thấy, kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cây Dâu Tằm
Từ ngày xưa, ông bà ta đã ưu ái gọi cây dâu tằm với tên gọi là “tiên dược”, bởi có rất ít loại cây nào có thể sử dụng được hết tất cả các bộ phận để làm thuốc chữa bệnh vô cùng tốt. Do đó, nếu nhà bạn có trồng sẵn cây dâu tằm hay chăm bón thật tốt cho nó nhé ! Vì đây là loài cây quý trời ban và hơn hết, biết đâu được sẽ đến lúc bạn cần đến nó để chữa bệnh cho gia đình của mình.
– Vỏ rễ của cây dâu tằm có thể dùng để chữa ho, hoặc thậm chí là chứng bệnh ho ra máu, phù thũng, tiểu ít,…
– Đối với lá dâu bạn có thể chữa cảm mạo, họng đau, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt sống, phát ban đỏ, chữa huyết áp cao, chữa bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, đối với bệnh ho bạn cũng có thể dùng lá dâu tằm để chữa nhé !
– Cành dâu non thì được dùng để chữa bệnh tê thấp, hay chân tay co quắp.
– Đọt dâu non còn giúp các chị em chữa bệnh sưng tuyến vú nữa đấy !
– Quả dâu tằm chữa được bệnh tiểu đường, bệnh lao, mắt mờ, ù tai và bệnh thiếu máu.
– Đặc biệt, có một bộ phận có trên cây dâu mà bạn tưởng rằng chúng chẳng liên quan, chẳng có tác dụng gì như tầm gửi trên cây dâu lại có thể dùng để trị bệnh phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối, đối với phụ nữ có thể dùng để trị động thai, đau bụng.
– Hay tổ bọ ngựa có trên cây dâu tằm cũng dùng để chữa ho lao, đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, di tinh, bạch đới, đái đục, đi tiểu không nín được.
Ngoài ra, cây dâu tằm còn dùng để làm đẹp, chữa rụng tóc, cải thiện tình trạng tóc bạc sớm, bạc nhiều cho mọi người nữa đấy nhé !
Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Dâu Tằm
Sau khi xem qua các tác dụng của cây dâu tằm trên đây chắc hẳn rất nhiều người đã ngạc nhiên về những gì mà nó làm được. Dưới đây sẽ là những chia sẻ về một số bài thuốc quý từ cây dâu tằm mà bạn nên biết để có thể thực hành khi cần thiết.
– Chữa đau mắt: Bạn hái lá dâu tằm tươi đem giã nát, sau đó phơi khô, đốt thành bột than, cho bột than vào lượng nước vừa đủ, nấu sôi rồi để nguội, khi nước còn hơi ấm thì lấy nước đó rửa mắt.
– Chữa đau lưng: Bạn hái những quả dâu tằm đã chín, rửa sạch, ngâm với rượu khoảng vài tuần, sau đó uống mỗi ngày một ít. Đây là bài thuốc chữa đau lưng rất hiệu quả đã được nhiều người thực hiện qua.
– Chữa các chứng ho lâu ngày, ho khan và ho ra máu: Bạn lấy rễ cây dâu đem đi rửa sạch, bóc lấy phần vỏ, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, ngâm vào nước vo gạo để trong vòng 24 giờ, phơi khô rồi đem đi rang/sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào bình/hủ đậy kín, mỗi lần uống chỉ cần lấy ra khoảng 10-16g đem sắc với nước uống. Nếu không thuyên giảm nhiều bạn có thể kết hợp thêm 10g vỏ rễ cây chanh cũng đem đi rang/sao vàng hạ thổ, sắc uống để giúp bệnh mau khỏi hơn.
– Chữa bệnh huyết áp cao: Bạn hái lá dâu tằm vừa bằng một nắm nhỏ, và 1 con cá diếc tươi ngon. Cá diếc bạn dùng nước muối để làm sạch nhớt trên mình cá, không mổ lấy ruột ra, bạn để nguyên con đem luộc rồi gỡ lấy thịt cá nấu canh cùng lá dâu, ăn cả nước và cái sẽ giữ huyết áp ổn định.
– Chữa hứng tiểu buốt: Bạn tìm bắt tổ bọ ngựa có trên cây dâu tằm, đem nướng khô rồi tán nhỏ, uống với rượu lúc bụng đói. Bạn uống khoảng từ 2-3 lần chứng tiểu buốt sẽ hết.
– Chữa tiểu đường: Quả dâu tằm bạn ép ra nước rồi cô thành cao. Lấy 5g cho mỗi lần uống và uống 3 lần/ngày. Liều dùng có thể dao động từ 12 – 20g.
– Chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và ra mồ hôi tay ở người lớn: Các mẹ hái lá dâu non đem nấu canh với tôm hoặc tép. Hoặc dùng 12g lá dâu, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, bạc hà, 4g cam thảo, 8g cát cánh, 20g lô căn, sắc nước uống.
– Sơ cứu khi bị chảy máu cam: Khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm, vò nhẹ, nhét vào mũi, máu sẽ nhanh chóng được cầm lại.
– Tẩy giun sán xơ mít: Bạn dùng dao cạo lấy phần vỏ trắng trên cành dâu tằm khoảng 3 nắm tay, 3 chén nước, đun sôi chỉ còn 1 chén. Nên uống vào buổi sáng khi bụng còn đói, uống 2-3 lần sán sẽ được diệt sạch.
– Chữa rụng tóc, tóc bạc sớm: Khi bạn bị rụng tóc nhiều hay tóc bạc sớm hãy uống thường xuyên nước quả dâu ngâm đường, chúng có thể giúp tóc bạn đen hơn và mọc nhiều hơn.
– Làm đẹp: Lá dâu tằm kết hợp cùng mè đen và 1kg thục địa, 200g liên nhục đã được tán nhỏ, trộn đều với mật ong, sau đó vo viên lại để vừa uống, chia đều 5g để hằng ngày uống, uống 2 cử sáng và tối. Với bài thuốc này thích hợp cho những ai bị sạm, nám da, khi dùng một thời gian ngắn bạn sẽ thấy da của bạn sẽ mịn màng và hồng hào hơn. Bài thuốc này duy trì uống lâu dài sẽ còn có tác dụng kinh ngạc hơn là gân cốt rắn chắc hơn, khí huyết dồi dào, tăng thính lực và tăng tuổi thọ.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…